Bướu giáp keo là gì, có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

Bướu giáp keo là một trong các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp khá phổ biến. Vì thế, có nhiều câu hỏi liên quan đến bệnh lý này như bướu giáp keo là gì, tại sao bị bướu giáp keo, bệnh có nguy hiểm không, điều trị và ăn uống như thế nào khi bị bướu giáp keo… Tất cả những băn khoăn này sẽ được dược sĩ của Thế giới Fucoidan giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi bạn nhé!

1. Bướu giáp keo là gì?

Bướu giáp keo còn có các tên gọi khác là bướu cổ nang keo tuyến giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu cổ đặc hữu, bướu tăng sản dạng nốt, bướu cổ đơn nhân không độc, bướu cổ đa nhân không độc.

Bướu keo tuyến giáp là gì? Đây là tình trạng tuyến giáp phì đại bất thường, chứa dịch keo bên trong, nhưng không gây rối loạn chức năng tuyến giáp.

Bướu giáp keo xuất hiện do tuyến giáp không tạo ra đủ hormone cho cơ thể. Để khắc phục tình trạng thiếu hormone nhẹ, tuyến giáp sẽ mở rộng để bù đắp.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bướu keo tuyến giáp cao hơn người bình thường là nữ giới, người trên 40 tuổi, người sống trong vùng dịch tễ, người có chế độ ăn uống không đủ i ốt, người có tiền sử gia đình mắc bướu cổ…

Hình ảnh người bị bướu giáp keo.
Hình ảnh người bị bướu giáp keo.

2. Tại sao mắc bướu keo tuyến giáp?

Bướu giáp keo do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như:

  • Thiếu i-ốt: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bướu giáp keo.
  • U ở tuyến yên làm tăng tiết TSH.
  • Di truyền: Trong gia đình có người mắc bướu giáp keo thì bạn cũng có thể bị bệnh này.
  • Do sử dụng một số loại thuốc như Sulfanilamide, Amiodarone, Lithium, Phenylbutazone…

Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bướu giáp keo:

  • Hút thuốc lá
  • Thừa cân, béo phì
  • Từng xạ trị ở vùng đầu hoặc cổ
  • Thiếu máu, thiếu sắt
  • Lạm dụng rượu bia
  • Hội chứng chuyển hóa

3. Triệu chứng lâm sàng của bướu giáp keo

Khi bị bướu giáp keo, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Tuyến giáp phình lên bất thường
  • Ít khi gặp nhưng có trường hợp khó thở do khí quản bị chèn ép
  • Khó thở do thực quản bị chèn ép (hiếm gặp)
  • Tĩnh mạch cổ bị phình
  • Khi bướu cổ lớn có thể bị chóng mặt mỗi lần đưa tay lên đầu
Tuyến giáp phình lên bất thường có thể là triệu chứng lâm sàng của bướu giáp keo.
Tuyến giáp phình lên bất thường có thể là triệu chứng lâm sàng của bướu giáp keo.

4. Chẩn đoán bướu giáp keo

Bất thường sớm ở tuyến giáp thường được phát hiện thông qua việc khám sức khỏe định kỳ hoặc quan sát thấy các thay đổi lâm sàng ở vùng cổ. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số biện pháp giúp chẩn đoán được đúng bệnh ở tuyến giáp, như là:

  • Siêu âm: Siêu âm giúp bác sĩ nhìn thấy tuyến giáp về kích thước, sự xuất hiện của bướu giáp dạng keo, dạng nốt hay dạng lan tỏa.
  • Xạ hình tuyến giáp: Giúp xác định hình dạng, kích thước và vị trí tuyến giáp, đồng thời biết được khu vực tuyến giáp hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức.
  • Sinh thiết: Kỹ thuật viên sẽ dùng kim nhỏ để lấy mẫu tế bào hoặc mô, rồi quan sát dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm. Phương pháp sinh thiết cho biết tuyến giáp có chứa tế bào ác tính không.
  • Xét nghiệm kháng thể: Xét nghiệm máu giúp tìm ra kháng thể bất thường, hay gây ra bệnh bướu cổ.
  • Xét nghiệm hormone: Giúp xác định lượng hormone do tuyến yên và tuyến giáp sản xuất ra. Lượng hormone thấp hoặc cao hơn mức bình thường cũng là nguyên nhân gây bướu cổ.
  • Quét tuyến giáp: Kỹ thuật quét tuyến giáp chỉ cần thiết trong một vài trường hợp. Kỹ thuật viên sẽ tiêm một lượng nhỏ đồng vị phóng xạ vào tĩnh mạch, nhờ vậy hình ảnh tuyến giáp sẽ rất rõ ràng trên màn hình máy tính. Qua đây, bác sẽ quan sát được chức năng cũng như kích thước tuyến giáp.

5. Bướu giáp keo có nguy hiểm không?

Bướu giáp keo không quá nguy hiểm vì đây là bệnh lành tính của bướu giáp. Hầu hết bệnh nhân không thấy nhiều triệu chứng lâm sàng mà phát hiện bệnh khi siêu âm tuyến giáp kèm theo khám sức khỏe định kỳ.

Trong một vài trường hợp, bướu keo giáp phình to có thể chèn ép vào thực quản thì gây khó nuốt, nuốt nghẹn/ chèn ép vào khí quản gây tình trạng thở khò khè, khó thở. Các trường hợp này thường rất hiếm gặp.

Biến chứng nguy hiểm hơn của bướu giáp keo là nang keo vỡ ra, gây chảy máu. Một số trường hợp khác thì bị nhiễm trùng vì chọc hút nhiều.

Có thể thấy, bướu giáp keo không quá nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan mà cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ khi cần thiết.

Bướu giáp keo là bệnh lành tính.
Bướu giáp keo là bệnh lành tính.

6. Điều trị bướu giáp keo như thế nào?

Hai mục tiêu chính của điều trị bướu giáp keo là giảm kích thước của bướu tránh gây mất thẩm mỹ hoặc chèn ép các cơ quan xung quanh, và phục hồi chức năng bình thường của tuyến giáp.

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị bướu keo giáp phổ biến nhất là sử dụng hormone tuyến giáp, bổ sung i-ốt và phẫu thuật tuyến giáp.

6.1. Phương pháp bổ sung i-ốt

Nếu nguyên nhân gây bướu giáp keo là thiết i-ốt, kèm theo chức năng tuyến giáp không gặp bất thường thì bổ sung i-ốt là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp thu nhỏ bướu keo tuyến giáp mới. Bác sĩ thường chỉ định thời gian điều trị từ 6 tháng trở lên.

Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng có thể gây ra biến chứng cường giáp. Do vậy, người bệnh cần nhớ tái khám đúng lịch hẹn hoặc tới khám ngay khi gặp triệu chứng bất thường. Bên cạnh đó, bệnh nhân lưu ý tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thêm thực phẩm bổ sung i-ốt để không bị quá liều.

6.2. Bổ sung hormone tuyến giáp

Bướu giáp keo do thiếu hormone tuyến giáp và thiếu i-ốt, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân bổ sung hormone tuyến giáp. Sau khoảng 8 – 10 tháng dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ, chức năng tuyến giáp có thể hoạt động như bình thường và kích thước bướu giáp có thể thu nhỏ khoảng 40 – 60%.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thêm xét nghiệm máu định kỳ với mục đích đo nồng độ hormone tuyến giáp để điều chỉnh lượng thuốc phù hợp, không gây nhiễm độc.

Mặc dù phương pháp này mang lại hiệu quả nhưng lại chống chỉ định cho người thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, người mắc bệnh loãng xương, người bị cường giáp… Ngoài ra, bổ sung hormone cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng tiết mồ hôi, nóng nực, hồi hộp, sút cân, loãng xương, đau thắt ngực, dị ứng, mất ngủ, tăng cân…

6.3. Phẫu thuật

Các trường hợp bướu keo giáp phình to, làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, chèn ép các cơ quan lân cận và gây mất thẩm mỹ, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Đây là phẫu thuật không mấy phức tạp. Sau vài ngày, bệnh nhân có thể xuất viện nếu không xảy ra biến chứng nhiễm trùng, chảy máu.

7. Chế độ dinh dưỡng cho người bị bướu giáp keo

Chế độ dinh dưỡng tốt góp phần kiểm soát bệnh bướu giáp keo, giúp bệnh không chuyển biến nặng hơn. Vậy người bướu giáp keo nên ăn gì và không nên ăn gì? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!

7.1. Người bị bướu giáp keo nên ăn gì?

Một số thực phẩm được khuyên dùng cho người bị bướu giáp keo là:

  • Chất béo không bão hòa: Trái bơ, dầu thực vật
  • Thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất sắt, kẽm, selen…: Nấm, thịt gia cầm, các loại hạt và đậu (trừ đậu nành), trà xanh…
  • Gia vị: Ớt xanh, nghệ, tiêu.
  • Hải sản: Cua, nghêu, cá, hàu… là nguồn cung cấp i-ốt, omega 3, đạm và selen tự nhiên, tốt cho người bị bướu keo giáp.

7.2. Bướu giáp keo kiêng ăn gì?

Người bị bướu giáp keo nên kiêng ăn các thực phẩm sau đây:

  • Đậu nành: Đậu nành chứa goitrogens làm giảm sự hấp thu i-ốt của các nang tuyến giáp và giảm hấp thu thuốc tuyến giáp ở đường ruột. Do đó, người bị bướu giáp keo nên kiêng ăn đậu nành và các thực phẩm từ đậu này như đậu hũ, sữa đậu nành, nước tương…
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn chứa một số phụ gia để bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, các chất phụ gia này thường không tốt cho sức khỏe. Đồng thời, hàm lượng chất béo cao trong thực phẩm chế biến sẵn cũng làm chậm quá trình sản xuất thyroxin ở tuyến giáp, có thể làm giảm hiệu quả thuốc điều trị bướu giáp keo.
  • Các loại rau củ họ cải: Các loại rau củ họ cải chứa một số hợp chất làm giảm hấp thu i-ốt của tế bào tuyến giáp và cản trở tuyến giáp sản xuất hormone. Vì thế, người bị bướu giáp keo nên hạn chế ăn (không kiêng hoàn toàn) các loại rau củ họ cải như cải xoăn, cải ngọt, bông cải xanh, củ cải, súp lơ, bắp cải…
  • Đồ ngọt: Các sản phẩm như bánh ngọt, bánh quy, kẹo, đồ ăn đóng gói, đồ uống có chứa đường tinh luyện sẽ ảnh hưởng đến các bệnh ở tuyến giáp, trong đó có bướu giáp keo.
  • Nội tạng động vật: Nội tạng động vật chứa hàm lượng khá cao axit lipoic, ảnh hưởng hoặc tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh liên quan đến tuyến giáp.
  • Cà phê: Cà phê chứa caffeine có thể làm các triệu chứng của bệnh cường giáp trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Rượu bia: Rượu bia gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, cản trở tuyến giáp sản xuất hormone. Lạm dụng rượu bia còn gây phá hủy tế bào nang giáp.
  • Lúa mì, lúa mạch, mì ống: Lúa mạch, lúa mì, mì ống… chứa gluten. Trong khi đó, người bị bướu giáp keo cần cân nhắc giảm nạp gluten vào cơ thể.
  • Bổ sung quá nhiều chất xơ từ các loại rau và đậu: Chất xơ tốt cho cơ thể nhưng bổ sung quá nhiều lại làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bướu giáp keo.
Người bị bướu giáp keo nên kiêng uống rượu bia.
Người bị bướu giáp keo nên kiêng uống rượu bia.

Như vậy, chúng ta đã biết bướu giáp keo là gì. Mặc dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan mà cần ăn uống điều độ để kiểm soát bệnh; đồng thời nên thăm khám định kỳ và điều trị ngay khi cần thiết. Nếu bạn có thêm câu hỏi nào về bướu giáp keo hoặc cần tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe, vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Thế giới Fucoidan qua tổng đài miễn phí cước 1800 6527.

Đánh giá

Sản phẩm liên quan

Giá gốc là: 1.328.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.250.000 ₫.
-6
Giá gốc là: 2.210.000 ₫.Giá hiện tại là: 2.060.000 ₫.
-7

Sản phẩm nổi bật

Giá gốc là: 4.580.000 ₫.Giá hiện tại là: 4.480.000 ₫.
Giá gốc là: 1.380.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.330.000 ₫.
Giá gốc là: 2.030.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.980.000 ₫.
Giá gốc là: 5.600.000 ₫.Giá hiện tại là: 5.550.000 ₫.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN