U tuyến giáp ác tính nguy hiểm như thế nào? Có chữa được không?

U tuyến giáp ác tính hay còn gọi là ung thư tuyến giáp là 1 trong 9 loại ung thư phổ biến nhất ở nước ta. Mức độ nguy hiểm và cách chữa trị ung thư tuyến giáp luôn là mối bận tâm rất lớn của bệnh nhân cũng như người nhà của họ. Vì thế bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, tính chất nguy hiểm, cách chữa trị và chăm sóc người bị u tuyến giáp ác tính.

1. U tuyến giáp ác tính là gì?

U tuyến giáp là gì? U tuyến giáp hay nhân tuyến giáp là tình trạng các nốt hoặc khối đặc/ lỏng hình thành bên trong nhu mô tuyến giáp. Đa phần u tuyến giáp không gây ra các triệu chứng đặc trưng và không nguy hiểm. Vì thế, u tuyến giáp thường được phát hiện tình cờ khi đi khám các bệnh khác thông qua siêu âm, chụp CT…

U tuyến giáp được chia thành u tuyến giáp lành tính và u tuyến giáp ác tính. Trong đó, u tuyến giáp lành tính có thể là nang tuyến giáp, nang tuyến giáp hỗn hợp, viêm tuyến giáp, u tuyến giáp… U tuyến giáp lành tính có biểu hiện rõ ràng khi khối u đã lớn lên, gây chèn ép các bộ phận xung quanh.

U tuyến giáp ác tính còn gọi là ung thư tuyến giáp hay bướu cổ ác tính. U tuyến giáp ác tính xảy ra khi có sự phát triển bất thường của tế bào ở tuyến giáp. Tế bào ác tính sẽ nhân lên một cách mất kiểm soát, tạo thành khối u ác tính.

Ung thư tuyến giáp thường có 4 loại chính là: Ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Trong đó, hai loại ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (thể nhú và thể nang) có khả năng chữa khỏi hoàn toàn lên tới 90% nếu được phát hiện sớm. 

Các giai đoạn phát triển của ung thư tuyến giáp được chia từ I đến IV. Theo đó, giai đoạn có số càng nhỏ thì mức độ lan rộng càng ít.

Mặc dù u tuyến giáp ác tính có tính chất cá nhân hóa, nhưng cách điều trị ở mỗi giai đoạn cho mỗi bệnh nhân là tương đồng.

U tuyến giáp ác tính là gì?
U tuyến giáp ác tính là gì?

2. Biểu hiện u tuyến giáp ác tính và lành tính

Trong phần dưới đây chúng ta sẽ nhận biết các triệu chứng u tuyến giáp ác tính. Đồng thời, tìm hiểu thêm về dấu hiệu u tuyến giáp lành tính để có cơ sở so sánh.

2.1. Biểu hiện của u tuyến giáp ác tính

Khối u tuyến giáp ác tính thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Bệnh thường được tình cờ phát hiện khi siêu âm/ chụp CT để thăm khám các bệnh lý khác hoặc khi khối u ác tính có kích thước lớn.

Ở một vài bệnh nhân khác, dấu hiệu đầu tiên của u tuyến giáp ác tính là sờ thấy hạch bạch huyết ở bên cổ to lên. Qua thăm khám thì thấy bên trong hạch bạch huyết có chứa tế bào ung thư tuyến giáp.

Một số triệu chứng khác có thể có khi ung thư tuyến giáp ở giai đoạn muộn là:

  • Một khối u: Khối u này được sờ thấy quá da, cứng và ít di động.
  • Khàn giọng: Khi khối u ác tính đã lớn, nó có thể chèn ép dây thần kinh thanh quản quặt ngược, gây ra triệu chứng khàn tiếng khi nói.
  • Thở khò khè: U tuyến giáp ác tính có thể chèn ép khí quản gây khó thở.
  • Khó nuốt: Khối u to có thể xâm lấn và chèn ép thực quản gây khó nuốt hoặc gây đau khi nuốt thức ăn.
  • Các bệnh lý liên quan đến rối loạn hormone tuyến giáp: Cường giáp gây ra các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, nhịp tim nhanh, hồi hộp, lo lắng, tiêu chảy…; suy giáp gây ra các triệu chứng trầm cảm, kinh nguyệt nhiều nữ, táo bón, khô tóc, vàng da…
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ: Sưng hạch bạch huyết ở cổ có thể do viêm trong cơ thể hoặc do ung thư đã di căn sang hạch bạch huyết.

Do triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu khó phát hiện nên chúng ta cần khám sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường khó phát hiện.
Triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường khó phát hiện.

Biện pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp có thể được chỉ định là dùng một kim nhỏ chọc hút tế bào, sau đó phân tích xem tế bào là lành tính hay ác tính. Trong một số trường hợp, phân tích tế bào không đưa ra được kết luận chính xác, việc chẩn đoán có thể liên quan đến cắt bỏ một phần tuyến giáp.

2.2. Biểu hiện u tuyến giáp lành tính

U tuyến giáp lành tính khi to lên cũng có thế chèn ép các bộ phận khác như dây thanh quản quặt trước, khí quản, thực quản và ảnh hưởng đến hormone của tuyến giáp. Do đó, u tuyến giáp lành tính cũng gây ra một số triệu chứng tương tự u tuyến giáp ác tính như khàn giọng khi nói, khó thở, khó nuốt, cường giáp, suy giáp…

Có một điểm khác biệt là u tuyến giáp lành tính không di căn đến hạch bạch huyết ở bên cổ nên giảm tần suất sưng đau hạch bạch huyết so với ung thư tuyến giáp giai đoạn III, IV.

3. Nguyên nhân gây u tuyến giáp ác tính

Có nhiều nguyên nhân gây u tuyến giáp ác tính. Trong đó, hệ miễn dịch suy yếu, nhiễm phóng xạ, di truyền, tuổi tác, mắc bệnh lý tuyến giáp… là các nguyên nhân phổ biến hơn.

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, chúng ta dễ mắc bệnh, trong đó có ung thư tuyến giáp.
  • Di truyền: Ba mẹ mắc ung thư tuyến giáp thì có thể di chuyển sang con cái.
  • Nhiễm phóng xạ: Chúng ta có thể nhiễm phóng xạ qua con đường ăn uống hoặc do xạ trị bệnh lý khác. Cơ thể nhiễm phóng xạ có nguy cơ cao gây ra ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng.
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp: Một số bệnh lý tuyến giáp không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp như: cường giáp, suy giáp, u tuyến giáp lành tính.
  • Tuổi tác: Những người trong độ tuổi từ 30 đến 50 dễ mắc ung thư tuyến giáp hơn các độ tuổi khác.
  • Giới tính là sự thay đổi nội tiết tố: Tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và sau sinh thường thay đổi nội tiết tố dẫn đến các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như suy giáp, bướu cổ, hạch cổ…
Nữ giới có nguy cơ mắc u tuyến giáp ác tính cao hơn nam giới.
Nữ giới có nguy cơ mắc u tuyến giáp ác tính cao hơn nam giới.

4. U tuyến giáp ác tính nguy hiểm không?

U tuyến giáp có nguy hiểm không? Được biết, u tuyến giáp lành tính ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hơn u tuyến giáp ác tính.

Vậy bướu ác tính có nguy hiểm không? So với các loại ung thư khác, thì ung thư tuyến giáp khá dễ chịu. Nhiều trường hợp phát hiện sớm còn có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Mặc dù vậy, u tuyến giáp ác tính vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân như: khó thở, khàn tiếng, khó nuốt hoặc đau khi nuốt…

Trong trường hợp bệnh nhân không tuân thủ đúng phác đồ điều trị, ung thư tuyến giáp rất dễ tái phát và di căn. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, tế bào ác tính có thể di căn đến phổi, xương, não, gan… gây ra các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Họ ra máu, tràn dịch màng phổi.
  • Xương đau nhức và dễ gãy.
  • Đầu sưng to bất thường.
  • Da bị nổi mẩn ngứa.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Thường xuyên đau đầu, mất ngủ.
  • Vàng da, vàng mắt.

5. U tuyến giáp ác tính có chữa được không?

U tuyến giáp ác tính có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn điều trị bệnh, loại ung thư, vị trí ung thư, mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh…

Theo phân loại ung thư tuyến giáp, khả năng chữa khỏi bệnh như sau:

  • Ung thư tuyến giáp thể nang và ung thư tuyến giáp thể nhú: Khả năng chữa khỏi hoàn toàn rất cao, đặc biệt là khi phát hiện bệnh ở giai đoạn 1, 2. Nhiều bệnh nhân sống khỏe mạnh bình thường, tuổi thọ vẫn có thể kéo dài 20 đến 30 năm sau khi điều trị.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Hai thể ung thư này khó điều trị khỏi hoàn toàn. Thậm chí ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa còn có thể dẫn tới tử vong trong vòng chưa tới một năm kể từ khi phát hiện bệnh.
Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đáp ứng điều trị tốt hơn thể không biệt hóa.
Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đáp ứng điều trị tốt hơn thể không biệt hóa.

6. Các phương pháp điều trị u tuyến giáp ác tính

Việc lựa chọn phương pháp điều trị u tuyến giáp ác tính nào nên có sự tư vấn của bác sĩ. Dưới đây là các phương pháp điều trị u tuyến giáp thường được chỉ định:

  • Phẫu thuật: Đa phần các ca u tuyến giáp ác tính giai đoạn nhẹ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, kết hợp vét hạch. 
  • Xạ trị: Phương pháp này thường được áp dụng khi bị u tuyến giáp ác tính thể nang, thể mô, thể tủy; rất ít khi áp dụng cho u tuyến giáp thể không biệt hóa.
  • Hóa trị: Hóa trị không có mục đích điều trị khối u tuyến giáp ác tính mà chủ yếu điều trị các tế bào ung thư di căn ở bộ phận khác.
  • Liệu pháp hormone: Thường sử dụng viên nén với mục đích thay thế hormone tự nhiên sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp và ức chế sự hoạt động của tế bào ung thư tuyến giáp.
  • Liệu pháp phóng xạ I-ốt: Phương pháp này được chỉ định cho người đã phẫu thuật cắt ung thư tuyến giáp và toàn bộ tuyến giáp, đồng thời có nguy cơ tái phát cao. Sau khi áp dụng biện pháp phóng xạ I-ốt, người bệnh có thể trở thành nguồn phóng xạ cho người khác nên cần được cách ly trong phòng riêng.
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp.
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp.

7. Ngăn ngừa ung thư tuyến giáp như thế nào?

Để hạn chế nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp, bạn nên thực hiện như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các nguồn bức xạ, phóng xạ, hóa chất. Nếu bạn phải làm việc trong các sở sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy hạt nhân… thì cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bảo hộ lao động.
  • Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nổi hạch cổ, sụt cân không rõ nguyên nhân… bạn không nên chủ quan bạn cần tới các cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe.
  • Bạn có thể đứng trước gương và soi xem cổ có dấu hiệu nào bất thường không. Nếu có hãy đi khám để biết bạn có mắc bệnh gì không.
  • Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia vì đây đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng.
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý bởi vì béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
  • Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hoa quả, rau xanh, i-ốt bằng các thực phẩm như hải sản, tảo biển, rong biển… Đồng thời, bạn không nên tiêu thụ các thực phẩm có khả năng gây ung thư như thực phẩm chứa nhiều muối, đường, thực phẩm chế biến sẵn…
  • Bạn có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm ngăn ngừa ung thư Fucoidan. Không chỉ giúp phòng ung thư Fucoidan còn mang lại nhiều tác dụng như tăng cường sức đề kháng, tăng cường thể chất, bồi bổ cơ thể  hạn chế có tác dụng phụ khi xạ trị, hóa trị ung thư tuyến giáp.

Như vậy, chúng ta đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh u tuyến giáp ác tính. Nếu bà con cô bác cần tư vấn thêm về ung thư tuyến giáp nói riêng và các loại ung thư nói chung vui lòng liên hệ với dược sĩ của Thế Giới Fucoidan qua hotline miễn cước 1800 6527 để được giải đáp trực tiếp.

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN