Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh gì? 4 dấu hiệu nhận biết căn bệnh này

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến ở nam giới, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo độ tuổi, và tầm khoảng 60% trường hợp được chẩn đoán ở người trên 65 tuổi. Dù vậy, ung thư tuyến tiền liệt lại được đánh giá là căn bệnh có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm. Vậy ung thư tuyến tiền liệt do nguyên nhân nào gây ra. Đâu là dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh này. Hãy cùng Thế Giới Fucoidan tìm hiểu nhé!

1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì? 

Tuyến tiền liệt là một phần của hệ tiết niệu nam giới. Tuyến này nằm ở phía dưới bàng quang và bao quanh ống dẫn nước tiểu (ống đái) khi nước tiểu từ bàng quang chảy ra ngoài cơ thể. Tuyến này có nhiệm vụ sản xuất chất lỏng tiết niệu. Và góp phần tạo nên một phần của tinh dịch nam giới. Ung thư tuyến tiền liệt (Prostate cancer) là một căn bệnh ác tính (ung thư) xuất phát từ các tế bào của tuyến tiền liệt. K tuyến tiền liệt xuất phát khi các tế bào bình thường trong tuyến tiền liệt trở nên bất thường và bắt đầu tăng sinh một cách không kiểm soát, tạo thành khối u ác tính. K tuyến tiền liệt thường phát triển chậm và có thể không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới trên 50 tuổi, tuy nhiên cũng đang dần có nguy cơ trẻ hóa. 

Ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tiền liệt tuyến

2. Dấu hiệu nhận biết căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Tuy nhiên, khi khối u bắt đầu phát triển lớn hơn hoặc lan ra các khu vực lân cận, có thể xuất hiện một số dấu hiệu và triệu chứng. Dưới đây là một số dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt khá thường gặp:

  • Tiểu đêm, tiểu buốt: Một trong những dấu hiệu phổ biến của ung thư tuyến tiền liệt là cảm giác tiểu buốt, đặc biệt vào ban đêm. Điều này có thể xảy ra khi khối u tăng cỡ và tạo áp lực lên ống tiểu.
  • Tiểu khó: ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra sự chèn ép hoặc cản trở dòng nước tiểu. Từ đó dẫn đến tình trạng tiểu khó, tiểu không hết bãi. 
  • Tiểu ít lượng hoặc tiểu nước tiểu màu máu: Tiểu ít hơn thường xuyên hoặc nước tiểu có màu máu có thể là dấu hiệu của sự tổn thương đối với tuyến tiết niệu nội tiết tiền liệt. 
  • Đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới: ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới, xương chậu, lưng, hoặc khu vực hậu môn.
  • Sự thay đổi về chức năng tình dục: ung thư tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng đến khả năng cương cứng, xuất tinh, hoặc gây ra sự thay đổi về tình trạng tinh dịch.
Vị trí của tiền liệt tuyến
Vị trí của tiền liệt tuyến

3. Nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh k tuyến tiền liệt

Cho đến nay, nguyên nhân nào gây ra K tuyến tiền liệt vẫn chưa được kết luận. Tuy nhiên có một số yếu tố được cho là làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Sau đây là một số yếu tố đó:

  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc K tuyến tiền liệt tăng theo độ tuổi. Nó thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi và tăng đáng kể ở người trên 65 tuổi. 
  • Yếu tố di truyền: Nếu có người thân trong gia đình (cha, anh em) từng mắc ung thư tuyến tiền liệt, bạn có nguy cơ cao hơn mắc bệnh. Tuyến tiết niệu nội tiết tiền liệt có thể bị ảnh hưởng bởi di truyền, tạo ra một sự gia tăng nguy cơ.
  • Dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống giàu chất béo, đặc biệt là từ thịt đỏ và thực phẩm chế biến, có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau cải xanh, rau quả tươi cũng như omega-3 từ cá có thể giúp giảm nguy cơ.
  • Môi trường và chất độc hại: Tiếp xúc với môi trường có chứa các hợp chất hóa học độc hại, chẳng hạn như chất cản trở hormone, cũng có thể góp phần đến tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Lối sống: Lối sống không lành mạnh, như không tập thể dục thường xuyên, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Với những nguy cơ mà Thế Giới Fucoidan đưa ra, chúng ta hoàn toàn có khả năng cải thiện chúng để giảm nguy cơ mắc bệnh. 

4. Điều trị K tuyến tiền liệt ra sao? Có chữa khỏi được không

Có 4 phương pháp chính được dùng để điều trị K tuyến tiền liệt như sau:

  • Phẫu thuật : Đây là phương pháp phẫu thuật loại bỏ toàn bộ hoặc một phần của tuyến tiết niệu tiền liệt. Phẫu thuật có thể thực hiện qua cách tiếp cận cắt bụng (mở bụng) hoặc cách tiếp cận tiểu quản (robotic-assisted prostatectomy hoặc laparoscopic prostatectomy).
  • Xạ trị : Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt. Thời gian điều trị kéo dài 6 – 7 tuần. Xạ trị thường được áp dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn muộn. Xạ trị có những tác dụng phụ như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiểu tiện, rối loạn cương dương. 
  • Dùng sóng siêu âm hội tụ (HIFU): HIFU là biện pháp sử dụng sóng siêu âm để phá hủy tế bào ung thư bằng nhiệt. Phương pháp này có khả năng tái phát sẽ cao hơn so với xạ trị ngoài và cũng có một số biến chứng nhất định. Tuy vậy, ưu điểm là ít tác dụng phụ hơn. 
  • Điều trị nội tiết: Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng nội tiết chỉ áp dụng cho những bệnh nhân đã có di căn hạch hoặc di căn xa. Mục đích của điều trị nội tiết là cắt đứt nguồn cung cấp testosterone làm cho tế bào ung thư không phát triển. Có hai phương án là cắt bỏ tinh hoàn và tiêm thuốc với liệu trình 28 ngày/lần, liên tục trong ít nhất 6 – 12 tháng. 

Xem thêm: Bệnh nhân ung thư nên ăn gì, những lưu ý trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư

Hóa trị ung thư tiền liệt tuyến
Hóa trị ung thư tiền liệt tuyến

5 Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân 

Trong quá trình điều trị bên cạnh các biện pháp y học chế độ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Chế độ ăn đúng đắn giúp cung cấp dưỡng chất để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và tối ưu hóa quá trình điều trị. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng: 

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Bao gồm các loại rau cải xanh, rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu giúp cải thiện tiêu hóa, duy trì cân nặng và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
  • Thực phẩm giàu protein: Như các loại thịt gia cầm, cá cung cấp nguồn đạm là yếu tố quan trọng giúp duy trì cơ bắp và sức khỏe tổng thể. Bệnh nhân trong quá trình điều trị cần bổ sung đủ lượng đạm tránh mất cơ. 
  • Chất béo lành mạnh: Bao gồm chất béo từ các loại dầu thực vật như olive, hạn chế sử dụng chất béo từ động vật. 
  • Ăn đa dạng thực phẩm: Duy trì chế độ ăn uống đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, uống đủ nước. Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn. 

Xem thêm: [CHIA SẺ] Top 3 sữa hạt cho người ung thư

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

6. Kết luận 

Ung thư tuyến tiền liệt là một căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe nam giới. Hy vọng rằng với bài viết này, Thế Giới Fucoidan đã đưa ra khái niệm chi tiết về căn bệnh này. Cũng như các dấu hiệu nhận biết sớm để điều trị hiệu quả hơn. Nhìn chung, những triệu chứng của bệnh không rõ ràng và thường bị bỏ qua. Do đó, việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe sẽ là cách đơn giản để phát hiện bệnh sớm nhất. Quý độc giả có bất cứ điều gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ ngay đến số máy 1800 6527 để dược sĩ hỗ trợ. 

 

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN