Tác dụng phụ của Fucoidan người dùng cần biết? Lời khuyên của dược sĩ

4.5/5 - (2 bình chọn)

Tác dụng phụ của Fucoidan vẫn là câu hỏi của nhiều người dùng Fucoidan. Nhiều người nghi ngại về tác dụng của Fucoidan. Các dược sĩ của Thế Giới Fucoidan từ những nghiên cứu có căn cứ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Vì sao người ung thư cần quan tâm đến tác dụng phụ của Fucoidan

Nếu bạn đang phân vân có nên mua Fucoidan để hỗ trợ điều trị ung thư không thì đừng chỉ quan tâm đến tác dụng. Mà cần xem xét thật kĩ tác dụng phụ mà Tảo nâu Fucoidan gây ra khi sử dụng lâu dài. Tác dụng phụ là tác dụng ngoài tác dụng chính, nó có thể có lợi hoặc có hại tùy vào trường hợp khác nhau.  Một ví dụ điển hình để hiểu rõ thêm về vấn đề này chính là các thuốc chống trầm cảm ba vòng gây ra tác dụng phụ là: khô miệng, bí tiểu tiện, táo bón. 

Tuy nhiên, với bệnh nhân bị trầm cảm và mắc kèm hội chứng ruột kích thích gây tiêu chảy thì sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng sẽ đem lại nhiều lợi ích; giảm tình trạng tiêu chảy ở bệnh nhân. Vậy còn tác dụng phụ của Fucoidan thì sao, tốt hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe? Fucoidan có tác dụng phụ không? Câu trả lời là có! Với mỗi người, tác dụng phụ sẽ biểu hiện, nhiều – ít, nặng – nhẹ khác nhau. Và không phải ai dùng Fucoidan cũng sẽ bị như vậy!

Tác dụng phụ của Fucoidan
Tác dụng phụ của Fucoidan có thật không?

2. Xác định biểu hiện và cấp độ tác dụng phụ

Đến tận bây giờ chưa hề có một tài liệu của các tổ chức y dược chính thống công bố rõ ràng từng tác dụng phụ của Fucoidan mà bạn có thể gặp phải. Tuy nhiên trong nhiều thập kỷ trôi qua, kể từ ngày Fucoidan được lưu hành phổ biến trên khắp thế giới. Hàng triệu bệnh nhân đã sử dụng Fucoidan. Hàng nghìn nghiên cứu đã được tiến hành. Thông qua phản ánh trực tiếp từ bệnh nhân cho thấy dùng Fucoidan có thể gây ra tác dụng phụ theo những cấp độ từ nhẹ đến nặng khác nhau.

2.1 Cấp độ nhẹ: sốt, tím bầm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Cách đây hơn 20 năm, nhà khoa học phát hiện ra Fucoidan có thể gây ra tác dụng phụ là tiêu chảy.  Ban đầu, nghiên cứu đó dự định là xác định tác dụng chống huyết khối, ngăn ngừa hình thành cục máu đông trên 17 người, trong vòng 1 tháng. Mỗi người sẽ được tiêm dưới da liều cao Fucoidan (6g/ngày). Kết quả cho thấy, trong 17 người đó có 6 người gặp tác dụng phụ là tiêu chảy. Tác dụng phụ này của Fucoidan là do công thức cấu tạo và đặc tính của Fucoidan gây nên. Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu dưới biển là một dạng chất xơ. Chất xơ này khi vào cơ thể sẽ hòa tan trong niêm mạc ruột, tạo thành dạng gel nhày. Thải ra ngoài, gây ra tình trạng mềm phân, tiêu chảy.

Ngoài ra, 1 phần Fucoidan vào cơ thể sẽ không được chuyển hóa bởi enzym tiêu hóa mà sẽ đào thải trực tiếp ra ngoài, khiến phân mềm hơn. Tác dụng phụ của Fucoidan ở mức độ nhẹ là tiêu chảy. Nhưng không phải cứ uống là sẽ bị. Bởi trong nghiên cứu, 17 người đó dùng liên tục trong 1 tháng với liều rất rất cao, lên đến 6g Fucoidan/ngày, mà còn là dùng đường tiêm, Fucoidan hấp thu gần như hoàn toàn vào máu. Trong khi bình thường để phòng bệnh chỉ cần uống 1-2g, để hỗ trợ chữa trị ung thư thì dùng liều 3-4g Fucoidan mà thôi. Hơn nữa, dùng đường uống thì độ hấp thu vào máu cũng thấp hơn đường tiêm rất nhiều. Nghĩa là nếu dùng đúng theo hướng dẫn thì rất hiếm khi gặp phải triệu chứng này.

Sốt, bầm tím cũng là một vài tác dụng phụ từng được ghi nhận khi dùng Fucoidan. Song đây là tác dụng nhất thời và nếu ngừng sử dụng Fucoidan thì cũng sẽ biến mất. Những tác dụng phụ này xuất hiện chủ yếu trên người huyết áp thấp. Tác dụng phụ bầm tím, chảy máu là do Fucoidan còn có 1 công dụng là chống đông máu. Với người bình thường thì các triệu chứng này không có gì nguy hiểm lắm. Nhưng với người dễ bị chảy máu; rối loạn đông máu; đang dùng thuốc chống đông thì cần lưu ý. Vì dùng Fucoidan lâu dài với liều cao sẽ khiến bầm tím (máu tụ dưới da) nhiều hơn.

Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông, điển hình như Sintrom, Coumadin, Heparin… mà dùng Fucodan liểu cao thì cũng có khả năng tăng tác dụng của thuốc, dễ bị chảy máu hơn.

2.2 Cấp độ nặng: Tích lũy iod gây rối loạn tuyến giáp, bướu cổ thừa iod

Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo mỗi người bình thường không nên dùng quá 150 mcg iod mỗi ngày. Ăn nhiều iod hơn có thể gây thừa iod không tốt cho tuyến giáp; gây bướu cổ, bướu giáp; rối loạn tuyến giáp, cường giáp… Các loại thực phẩm dưới biển vốn dĩ mang trong mình hàm lượng iod cao. Tảo nâu cũng không ngoại lệ. Song để có thể dẫn đến tình trạng dư thừa iod, ta phải ăn rất rất nhiều tảo nâu tươi sống, rong biển mỗi ngày.

Trước tiên, bạn cần phân biệt rõ Tảo nâu với Fucoidan. Cứ 1 kg Tảo nâu thường chỉ chiết xuất được 1 gram Fucoidan mà thôi. Fucoidan nếu được chiết xuất “sạch” thì sẽ không có nhiều iod trong đó.

Rong biển chứa nhiều iod, nên để tránh quá nhiều iod nên dùng Fucoidan có độ tinh khiết cao

Đối với các sản phẩm Fucoidan có độ tinh khiết cao từ 85% trở lên thì iod đã được tách bớt, loại bỏ 1 phần nên dù dùng lâu cũng không lo thừa. Ví dụ như sản phẩm Kibou Fucoidan (độ tinh khiết 93,96%); Fucogust… đều là sản phẩm độ tinh khiết rất cao, loại bỏ đi các tạp chất và cả iod. Vì thế, rất an toàn khi dùng lâu dài. Còn các sản phẩm Fucoidan không rõ nguồn gốc, không công bố rõ ràng độ tinh khiết là bao nhiều thì bạn cần cảnh giác. Vì nếu độ tinh khiết chỉ là 20, 30% thì iod còn lẫn trong đó rất nhiều. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp của bạn.

Nói 1 cách ngắn gọn, nếu như sản phẩm Fucoidan có độ tinh khiết cao thì sé rất ít khi gây ra tác dụng phụ này.

2.3 Nguy cơ trầm trọng: nhiễm chất phóng xạ, tăng nguy cơ ung thư

Nhật Bản với thảm họa nổ nhà máy điện Fukushima I cùng Onagawa diễn ra vào năm 2011 có lẽ là điều mà nhiều người chắc hẳn chưa thể nào quên. Vụ nổ không chỉ gây thiệt hại ngay lúc đó mà còn kéo dài rất nhiều năm, bởi sự rò rỉ chất phóng xạ là cực kì nguy hiểm. Một số khu vực biển cũng bị ảnh hưởng nên Tảo nâu mọc ở vùng đó cũng có nguy cơ nhiễm chất phóng xạ. Dù nhiều năm đã trôi qua, hậu quả từ vụ nổ năm nào đã được khắc phục. Xong sự hiện diện của của các lò phản ứng hạt nhân khiến hiều người dặt ra lo ngại về nguồn tảo khai thác từ vùng biển không sạch, bị nhiễm phóng xạ hạt nhân

Và nếu con người sử dụng phải loại Fucoidan sản xuất từ loài tảo ngày, nguy cơ nhiễm phóng xạ là hoàn toàn có thể xảy ra. Và bạn biết đấy, phóng xạ là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cho con người. Khi vụ nổ xảy ra, sẽ có rất nhiều chất phóng xạ bị phân tán ra ngoài môi trường. Nhưng có 2 chất ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe là iod phóng xạ (I-131) và Cs-137. Vậy tác dụng phụ của Fucoidan chiết xuất từ vùng này là gì? Đó chính là khả năng gây ung thư. Đặc biệt là ung thư tuyến giáp do nhiễm iod phóng xạ. Nhất là ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, chỉ cần chọn các sản phẩm Fucoidan công bố rõ ràng nguồn gốc, Tảo nâu không khái thác tại vùng bị nhiễm phóng xạ thì tác dụng phụ này cũng sẽ không còn là nỗi lo. 

3. Vì sao dù Fucoidan có tác dụng phụ nhưng người ung thư vẫn cần dùng?

Không phải cứ có tác dụng phụ là không nên dùng, mà cần cân nhắc giữa lợi ích Fucoidan đem lại cho người ung thư với nguy cơ, rủi ro. Ví dụ điển hình nhất là năm 1992, thuốc sildenafil (tên biệt dược là Viagra) của xứ Wales được dùng để điều trị huyết áp cao. Nhưng trong quá trình sử dụng, người ta lại phát hiện ra tác dụng phụ của thuốc này là làm tăng độ cương cứng của dương vật. Tác dụng phụ này của Viagra còn vượt trội hơn tác dụng chính là điều trị tăng huyết áp. Vì thế, Viagra giờ đây được sử dụng để cải thiện “bản lĩnh phái mạnh”. Nghĩa là tác dụng phụ không phải lúc nào cũng xấu, mà còn tùy vào đối tượng, mục đích sử dụng. Viện nghiên cứu Fucoidan Nhật Bản NPO đã chỉ ra rằng, Fucoidan đem lại rất nhiều lợi ích trong hỗ trợ điều trị ung thư

  • Không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giảm bớt tác dụng phụ của hóa xạ trị
  • Hỗ trợ tiêu diệt tế bào bị bệnh
  • Giúp ăn ngon miệng… 
  • Làm cho tế bào u bướu tự chết dần, ngăn ngừa di căn

Rõ ràng là lợi ích mà Fucoidan đem lại cho người u bướu, ung thư vượt xa so với tác dụng phụ. Mà thực sự tỷ lệ gặp tác dụng không mong muốn đó không nhiều. Thường chỉ xuất hiện ở người quá nhạy cảm…Vì thế mà ngừơi ung thư vẫn tin dùng Fucoidan như 1 giải pháp hỗ trợ điều trị không thể thiếu. Giống như việc bạn ăn tôm, hải sản… rất ngon và bổ dưỡng. Nhưng lại có người cứ hễ ăn hải sản là bị dị ứng, nổi mẩn, nặng hơn còn gây khó thở, tụt huyết áp, mà rõ ràng đây đều là đồ ăn quen thuộc. Thì đối với với Fucoidan cũng vậy.

4. Hướng dẫn 3 cách chọn Fucoidan tốt để giảm tác dụng phụ

Để lựa chọn loại Fucoidan tốt, giảm tối đa tác dụng phụ cần chú ý những điểm sau:

  • Fucoidan có độ tinh khiết cao: Fucoidan được chiết xuất càng tinh khiết thì khả năng lẫn tạp chất càng thấp, nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ càng giảm. Cửa hàng Thế Giới Fucoidan  khuyên bạn nên chọn sản phẩm có độ tinh khiết từ 85% trở lên. Ví dụ như Kibou Fucoidan Nghệ đen (93,96% – cao nhất trên thị trường hiện nay), hoặc Fucoidan xanh Okinawa, Fucogust…
    Giấy COA của Kibou Fucoidan
                              Căn cứ để đánh giá độ an toàn của Fucoidan- tránh tác dụng phụ 

     

  • Công bố rõ nguồn gốc của nguyên liệu Tảo nâu: Nên tìm hiểu các sản phẩm chiết xuất tảo rõ nguồn gốc từ vùng biển sạch hoặc được nuôi trồng tại các khu nuôi trồng rõ ràng đảm bảo, thuần tự nhiên thì càng tốt.
  • Sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, đến từ các cơ sở uy tín, có giấy chứng nhận COA (giấy xác minh độ tinh khiết, có nhiễm phóng xạ hay không, hàm lượng i ốt là bao nhiêu… ). Ví dụ như Kibou Fucoidan Nghệ đen sẽ công bố giấy COA, người bệnh sẽ biết được hàm lượng iod trong đó là bao nhiêu, để tính toán không bị thừa iod. Biết được thành phần Fucoidan Mozuku Okinawa hoàn toàn sạch, không bị nhiễm phóng xạ. Biết được độ tinh khiết cao… Mọi thông tin đều được công khai chứ không hề giấu nhẹm đi như những sản phẩm kém chất lượng khác.

5. Cách nhận biết Fucoidan ít tác dụng phụ qua giấy COA nguyên liệu 

Muốn chọn được Fucoidan an toàn, ít tác dụng phụ thì 1 cách chính xác và đơn giản nhất. Đó là xem giấy chứng nhận COA Fucoidan. Thông qua giấy này, sẽ biết được mọi thông tin về Fucoidan, và cả độ an toàn.

5.1 Giấy COA Fucoidan là gì?

COA là viết tắt của cụm từ “Certificate Of Analysis“ hay chính là giấy chứng nhận phân tích Fucoidan. COA là bảng phân tích thành các phần sản phẩm, dùng để xác nhận hàng hoá xuất khẩu có đáp ứng các thông số chất lượng hay không. Thông số chủ yếu là tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm, độ tinh khiết, độ chua,… của sản phẩm.

5.2 Vai trò của giấy COA Fucoidan với người tiêu dùng

  • Giấy COA cho biết được thành phần và chất lượng của nguyên liệu, sản phẩm. 
  • Nhận biết được độ tinh khiết của Fucoidan; chỉ số an toàn về kim loại nặng (Tảo nâu ở dưới biển nên rất dễ chứa kim loại nặng, không tốt cho sức khỏe). Nếu chỉ số kim loại nặng nằm trong mức an toàn thì cũng cần lo lắng nhiều về tác dụng phụ.
  • Trọng lượng phân tử của Fucoidan là cao hay thấp: Loại trọng lượng phân tử cao khó hấp thu vào cơ thể nhưng 1 khi đã hấp thu thì thường tồn tại lâu, tác dụng sẽ được kéo dài. Còn Fucoidan trọng lượng phân tử thấp thì dễ hấp thu vào cơ thể, nhưng cũng nhanh bị đào thải, tác dụng ngắn hơn.
  • Số lượng nhóm sulfate trong sản phẩm. Tác dụng của Fucoidan thường liên quan đến số lượng nhóm sulfate. Để cho tác dụng hỗ trợ chữa ung thư thì nhóm sulfate phải tối thiểu là 13%. Ví dụ như COA của Kibou Fucoidan Nghệ đen cho thấy có 15,1% nhóm sulfate.
  • Nguồn gốc nhà máy sản xuất có uy tín hay không.

Giấy chứng nhận COA được coi là tấm thẻ xanh để một sản phẩm có thể thông hành trên thụ trường. Đó cũng là căn cứ để người tiêu dùng nhận diện được chất lượng sản phẩm có tốt hay không, liệu Fucoidan có tác dụng phụ không? Nhưng không phải sản phẩm nào cũng có giấy COA công bố minh bạch giống như Kibou Fucoidan Nghệ đen.  Kibou Fucoidan có giấy COA minh bạch, rõ ràng, độ tinh khiết cao, ít tác dụng phụ

6. Dược sĩ cửa hàng Thế Giới Fucoidan chỉ cách khắc phục tác dụng phụ của Fucoidan

Tác dụng phụ của Fucoidan dù rất hiếm gặp xong không phải là không có.  Để giúp người bệnh giảm nhẹ tác dụng phụ cuả Fucoidan, dược sĩ cửa hàng Thế Giới Fucoidan đưa ra một số lời khuyên sau:

  • Trong 3 liều sử dụng đầu tiên, chỉ uống với 1 nửa hàm lượng khuyến cáo của sản phẩm. Ví dụ cần uống 4 viên/ngày, thì bạn chỉ uống 2 viên mà thôi. Theo dõi các chuyển biến của cơ thể trong vòng 1 – 2 giờ đầu để xem có xuất hiện các tác dụng phụ như sốt, bầm tím, tiêu chảy, dị ứng hay không. Nếu có thể, hãy đo thêm huyết áp, xem có bị tụt huyết áp quá mức không.
  • Khi gặp triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn thì cần giảm liều sử dụng. Báo cho bác sĩ, dược sĩ để được điều chỉnh.
  • Để tránh gặp tác dụng phụ, hãy lựa chọn Fucoidan tinh khiết, tránh bị tích lũy iod, kim loại nặng.

7. Tư vấn về tác dụng phụ bởi đội ngũ dược sĩ cửa hàng Thế Giới Fucoidan

Quá trình sử dụng Fucoidan mà chẳng may gặp phải tác dụng phụ khiến bệnh nhân bối rối, không biết xử lí ra sao. Hiểu được tâm lí đó, đội ngũ dược sĩ cao cấp của cửa hàng Thế Giới Fucoidan luôn luôn túc trực, giải đáp về tác dụng phụ và cách khắc phục, giảm nhẹ cho bạn bất cứ lúc nào. Bạn có thể liên hệ Thế giới Fucoidan: 1800 6527 (tổng đài miễn cước) hoặc hotline 0985370886  miêu tả những triệu chứng, tác dụng phụ đang gặp phải. Đội ngũ dược sĩ kinh nghiệm của cửa hàng Thế Giới Fucoidan sẽ hướng dẫn cho bạn biết được nên làm gì, xử lí ra sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bạn có thể đến trực tiếp để được đưa ra lời khuyên. 

Xem thêm sản phẩm bán chạy nhất tại Thế Giới Fucoidan TẠI ĐÂY. Quý độc giả và chiến binh K muốn tìm hiểu các sản phẩm Fucoidan Nhật với nguồn gốc rõ ràng và đa dạng lựa chọn, có thể trực tiếp đến cửa hàng tại địa chỉ: 210 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội. Cô bác ở tỉnh xa có thể tham khảo thông tin các đại lý ủy quyền TẠI ĐÂY

Kết bạn Facebook Thế giới Tảo nâu để cập nhật thông tin. Tham gia Group cách dùng Fucoidan, để cùng những người mắc K chia sẻ cách dùng.

Lưu ý: Sản phẩm trong bài viết không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nguồn lấy thông tin NPO nhật bản

4.5/5 - (2 bình chọn)

Sản phẩm liên quan

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN