Ung thư vòm họng có chữa được không? Phương pháp điều trị là gì?

4.7/5 - (22 bình chọn)

Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính, gây tử vong cho khoảng 12% trường hợp mắc bệnh hàng năm tại Việt Nam. Tỷ lệ mắc ung thư vòm họng ở nam giới cao hơn gấp 2-3 lần so với nữ giới, đang có sự gia tăng của căn bệnh này ở phụ nữ. Vậy ung thư vòm họng có chữa được không và dưới đây là câu trả lời.

Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng (K vòm họng) là bệnh lý ác tính, mà các tế bào bất thường có thể khởi phát ở nhiều phần khác nhau trong khu vực họng. Cụ thể,ở phần sau mũi phía trên họng (gọi là mũi hầu), ở phần giữa họng (gọi là hầu họng), và phần dưới cùng của họng (gọi là hạ hầu hoặc hạ họng). K vòm họng thuộc nhóm ung thư vùng đầu và cổ.

Ung thư vòm họng (K vòm họng)
Ung thư vòm họng (K vòm họng)

Nguyên nhân gây ra loại ung thư này là do nhiều yếu tố khác nhau. Tùy thuộc vào giai đoạn và vị trí của bệnh, người bị K vòm họng sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của các loại K vòm họng này là chúng đều bắt nguồn từ tế bào vảy. Tế bào vảy có hình dạng phẳng, mỏng, giống như hình vảy của cá.

Ung thư vòm họng được chia thành 3 loại chính:

  • Ung thư mũi hầu: Đứng đầu trong danh sách các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ và xếp thứ sáu trong nhóm các loại ung thư cực kỳ nguy hiểm. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp đôi so với nữ giới. Tuy nếu được phát hiện và điều trị sớm, K vòm họng có khả năng điều trị thành công.
  • Ung thư hầu họng: Bao gồm thành sau họng, khẩu cái mềm, amidan và đáy lưỡi.. Gần đây, loại ung thư này có xu hướng tăng dần, với nguyên nhân chính là do nhiễm virus gây u nhú ở người (ví dụ: HPV loại 16), lây qua đường quan hệ tình dục bằng miệng. Nguy cơ mắc bệnh ở nam giới cao gấp đôi so với nữ giới.
  • Ung thư hạ hầu: Hiếm gặp và hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của căn bệnh này.

Dấu hiệu ung thư vòm họng

Tế bào K vòm họng tiến triển chậm, triệu chứng của bệnh khó phát hiện, không đặc thù. Dưới đây là một số dấu hiệu ung thư vòm họng, cô bác anh chị có thể tham khảo để kịp thời chữa trị:

Nghẹt mũi

Tai – mũi – họng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ung thư vòm  họng có thể dẫn đến nghẹt mũi tái diễn liên tục. Hiện tượng này thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh, đi kèm với tiết chất nhầy và chảy máu. Vì vậy, nếu ai đó đang trải qua tình trạng nghẹt mũi kéo dài một bên, kèm theo chảy máu thì mau chóng đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.

Nghẹt mũi
Nghẹt mũi

Đau rát họng

Khối u ung thư phát triển tại vòm họng, tạo áp lực không mong muốn lên các tuyến bạch huyết và gây ra cảm giác đau rát họng thường xuyên, ngay cả khi  nuốt nước bọt. Tình trạng này làm việc nuốt thực phẩm khó khăn hơn do sự hiện diện của khối u ngay tại vùng vòm họng, tạo nên cảm giác đau nhức và không thoải mái. Ngoài ra, t thức ăn bám vào vùng này cũng gia tăng nguy cơ tắc nghẽn.

Mặc dù vậy, triệu chứng đau rát họng thường bị nhận nhầm với các vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp khác. 

Xuất hiện hạch ở cổ

Xuất hiện hạch ở cổ là dấu hiệu phổ biến và đặc trưng nhất của căn bệnh này. Từ 60 đến 90% trường hợp mắc phải bệnh sẽ có sự phình to của các hạch bạch huyết ở vùng cổ hoặc bên dưới hàm.

Xuất hiện hạch ở cổ
Xuất hiện hạch ở cổ

Hạch do K vòm họng ngày càng phình to, không giảm kích thước, điều này khiến cho người bệnh luôn có cảm giác đau nhức, khó chịu. Triệu chứng này tiên đoán tế bào K vòm họng đang bắt đầu lan ra và có khả năng di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, việc điều trị bệnh sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Ù tai

Ung thư vòm họng tạo ra trạng thái ám ảnh, khiến người bệnh trải qua cảm giác ù tai một bên. Khi bệnh tiến triển, tình trạng này xuất hiện liên tục, gây hại cho sức nghe, và có thể gây tổn thương cho màng nhĩ. Điều này mang lại không ít đau đớn và bất tiện cho người bệnh.

Ho có đờm

Chiến binh K vòm họng thường trải qua tình trạng ho dai dẳng, ho có đờm, có máu, tiếng nói khàn, thậm chí mất giọng. Những triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm và tái phát nhiều lần. Những loại thuốc thông thường chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng một cách tạm thời.

Ho có đờm
Ho có đờm

Đau đầu

Những người mắc ung thư vòm họng, thường xuất hiện triệu chứng đau đầu tập trung tại nửa đầu và lan tỏa sâu vào hốc mắt. Ban đầu, những triệu chứng này có thể không xuất hiện thường xuyên, nhưng khi khối u vòm họng phát triển và gây áp lực lên dây thần kinh, cường độ và tần suất đau đớn cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, người bệnh còn có thể trải qua cảm giác tê bì ở nửa vùng mặt tương ứng với phần bị đau đầu.

Thay đổi giọng nói

Khi khối u ung thư phát triển, gây áp lực và tác động lên các dây thanh âm trong cổ họng, dẫn đến sự biến đổi trong chất lượng giọng nói. Hiện tượng, khản tiếng và biến đổi về giọng nói không chỉ xuất phát từ ung thư, mà còn có thể do những vấn đề y tế khác gây ra.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài hơn 3 tuần và không thay đổi sau khi được điều trị bằng các loại thuốc thông thường, nên đến cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc về khả năng mắc K vòm họng.

Xẹm thêm: Ung thư dạ dày giai đoạn đầu dấu hiệu nhận biết

Ung thư vòm họng có chữa được không?

“Ung thư vòm họng có chữa được không?”đánh giá dựa trên tỷ lệ sống sót sau 5 năm. Tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết, ở việc người bệnh phát hiện ung thư ở giai đoạn nào. Nếu khối u đã lan sang các vùng khác trong cơ thể thì khả năng chữa trị thành công thấp hơn.

Thể trạng của bệnh nhân cũng quan trọng, tức là cơ thể phản ứng thế nào đối với phương pháp điều trị. Ngoài ra, khả năng tài chính của người bệnh cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Nói chung, trong giai đoạn đầu của bệnh, việc điều trị ung thư vòm họng thường mang lại hiệu quả tốt. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm thường dao động từ 60% đến 75%, điều này có nghĩa là cơ hội để bệnh nhân hồi phục và sống thêm ít nhất 5 năm là rất cao.

Trong giai đoạn đầu, việc điều trị ung thư vòm họng thường mang lại hiệu quả tốt
Trong giai đoạn đầu, việc điều trị ung thư vòm họng thường mang lại hiệu quả tốt

Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sót sau 5 năm sẽ thấp hơn, dưới 40%. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đối với chiến binh K vòm họng.

Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng

Dưới đây là 5 phương pháp điều trị K vòm họng thường được áp dụng:

Xạ trị 

Xạ trị sử dụng năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư trong vùng vòm họng. Loại xạ trị được chọn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: xạ trị từ bên ngoài, xạ trị proton, xạ phẫu lập thể, và xạ trị áp sát.

Trong trường hợp khối u nhỏ, xạ trị có thể là liệu pháp duy nhất. Ngược lại, kết hợp xạ trị và hóa trị đạt hiệu quả tốt hơn. Thời gian xạ trị sẽ được lập kế hoạch cụ thể cho mỗi bệnh nhân. Để tối ưu hóa hiệu quả xạ trị, bệnh nhân cần duy trì sức khỏe tốt và tuân thủ chế độ chăm sóc được hướng dẫn.

Hóa trị 

Hóa trị liệu sử dụng thuốc qua đường truyền, uống, hoặc tiêm trực tiếp vào khối u hoặc kết hợp cả hai để điều trị bệnh.

  • Kết hợp hóa trị và xạ trị để tăng hiệu quả của xạ trị.
  • Hóa trị được dùng sau xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót và tế bào ung thư di căn.
  • Hóa trị trước xạ trị có thể hỗ trợ trước khi thực hiện xạ trị độc lập hoặc cùng lúc.
Hóa trị 
Hóa trị

Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và thời gian sử dụng hóa trị cho từng trường hợp bệnh nhân.

Xem thêm: Chi phí hóa trị ung thư hết bao nhiêu? Cách tiết kiệm chi phí

Phẫu thuật

Phẫu thuật  tiêu diệt khối u và mô xung quanh là phương pháp điều trị ung thư. Tuy nhiên, không phải lúc nào phẫu thuật là lựa chọn đúng đắn do vị trí khó tiếp cận và các yếu tố như dây thần kinh sọ não, mạch máu. Thường, phẫu thuật chỉ thực hiện để loại bỏ hạch bạch huyết ở cổ hoặc ít khi cắt bỏ khối u vòm họng.

Liệu pháp Trúng đích

Thuốc nhắm trúng đích tác động vào thụ thể tăng trưởng biểu bì (EGFR), ngăn chặn tín hiệu tế bào ung thư phát triển và chia sẻ. Chúng thường được kết hợp với xạ trị hoặc hóa trị để tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc nhắm trúng
Thuốc nhắm trúng

Liệu pháp Miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch kích hoạt hệ thống miễn dịch để tấn công tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến tế bào bình thường. Thuốc miễn dịch thường được sử dụng khi ung thư tái phát sau hóa trị hoặc di căn đến các bộ phận khác.

Tóm lại, ung thư vòm họng vẫn có cơ hội điều trị nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đặc biệt, các chiến binh K vòm họng có thể tham khảo các sản phẩm Fucoidan để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhé! Mọi thắc mắc về bệnh ung thư, dinh dưỡng, Fucoidan, vui lòng liên hệ hotline 1800 6527 để được dược sĩ Thế Giới Fucoidan hỗ trợ nhanh nhất!

4.7/5 - (22 bình chọn)

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN