U gan đa ổ có khỏi hẳn được không?
Mục lục
- 1. U gan đa ổ là gì? Biểu hiện như thế nào?
- 2. U gan có nguy hiểm không? U máu trong gan có nguy hiểm không?
- 3. U gan đa ổ sống được bao lâu?
- 3.1. U gan đa ổ lành tính sống được bao lâu?
- 3.2. U gan đa ổ ác tính sống được bao lâu?
- 4. Các phương pháp điều trị u gan đa ổ
- 4.1. Phẫu thuật cắt bỏ khối u
- 4.2. Sử dụng sóng cao tần đốt khối u
- 4.3. Xạ trị
- 4.4. Hóa trị
- 4.5. Trị liệu trúng đích
- 4.5. Gây tắc mạch qua chụp động mạch – TACE
U gan đa ổ là một một khái niệm còn mới với nhiều người, nhưng bệnh lý này lại không hiếm gặp. Được biết, u gan đa ổ là tình trạng xuất hiện cùng lúc nhiều khối u ở gan, gây khó khăn cho việc điều trị. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được u gan đa ổ là gì, có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
1. U gan đa ổ là gì? Biểu hiện như thế nào?
U gan đa ổ là tình trạng gan xuất hiện nhiều khối u cùng lúc. Kích thước và hình dạng các khối u không giống nhau, chúng cũng dễ dàng lây lan ra toàn bộ gan. Vì khối u nằm ở nhiều vị trí khác nhau nên gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị dứt điểm bệnh. Thông thường, bệnh giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ rệt. Khi bệnh tiến triển nặng, các dấu hiệu mới dần xuất hiện.
Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh khi đã phát triển nặng:
- Gan to, đau vùng gan, vàng da, chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Xuất huyết tiêu hóa.
- Bụng sưng đau và có cảm giác chướng bụng.
- Vùng lưng có các mảng màu tím, bầm dập.
Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh tác động tiêu cực đến nhận thức và hệ thần kinh với các biểu hiện như:
- Giảm trí nhớ, hay quên.
- Mất ngủ, trong khi ngủ có dấu hiệu mê sảng.
- Dễ tức giận, cáu gắt.
- Luôn trong trạng thái lo âu.
- Không kiểm soát được cảm xúc.
2. U gan có nguy hiểm không? U máu trong gan có nguy hiểm không?
U gan đa ổ được chia thành 2 loại là lành tính và ác tính.
- U gan đa ổ lành tính: Thường được phát hiện qua quá trình thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khối u lành tính phát triển rất chậm và ít gây biến chứng nguy hiểm, nên chỉ cần theo dõi định kỳ và can thiệp khi có bất thường như xuất huyết trong khối u, vỡ nang…
- U gan đa ổ ác tính: Các khối u ác tính thường xâm lấn rất nhanh và khó kiểm soát. Thậm chí, chúng còn dễ dàng lan sang các bộ phận lân cận như dạ dày, phổi, tuyến tụy, ruột già… Nếu được phát hiện sớm, có thể được kiểm soát rất tốt. Ngược lại, phát hiện ở giai đoạn muộn sẽ rất khó chữa trị.
Qua đây, chúng ta đã phần nào trả lời được câu hỏi u gan có nguy hiểm không? Có thể thấy, u gan đa ổ lành tính không đáng ngại. Trong khi đó u gan đa ổ ác tính ở giai đoạn muộn rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân, giống như các bệnh ung thư khác.
Cũng khá phổ biến nhưng ít người biết đến như u gan đa ổ là u máu trong gan. Vậy u máu trong gan có nguy hiểm như u gan đa ổ ác tính không? U máu trong gan là khối u lành tính, được hình thành bởi một mớ mạch máu bị rối. U máu rất hiếm khi tiến triển thành ung thư nên không gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, u máu còn ít khi gia tăng về kích thước hay lan rộng và thường chỉ xuất hiện một mình.
Một số trường hợp đặc biệt, cơ thể thay đổi nồng nồng độ hormone đột ngột có thể khiến u máu trong gan phát triển gây:
- Chèn ép mạch máu hoặc ống dẫn mật, gây phù nề, vàng da, tạo huyết khối.
- Dị dạng mạch máu trong khối u làm chảy máu vào trong khoang bụng.
- Khi bệnh nhân bị chấn thương vùng gan, đồng thời khối u máu có kích thước lớn có thể khiến khối u vỡ, gây xuất huyết trong. Tình huống này cần được can thiệp ngay nếu không rất nguy hiểm.
- Trường hợp khối u máu trong gan thoái hóa sẽ dẫn tới vôi hóa, làm tổn thương gan.
3. U gan đa ổ sống được bao lâu?
U gan đa ổ sống được bao lâu cũng là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào việc u gan đa ổ là lành tính hay ác tính. Cụ thể:
3.1. U gan đa ổ lành tính sống được bao lâu?
Trường hợp u lành tính, không gây ra biến chứng và không làm ảnh hưởng đến chức năng gan thì bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh cả đời.
Tuy nhiên, khi các khối u phát triển quá lớn, gây tổn thương cho gan hoặc bị vỡ ra, bệnh nhân cần được can thiệp y tế kịp thời để không gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như nhiễm trùng, xuất huyết, suy gan…
3.2. U gan đa ổ ác tính sống được bao lâu?
Không có đáp án chính xác cho câu hỏi u gan đa ổ ác tính hay ung thư gan đa ổ sống được bao lâu. Thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn ung thư, loại của khối u, số lượng khối u ác tính, phương pháp chữa trị, thể trạng bệnh nhân…
Thực tế cho thấy, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư gan đa ổ không cao. Nhưng chúng ta vẫn có thể cải thiện thời gian sống nếu sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, duy trì trạng thái tinh thần tích cực, kết hợp điều trị đúng cách.
4. Các phương pháp điều trị u gan đa ổ
Tính chất của bệnh khối u gan đa ổ khá phức tạp. Vì thế vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Các phương pháp điều trị hiện nay có mục đích chính là ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Thêm vào đó, khả năng tái phát của bệnh khá cao. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị cụ thể.
Dưới đây là các biện pháp thường được chỉ định trong phác đồ điều trị:
4.1. Phẫu thuật cắt bỏ khối u
Phương pháp này nhằm cắt bỏ khối u, 1 phần gan hoặc toàn bộ gan để thay thế gan mới trong trường hợp các khối u còn nhỏ hoặc khối u ác tính giai đoạn sớm, chưa xâm lấn. Phẫu thuật cắt bỏ khối u nội soi đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao.
4.2. Sử dụng sóng cao tần đốt khối u
Đốt khối u bằng sóng cao tần là phương pháp thực sự hiệu quả và ít gây biến chứng với trường hợp khối u nhỏ, ở giai đoạn sớm. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một thanh kim loại mảnh qua da, rồi thông qua thanh kim loại này truyền sóng radio để đốt cháy các khối u.
4.3. Xạ trị
Xạ trị là sử dụng tia năng lượng cao tiêu diệt hoặc hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư bằng tia năng lượng cao. Xạ trị có thể kết hợp với hóa trị hoặc trị liệu nhắm trúng đích để tăng hiệu quả điều trị.
4.4. Hóa trị
Đây là phương pháp sử dụng thuốc hóa trị để tiêu diệt các tế bào ác tính, có thể sử dụng qua đường uống, tiêm, truyền tĩnh mạch. Hóa trị ung thư thường được chỉ định cho các trường hợp khối u đã lớn và dị căn sang các bộ phận khác.
4.5. Trị liệu trúng đích
Trị liệu nhắm trúng đích sử dụng các thuốc có khả năng nhắm vào các đặc điểm cụ thể của tế bào ung thư và làm chúng chết hoặc ngừng phát triển. Trị liệu trúng đích thường được bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân có u gan ác tính có biểu hiện đột biến gen.
4.5. Gây tắc mạch qua chụp động mạch – TACE
Đây là phương pháp chèn một ống nhỏ vào động mạch chủ, đồng thời tiêm vào đó chất chặn mạch máu và chất hóa trị. Lúc này, mạch máu nuôi khối u gan sẽ bị tắc lại, làm chúng teo nhỏ hoặc chết.
Có thể thấy u gan đa ổ hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu là u lành tính hoặc u ác tính được phát hiện sớm. Vì thế, người bệnh nên chủ động khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm (nếu có) để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, giúp duy trì trạng thái sức khỏe tốt nhất. Qua bài viết này, chúng ta đã biết u gan đa ổ là gì, có nguy hiểm không và các biện pháp điều trị u gan đa ổ thường được chỉ định. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về việc chăm sóc sức khỏe, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Thế Giới Fucoidan qua số điện thoại miễn cước 1800 6527.
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung – Hướng dẫn chi tiết.
- Mỗi đợt xạ trị kéo dài bao lâu? Giải đáp chi tiết cho bệnh nhân
- Tảo Fucoidan vàng có giá bao nhiêu? bí quyết chọn mua hiệu quả
- Cập nhật giá tiêm ung thư cổ tử cung 2024 và những lưu ý quan trọng
- Người xạ trị có cần cách ly không? Cách ly bao nhiêu ngày?
- Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không? Các phương pháp chữa trị
- Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không? Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối đúng cách
- Thông tin quan trọng về chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
- Ung thư phổi ho ra máu – Triệu chứng rất hiểm cần cảnh giác
- Ung thư di căn: Những thông tin cần biết