U tuyến thượng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

U tuyến thượng thận là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone trong cơ thể. Dưới đây dược sĩ Thế Giới Fucoidan gửi đến một số thông tin quan trọng về căn bệnh này.

1. U tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết, nằm trong phúc mạc. Tuyến thượng thận đặt ở mỗi bên của thận, chịu trách nhiệm sản xuất hormon và tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và điện giải, đặc biệt, hormon catecholamin đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp và động mạch.

U tuyến thượng thận là gì?
U tuyến thượng thận là gì?

Bệnh u tuyến thượng thận có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên của tuyến thượng thận. Tùy thuộc vào vị trí của khối u trong vùng tủy hoặc vỏ, u tuyến thượng thận có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

Hầu hết các trường hợp mắc loại u này đều là các khối u lành tính, tuy nhiên, ít khi có trường hợp nó là một khối u ác tính (ung thư). 

Xem thêm: Hạch cổ là gì? Có nguy hiểm không

2. Nguyên nhân u tuyến thượng thận

Nguyên nhân chính của u tuyến thượng thận vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền hoặc liên quan đến di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển u. Những người mắc các vấn đề di truyền này thường có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển các khối u tuyến thượng thận. Do đó, nếu người thân mắc bệnh bệnh này thì cô bác nên thường xuyên thăm khám y tế, đánh giá sức khỏe hàng năm để đề phòng và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.

3. Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Bệnh U tuyến thượng thận thường xuất hiện ở những người trẻ (từ 20 đến 50 tuổi), đặc biệt là những người mang các yếu tố di truyền. Những người mắc các vấn đề di truyền như u tân sinh đa tuyến nội tiết hay u sợi thần kinh có nguy cơ cao hơn.

4. Triệu chứng u tuyến thượng thận

Triệu chứng u tuyến thượng thận tương đối dạng, triệu chứng phổ biến là:

  • Tăng huyết áp kịch phát: người bệnh trải qua cơn tăng huyết áp đột ngột. Huyết áp có thể tăng lên mức đáng lo ngại, thường nằm trong khoảng 250-280 mmHg cho huyết áp tâm trương và 120-140 mmHg cho huyết áp trái phổi. Các cơn tăng huyết áp này có thể xảy ra một cách đột ngột. Trong một số trường hợp, người bệnh đã có vấn đề về áp lực máu trước đó có thể trải qua cơn tăng huyết áp kịch phát. Thời gian kéo dài của mỗi cơn tăng huyết áp có thể từ vài phút đến vài giờ. Sau mỗi cơn tăng huyết áp, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi do mất nước, có thể dẫn đến sự rối loạn điện giải và nguy cơ trụy mạch, gây hại cho sức khỏe.
Tăng huyết áp kịch phát:
Tăng huyết áp kịch phát
  • Tốc độ tim tăng: Nhịp tim thường nhanh hơn bình thường, với tốc độ lên đến 100-140 lần mỗi phút. Điều này có thể dẫn đến cảm giác sự căng thẳng trong tim và sự không thoải mái.
  • Triệu chứng về ngoại hình và tình trạng cơ thể: người bệnh thường có làn da màu xanh và mồ hôi nhiều. Điều này là dấu hiệu của sự căng thẳng và sự khó chịu. Họ cũng có thể trải qua cảm giác ớn lạnh.
  • Triệu chứng khác: người bệnh có thể trải qua đau đầu, buồn nôn và khó thở. Những triệu chứng này thường xuất hiện cùng với sự gia tăng áp lực máu và stress tăng cao trong cơ thể.

Triệu chứng ít gặp: Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như tình trạng lo lắng, bồn chồn, táo bón và sút cân.

Sút cân
Sút cân

Các triệu chứng bệnh thường có thể được kích hoạt hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau các tình huống gây căng thẳng tinh thần như stress hoặc gắng sức mệt mỏi. Những yếu tố này có thể làm cho tình trạng bệnh tăng cường và trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Biến chứng của bệnh

Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, u tuyến thượng thận có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là đối với các bộ phận quan trọng như tim, thận và não.

Khi bi loại u này khi kết hợp với huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như: Suy thận, Bệnh tim, Đột quỵ, Suy hô hấp cấp tính. Tổn thương các dây thần kinh mắt.

6. Điều trị u tuyến thượng thận

U tuyến thượng thận có kích thước nhỏ (< 5cm) và không gây ra các triệu chứng hoặc tăng tiết hormone thượng thận, thường không yêu cầu điều trị ngay lập tức. Bệnh nhân sẽ được theo dõi định kỳ và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra kích thước u và chức năng nội tiết.

Nếu u lớn hơn 5cm hoặc gây ra tăng tiết hormone, phẫu thuật là cách tiếp cận thích hợp. Có hai phương pháp phẫu thuật chính: mổ nội soi dành cho u nhỏ hơn 5cm và không độc hại, còn mổ mở được sử dụng khi có chống chỉ định với mổ nội soi hoặc khi u quá lớn và liên quan nhiều đến các cấu trúc xung quanh.

Phẫu thuật
Phẫu thuật

Trong quá trình chuẩn bị cho phẫu thuật, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát huyết áp trong khoảng 7-10 ngày trước mổ. Phẫu thuật có thể loại bỏ hoặc giữ lại một phần tuyến thượng thận, tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Trong trường hợp ung thư hoặc ung thư di căn, các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, hoặc liệu pháp nhắm trúng đích cũng có thể được áp dụng bổ sung hoặc thay thế phẫu thuật.

Xem thêm: So sánh xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư: Cái nào nặng hơn?

Trên đây là những thông tin về u tuyến thượng thận. Nếu có những triệu chứng của bệnh, cô bác hãy đi khám chuyên khoa để tránh những biến chứng nhé! Mọi thắc mắc về bệnh học, Fucoidan, mời cô bác anh chị liên hệ tổng đài miễn cước 1800 6527 để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN