Ung thư nói chung và ung thư phổi có lây không?

Biết được ung thư và ung thư phổi có lây không sẽ giúp chúng ta có được cách chăm sóc người bệnh phù hợp mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân. Vì thế, theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chính xác bạn nhé!

1. Ung thư phổi có lây không? Bệnh ung thư phổi di căn có lây không?

Một số người cho rằng, ung thư phổi có thể lây truyền qua không khí do tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, họng sau khi bệnh nhân ho, sổ mũi… Liệu quan niệm này có đúng không?

Đối với câu hỏi, bệnh ung thư phổi có lây không thì câu trả lời là không. Tất cả các giai đoạn của ung thư phổi, kể cả giai đoạn khối u đã di căn, sẽ không lây từ người sang người. Do đó, người nhà không cần quá lo lắng, tìm hiểu các biện pháp phòng tránh lây bệnh khi chăm sóc cho người bị ung thư phổi.

Ung thư phổi không lây nhiễm.
Ung thư phổi không lây nhiễm.

2. Bệnh ung thư có lây không?

Bệnh ung thư có lây không? Nếu có, lây qua đường nào luôn là mối bận tâm lớn của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Nếu ung thư lây lan, việc chăm sóc sẽ trở nên khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ đến cả tâm lý người bệnh. Dưới đây sẽ là câu trả lời chính xác để bệnh nhân và người nhà hiểu rõ hơn về khả năng lây lan của ung thư.

Ung thư có lây không? Ung thư không được xếp vào nhóm bệnh lây nhiễm. Điều này có nghĩa là ung thư không thể lây từ người này sang người khác qua các con đường như ăn uống, hít thở, quan hệ tình dục, tiếp xúc máu người bệnh, dùng chung đồ dùng cá nhân…

Ung thư là bệnh lý ác tính, xảy ra do sự xuất hiện của các tế bào không bình thường, sinh trưởng mất kiểm soát, sau đó hợp thành khối u. Nguyên nhân có thể do môi trường, di truyền, nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus…

Ung thư không được xếp vào nhóm bệnh lây nhiễm.
Ung thư không được xếp vào nhóm bệnh lây nhiễm.

Ung thư lây qua đường nào? Sau khi biết bệnh ung thư không lây nhiễm, thì chúng ta cũng biết được, không có con đường lây lan bệnh ung thư. Tuy nhiên, một số loại virus có thể gây ung thư lại lây truyền từ người này sang người khác thông qua một số con đường như máu, hít thở chung bầu không khí, tình dục, ăn uống, truyền từ mẹ sang con…

Một ví dụ điển hình là virus HPV, có thể gây ung thư cổ tử cung, dương vật, vòm họng, âm đạo, âm hộ… lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm virus HPV.
  • Tiếp xúc tay, miệng với cơ quan sinh dục của người nhiễm virus HPV
  • Dùng chung vật dụng cá nhân với người nhiễm HPV
  • Lây truyền từ mẹ sang con

3. Bệnh phổi có lây không?

Bên cạnh ung thư phổi thì các bệnh về phổi có lây không cũng là mối bận tâm của nhiều người. Bởi vì có quan niệm, bệnh phổi liên quan đến hô hấp nên dễ dàng lây lan trong không khí.

Trên thực tế, không phải bệnh phổi nào cũng lây truyền từ người này sang người khác. Dưới đây sẽ là giải đáp chi tiết về các bệnh về phổi thường gặp:

  • Viêm phổi: Viêm phổi sẽ không lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, vi khuẩn và virus gây viêm phổi lại có thể lây nhiễm. Chúng thường lây truyền qua dịch tiết mũi họng bắn vào không khí.
  • Lao phổi: Đây là tình trạng nhiễm trùng phổi do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp, tình dục, từ mẹ sang con, sinh hoạt…
  • Viêm phế quản: Các ống dẫn khí trong phổi bị viêm do nhiễm trùng vi khuẩn, virus, hoặc do môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói bụi… Bệnh có thể lây qua nhiều con đường như hô hấp, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh…
Lao phổi là bệnh có khả năng lây nhiễm.
Lao phổi là bệnh có khả năng lây nhiễm.

4. Làm thế nào để phòng ngừa ung thư phổi và các bệnh về phổi?

Để không mắc các bệnh liên quan đến phổi, việc chủ động phòng ngừa là rất cần thiết. Dưới đây là các biện pháp giúp ngừa ung thư phổi và các bệnh về phổi.

  • Bỏ hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc: Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi cũng như các loại ung thư khác. Khói thuốc lá chứa hàng ngàn chất độc hại, thậm chí còn chứa cả chất gây ung thư.
Bỏ hút thuốc để ngăn ngừa bệnh về phổi.
Bỏ hút thuốc để ngăn ngừa bệnh về phổi.
  • Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Bạn nên tăng cường hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa vào chế độ ăn. Như vậy vừa giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Ngoài ra, chúng ta nên hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, chứa chất bảo quản, chứa nhiều muối, đường…

Xem thêm: Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì? Dấu hiệu, triệu chứng

  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe tổng quát, duy trì cân nặng ở mức phù hợp, cải thiện chức năng phổi cũng như hệ hô hấp.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường độc hại: Hóa chất, khói bụi, khí thải xe cộ… Nếu có thể, hãy sử dụng máy lọc không khí để không gian sống trong lành hơn.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ: Nhớ rửa tay bằng xà phòng đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, sổ mũi để hạn chế mắc bệnh đường hô hấp.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc: Chúng ta nên đeo khẩu trang khi cần thiết và tránh tiếp xúc với người mắc bệnh phổi có khả năng lây nhiễm như lao phổi, viêm phế quản…
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như chén, đũa, cốc uống nước… với người mắc bệnh phổi và người khác.
  • Giữ ấm cơ thể, không để cơ thể bị lạnh đột ngột.
  • Tiêm phòng vacxin lao phổi, viêm phổi theo hướng dẫn của người có chuyên môn.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh về phổi cũng như ung thư phổi để điều trị dễ dàng hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú ý các dấu hiệu của ung thư phổi như ho kéo dài, khó thở, ho ra máu, tức ngực, mệt mỏi, sụt cân…

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi “ung thư phổi có lây không” cũng như cách phòng ngừa bệnh về phổi và ung thư phổi. Nếu bạn còn câu hỏi nào, vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 6527 để được dược sĩ của Thế Giới Fucoidan tư vấn trực tiếp nhé! 

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN