Tổng quan về ung thư: Nguyên nhân, Các giai đoạn

Ung thư là một căn bệnh mà hầu như ai cũng đã từng nghe đến. Việc chữa trị ung bướu vẫn đặt ra nhiều thách thức, bao gồm việc phát hiện muộn, bệnh tiến triển nhanh, biến chứng phức tạp và khả năng chữa trị không cao ở giai đoạn muộn.

Trong bài viết này, Thế Giới Fucoidan sẽ cùng bạn tìm hiểu về tế bào ung thư, nguyên nhân của bệnh, cách làm tế bào ung thư tự chết và trả lời câu hỏi thường gặp như ung thư có mấy giai đoạn, ung thư có di truyền không.

"Tổng

Tế bào ung thư hình thành như thế nào?

Khi DNA bị thay đổi hoặc hỏng, có thể dẫn đến quá trình đột biến gen. Đột biến gen xảy ra khi thứ tự DNA ban đầu bị thay đổi, và những gen này không còn hoạt động bình thường. Khi điều này xảy ra, các tế bào có thể phân chia và phát triển một cách không kiểm soát, dẫn đến sự hình thành của ung bướu.

Tế bào ung thư thường xuất phát từ tế bào khỏe mạnh, nhưng chúng mang trong mình các gen đã đột biến. Đột biến gen này có thể được di truyền hoặc hình thành trong quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra, môi trường bên ngoài cũng có thể gây hao mòn gen, ví dụ như khói thuốc lá, rượu bia hoặc tác động của tia cực tím (UV) từ mặt trời.

Ung bướu có thể phát triển từ bất kỳ tế bào nào trong cơ thể và chúng hoạt động khác biệt so với tế bào bình thường. Thay vì chết đi khi chúng không còn cần thiết, các tế bào ác tính tiếp tục phát triển và phân chia không kiểm soát. Chúng không thể trưởng thành như các tế bào khỏe mạnh khác, thường ở trong trạng thái không hoàn chỉnh.

Mặc dù có nhiều loại ung bướu khác nhau, tất cả đều xuất phát từ sự bất thường và mất kiểm soát trong quá trình phát triển của tế bào.

"Tế

Nguyên nhân gây ung thư

Cho đến nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư cụ thể, chúng ta chỉ có thể xác định các yếu tố nguy cơ. Ung bướu phát triển qua một quá trình kéo dài với nhiều giai đoạn, từ các tế bào bình thường chịu ảnh hưởng từ cả yếu tố nội và ngoại của cơ thể, và biến thành các tế bào bất thường có khả năng không ngừng tái sinh.

Sự tương tác giữa nhiều yếu tố này gây ra các tổn thương trong tế bào. Nguy cơ ung bướu có thể xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc tác nhân môi trường bên ngoài.

Nguy cơ liên quan đến di truyền và tuổi tác là những yếu tố không thể thay đổi, trong khi nguy cơ từ môi trường bên ngoài có thể thay đổi.

Yếu tố di truyền

Các thay đổi di truyền có khả năng gây ung bướu vì chúng có thể gây ra sự phân chia không đúng cách của tế bào hoặc gây hại cho DNA do các yếu tố môi trường như hóa chất trong thuốc lá, tia cực tím từ mặt trời.

Cách ung bướu phát triển: Những thay đổi di truyền thường ảnh hưởng đến 3 loại gen chính: Gen sinh ung bướu, gen sửa chữa, và gen ức chế khối u. Gen proto-oncogenes có liên quan đến sự phát triển và phân chia tế bào bình thường. Khi các gen này bị thay đổi hoặc hoạt động mạnh hơn bình thường, chúng có thể trở thành gen gây ung bướu.

Các gen ức chế khối u tham gia kiểm soát sự phát triển và phân chia của tế bào, nhưng khi chúng không kiểm soát được sự phân chia, chúng có thể tạo thành ung bướu. Các gen sửa chữa DNA giúp sửa chữa các lỗi trong DNA, nhưng khi chúng đột biến, có thể dẫn đến các đột biến khác trong gen khác và góp phần vào sự phát triển của u bướu.

Yếu tố môi trường

Chất gây ung thư có thể bao gồm tác nhân vật lý như tia cực tím từ mặt trời hoặc bức xạ ion hóa, chất gây ung thư hóa học như khói thuốc lá, rượu, amiang, aflatoxin, asen, và chất gây u thư sinh học như virus HPV, HIV, virus viêm gan C, virus viêm gan B và virus Epstein-Barr, cũng như vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như sán lá gan.

Ngoài ra, có vẻ như nguy cơ ung thư tăng theo tuổi tác. Điều này có thể là do tích tụ các chất gây hại trong cơ thể theo thời gian, cùng với sự suy yếu của cơ chế sửa chữa tế bào khi hệ thống miễn dịch suy giảm theo tuổi.

"Nguyên

Ung thư có mấy giai đoạn?

Để trả lời cho câu hỏi ung thư có mấy giai đoạn. Theo hệ thống phân loại TNM, hầu hết các loại u bướu được xếp vào 4 giai đoạn, từ I đến IV. Hệ thống này dựa trên 3 yếu tố quan trọng:

T (Khối u) 

Yếu tố T giúp đánh giá khối u hình thành đầu tiên, hay gọi là u nguyên phát

Yếu tố T xác định bằng cách:

  • Đo lường kích thước của khối u bằng đơn vị centimet (cm).
  • Xem xét mức độ xâm lấn của khối u vào các cấu trúc lân cận.
  • Đếm số lượng các khối u.

Yếu tố T được đánh giá bằng một con số từ 1-4. Con số này thể hiện mức độ phát triển của khối u, với con số lớn hơn đồng nghĩa với mức độ phát triển cao hơn.

N (Hạch bạch huyết)

Hạch bạch huyết là các cấu trúc nhỏ hình bầu dục giúp hệ thống miễn dịch đối phó với bệnh tật. Yếu tố N đánh giá mức độ lan rộng đến các hạch bạch huyết lân cận từ khối u ban đầu.

Yếu tố N được đánh giá bằng một con số từ 1-3. Con số này biểu thị mức độ lan rộng đến các hạch bạch huyết, với con số lớn hơn tương ứng với mức độ lan rộng cao hơn.

M (Di căn)

Yếu tố M cho biết liệu ung bướu đã lan đến các cơ quan khác trong cơ thể (còn gọi là di căn) hay chưa.

Giai đoạn càng thấp thì mức độ nghiêm trọng của ung bướu càng ít, và khả năng sống sót sau 5 năm càng cao. Ngược lại, giai đoạn cao hơn thường đồng nghĩa với mức độ nghiêm trọng cao hơn.

"<yoastmark

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày theo từng giai đoạn

Liệu pháp xạ trị ung thư

Xạ trị ung thư là một phương pháp điều trị K bằng sử dụng bức xạ ion hóa và tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào K tại vị trí cụ thể. Quá trình này phá vỡ tế bào K, ngăn chặn sự phát triển của tế bào K mới và loại bỏ tế bào K đã tồn tại.

Trong nhiều trường hợp, xạ trị có thể chữa khỏi ung thư nếu được phát hiện sớm và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

Các trường hợp ung thư nào thích hợp với xạ trị?

Xạ trị được áp dụng để đạt được mục tiêu chữa khỏi, kiểm soát hoặc giảm nhẹ sự phát triển của bệnh ung bướu. Nó thường được sử dụng trong các tình huống sau:

  • Đối với các khối u lớn, xạ trị thường được thực hiện trước phẫu thuật để làm nhỏ chúng hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào K còn sót lại.
  • Xạ trị cũng có thể được áp dụng để kiểm soát triệu chứng như chảy máu hoặc tắc nghẽn các cơ quan nội tạng.

Thường thì xạ trị ở các giai đoạn sớm của ung bướu (giai đoạn 1, 2, đầu giai đoạn 3) có khả năng chữa khỏi. Trong khi đó, ở giai đoạn sau (giai đoạn 3 cuối cùng), mục tiêu của xạ trị thường là kiểm soát và giảm nhẹ sự phát triển của bệnh.

Các loại ung thư phù hợp với xạ trị

  • K vòm họng
  • K gan
  • K phổi
  • K máu
  • K tiền liệt tuyến
  • K xương
  • K cổ tử cung
  • K trực tràng
  • K tuyến giáp
  • K dạ dày
  • K đại tràng
  • Kthực quản

Những loại ung thư này thường có thể được điều trị bằng xạ trị, đặc biệt là trong giai đoạn sớm hoặc khi phát hiện các khối u ác tính ở giai đoạn sớm mà không cần phải phẫu thuật.

Đối với bệnh nhân K giai đoạn cuối, xạ trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng và giảm đau, đặc biệt khi bệnh nhân đã hồi phục tốt. Ví dụ, xạ trị cho K vú thường có khả năng chữa khỏi và tạo cơ hội sống cho bệnh nhân.

"Liệu

Ung thư có di truyền không?

Nhiều người thắc mắc ung thư có di truyền không? Đáp án xuất phát từ bản chất di truyền của cơ thể con người. Cơ thể của chúng ta được tạo nên từ hàng tỷ tế bào, và mỗi tế bào chứa thông tin di truyền được lưu trữ trong các đoạn mã gen. Các gen quy định các tính chất di truyền như màu da, mắt, hay cả tình hình sức khỏe.

Một số loại ung bướu có mối liên hệ chặt chẽ với di truyền. Chúng gọi là “ung thư di truyền.” Điều này có nghĩa rằng một người có nguy cơ cao hơn mắc ung thư nếu có một người thân trong gia đình đã từng mắc loại ung thư này. Tuy nhiên, việc di truyền không đảm bảo 100% bạn sẽ mắc ung thư.

Nếu trong gia đình bạn có nhiều người mắc ung thư, đặc biệt là cùng loại ung thư hoặc ung thư xảy ra ở tuổi trẻ, thì nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia di truyền. Họ có thể đánh giá rủi ro di truyền và đề xuất các biện pháp theo dõi, sàng lọc, hoặc các biện pháp phòng ngừa.

Tóm lại, ung thư có di truyền nhưng không phải mọi trường hợp ung thư đều do di truyền. Yếu tố môi trường cũng đóng một vai trò quan trọng. Để duy trì sức khỏe tốt nhất, hãy duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình về ung thư.

"<yoastmark

Cách làm tế bào ung thư tự chết

Các nhà khoa học đã dành nhiều năm nghiên cứu để tìm ra cách làm tế bào ung thư tự chết. Và kết quả là sự khám phá ra “Apoptosis”.

Trong cơ thể chúng ta, tồn tại một quá trình tự giết tế bào gọi là “apoptosis” hoặc “sự tự diệt tế bào theo chương trình.” Apoptosis là một phần tự nhiên của chu kỳ sống của tế bào. Khi tế bào ung thư bị tổn thương hoặc bất thường, cơ chế này sẽ kích hoạt, dẫn đến cái chết của tế bào.

Để kiểm soát và làm tế bào ung thư tự chết thông qua apoptosis, các phương pháp điều trị như liệu pháp miễn dịch, liệu pháp tiếp cận di truyền có thể được áp dụng. Mục tiêu là kích hoạt apoptosis trong tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Quá trình tế bào tự chết thông qua apoptosis là một phần tự nhiên của cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tế bào ung thư có thể tránh apoptosis. Điều này mở ra hướng đi mới cho tiến bộ trong phương pháp điều trị và nghiên cứu kiểm soát sự phát triển và tự diệt của tế bào ung thư.

"Cách

Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản về ung thư, ung thư có mấy giai đoạn, liệu pháp xạ trị ung thư và tìm hiểu cách làm tế bào ung thư tự chết.

Xem thêm: Ung thư trực tràng là bệnh gì, nguyên nhân và dấu hiệu

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN