Cần chuẩn bị những gì trước hiến máu?

Hiến máu nhân đạo là một hành động cao đẹp, góp phần mang lại sự sống cho những người bệnh cần truyền máu. Để đảm bảo an toàn cho cả người hiến máu và người nhận máu, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia hiến máu. Vậy trước khi đi hiến máu cần chuẩn bị gì? Đọc ngay bài viết này để có được câu trả lời nhé!

1. Điều kiện để được hiến máu là gì?

Ở Việt Nam để được hiến máu cần đủ 18 tuổi và không quá 60 tuổi. Về cân nặng phụ nữ tối thiểu 42kg. Còn nam giới tối thiểu 45 kg. Người hiến máu cũng lưu ý khi hiến máu là cần bảo đảm về mặt sức khỏe cụ thể:

  • Huyết áp, nhịp tim bình thường.
  • Không mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường máu, đường tình dục.
  • Không mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, ung thư, rối loạn đông máu,…
  • Không có thai, cho con bú.
  • Không sử dụng ma túy, chất kích thích.
  • Không xăm, triệt lông trong vòng 1 tháng.
Ở Việt Nam để được hiến máu cần đủ 18 tuổi và không quá 60 tuổi
Ở Việt Nam để được hiến máu cần đủ 18 tuổi và không quá 60 tuổi

2. Trước khi hiến máu cần làm gì?

Trước khi hiến máu cần chú ý điều gì hay đi hiến máu cần chuẩn bị gì cũng là thắc mắc chung của nhiều người khi muốn tham gia hoạt động này. Sau đây là những điều chúng ta cần chú ý trước khi hiến máu:

  • Ngủ đủ giấc: Tối thiểu 6 tiếng để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Ăn sáng đầy đủ: Bữa sáng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp bạn tránh bị mệt mỏi khi hiến máu. Nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu protein và vitamin. Tuy vậy bạn chỉ nên ăn nhẹ không nên ăn quá nhiều đồ ăn có chất đạm, béo để tránh máu không đủ chất lượng để hiến nhé!
  • Uống nhiều nước: Uống tối thiểu 2 lít nước trong ngày để đảm bảo cơ thể đủ nước. Nước lọc là lựa chọn tốt nhất.
  • Hạn chế vận động mạnh: Tránh các hoạt động thể chất nặng nhọc để cơ thể không bị mất sức.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Không uống rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga trước khi hiến máu.

Ngoài những chú ý trên, bạn cũng đừng quên chuẩn bị giấy tờ tùy thân như Căn cước công dân, hoặc mẫu đăng ký hiến máu. Đồng thời cũng nên giữ cho tinh thần thoải mái, không cần quá căng thẳng. Bạn cũng nên trao đổi trước với gia đình hay bạn bè để có thể hỗ trợ sau khi hiến máu. Bởi có 1 số trường hợp sau khi hiến có thể cảm thấy hơi choáng váng. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên mặc quần áo rộng rãi thoải mái. Điều này vữa giúp máu lưu thông tốt vừa thuận tiện khi lấy máu. 

Ngủ đủ giấc trước khi hiến máu
Ngủ đủ giấc trước khi hiến máu

3. Sau khi hiến máu cần chú ý điều gì?

Để đảm bảo sức khỏe và phục hồi nhanh chóng sau khi hiến máu, bạn cần lưu ý những điều sau:

3. 1. Nghỉ ngơi sau khi hiến máu

Sau khi hiến bạn cần nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 15 phút sau khi hiến máu để theo dõi tình trạng sức khỏe. Tránh vận động mạnh, lao động nặng nhọc trong vòng 1 ngày sau khi hiến để cơ thể hồi phục. 

3. 2. Bổ sung nước và dinh dưỡng 

Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để bù nước cho cơ thể. Ăn nhẹ sau khi hiến máu để bổ sung năng lượng. Nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu protein và vitamin như cháo, súp, trái cây,…Bổ sung thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, cá, rau bina,… để giúp cơ thể tạo máu mới. Uống vitamin C để tăng cường hấp thu sắt.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau khi hiến máu
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau khi hiến máu

3. 3. Theo dõi sức khỏe sau khi hiến máu 

Theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng vài ngày sau khi hiến máu. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như sốt, rét, đau nhức, chóng mặt,… cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

3. 4. Hạn chế một số hoạt động có thể gây nguy hiểm

Sau khi hiến máu tránh lái xe, sử dụng máy móc nguy hiểm trong vòng 4 giờ sau khi hiến máu. Tránh uống rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga trong vòng 24 giờ. Hạn chế hút thuốc lá, không thức khuya hay tham gia những hoạt động thể thao nặng nhọc trong vòng 7 ngày.

4. Một số lưu ý khác sau khi hiến máu 

Ngoài những lưu ý quan trọng nói trên bạn cũng cần lưu ý giữ vết lấy máu tại chỗ hiến máu khô ráo, sạch sẽ. Không gãi, chà xát vào vết tiêm. Thay băng dán vết tiêm sau 24 giờ và tiếp tục thay băng trong vòng 2-3 ngày. Nếu vết tiêm sưng đỏ, chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Báo cho bác sĩ biết bạn đã hiến máu nếu bạn cần phải đi khám hoặc điều trị y tế trong vòng 48 giờ sau khi hiến máu.

Lưu ý giữ vết lấy máu tại chỗ hiến máu khô ráo, sạch sẽ
Lưu ý giữ vết lấy máu tại chỗ hiến máu khô ráo, sạch sẽ

Hiến máu nhân đạo là một việc làm ý nghĩa, góp phần cứu sống nhiều người bệnh. Hãy tuân thủ các hướng dẫn trên để đảm bảo sức khỏe và phục hồi nhanh chóng sau khi hiến máu. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi đến số máy miễn cước 1800 6527 để được hỗ trợ. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

 

Đánh giá

CHUYÊN GIA TƯ VẤN