Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được mấy năm?

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là cơ thể của bệnh nhân không còn phản ứng với các liệu pháp điều trị. Thời điểm này, các phương pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc giảm nhẹ, giảm đau cho bệnh nhân. Đây cũng là một trong những phương pháp chính để giúp cho người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, nhận biết sớm các dấu hiệu cũng có thể giúp kéo dài thời gian sống của người bệnh K.

1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là như nào?

Cũng như những bệnh ung thư khác, ung thư dạ dày giai đoạn cuối là thời điểm khối u ác tính đã di căn đến một hay nhiều bộ phận khác trong cơ thể. U dạ dày có thể di căn đến các bộ phận như phổi, gan, hạch bạch huyết, xương, não. Giai đoạn này hiện được phân làm 2 loại như sau:

  • Ung thư dạ dày giai đoạn 2: Ở giai đoạn sớm cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh khối u phát triển lớn hơn. Đây là thời điểm tế bào ung thư bắt đầu phát triển xuyên qua thành dạ dày vào đến các cơ quan hoặc mô lân cận xung quanh.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: Khối u đã di căn tới các bộ phận khác ở xa dạ dày hơn. Lúc này tiên lượng sống của người bệnh khá xấu, chính vì thế cần có biện pháp điều trị ngay lập tức. Liệu pháp miễn dịch của cơ thể lúc này rất yếu nên cần sự trợ giúp của các thuốc đặc trị.

"<yoastmark

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày theo từng giai đoạn

2. Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Nếu như ở giai đoạn đầu thì các dấu hiệu của thư dạ dày có còn khá mờ nhạt thì triệu chứng của giai đoạn cuối sẽ rõ rệt hơn. Sau đây là một số dấu hiệu mà người bệnh và người thân có thể căn cứ để chuẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối sớm nhất.

2.1. Bệnh nhân đi ngoài phân màu đen

Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối rõ ràng nhất là đi ngoài ra phân đen. Nguyên do là khối u dạ dày bị vỡ hoặc tổn thương dẫn đến xuất huyết, máu chảy xuống hậu môn, đi cùng thức ăn và dẫn tới đại tiện phân đen. Đây là dấu hiệu khá dễ nhận biết nên người thân chú ý quan sát để có thể kịp thời điều trị tích cực cho bệnh nhân.

2.2. Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn và nôn mửa

Khi khối u chèn ép thành vị dạ dày khiến cho việc dung nạp thức ăn trở nên ngày càng khó khăn. Đồng thời gây cản trở cho việc hấp thụ và tiêu hóa lượng thức ăn có trong dạ dày. Do đó, người mắc bệnh thường trải qua cảm giác mệt mỏi và buồn nôn hoặc thậm chí là nôn mửa.

Tình trạng này xuất phát từ sự phát triển không kiểm soát của khối u trong niêm mạc dạ dày, gây nứt nẻ và tạo ra vết thương loét, dẫn đến tình trạng chảy máu.

Đau bụng dữ dội ở giai đoạn cuối
Đau bụng dữ dội ở giai đoạn cuối

2.3. Người bệnh mệt mỏi chán ăn, cân nặng sụt giảm nhanh

Bệnh bước vào thời kì cuối cộng thêm ảnh hưởng từ những liệu pháp điều trị nên người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Một số trường hợp thì cân nặng cũng giảm rất nhanh, người bệnh dường như chỉ còn da bọc xương. Người bệnh cũng khó có thể tự sinh hoạt hay lao động như người bình thường.

2.4. Đau trướng bụng dữ dội

Nếu ở giai đoạn ban đầu, người mắc bệnh chỉ trải qua cảm giác đau nhẹ ở khu vực bụng và cảm giác đầy bụng, thì ở giai đoạn cuối. Cơn đau trở nên ngày càng gia tăng và rõ ràng hơn.

Trong giai đoạn này, có thể xuất hiện cơn đau thường từ phía trên rốn, điều này là kết quả của việc khối u đã lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể như gan, phổi, xương,… và gây áp lực lên các dây thần kinh của người bệnh.

2.5. Thiếu máu

Giai đoạn cuối của ung thư dạ dày, người bệnh thường trải qua tình trạng chán ăn và suy nhược cơ thể nặng nề do khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng giảm sút. Việc ăn uống trở nên khó khăn hơn vì cảm giác nuốt nghẹn, buồn nôn và nôn liên tục khiến quá trình nạp thức ăn trở nên đau khổ.

Sự xuất hiện của máu trong phân khi đi tiêu đại tiện làm cho người bệnh giảm cân nhanh chóng, đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu máu và suy nhược cơ thể.

2.6. Sờ cục cứng có khối u vùng bụng

Khi bước vào giai đoạn cuối của bệnh khối u đã phát triển đến kích thước lớn. Do đó, nếu bạn chạm vào vùng bụng, bạn có thể dễ dàng nhận thấy một khối u cứng chắc “tồn tại”.

2.7. Suy kiệt

Người bệnh ở giai đoạn suy kiệt cơ thể cuối cùng của bệnh ung thư dạ dày thường trải qua những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Thở chậm, hụt hơi hoặc thở dốc.
  • Cảm giác nghẹn trong cổ họng và khó thở do chất lỏng bị vướng lại trong cơ thể mà không thể nuốt hoặc nhổ ra.
  • Da trở nên xanh hoặc xám xịt, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân.
  • Môi khô.
  • Tiểu ít hoặc mất kiểm soát tiểu tiện.
  • Các cử chỉ không tự chủ và có thể lặp lại nhiều cử động.
  • Cảm giác bồn chồn liên tục.
  • Mất nhận thức về thời gian, khó nhớ tên người khác hoặc người thân.

3. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao nhiêu năm?

Ung thư dạ dày bước vào giai đoạn cuối là lúc các tế bào ung thư đã di căn ra khắp các bộ phận của cơ thể. Do đó mà tỷ lệ sống sót của những người bệnh sau khoảng 5 năm chỉ rơi vào khoảng 6%. Đối với người bệnh trong giai đoạn cuối, cần chăm sóc và giảm nhẹ tình trạng bệnh bao gồm bổ sung dinh dưỡng tích cực và liệu pháp tâm lý là điều cần làm để giúp cho họ nâng cao chất lượng cuộc sống.

tỷ lệ sống sót của người bệnh sau 5 năm chỉ vào khoảng 6%
tỷ lệ sống sót của người bệnh sau 5 năm chỉ vào khoảng 6%

Xem thêm: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: cách nhận biết và phương pháp điều trị 

4. Làm sao để điều trị giảm nhẹ ung thư giai đoạn cuối

Việc điều trị giai đoạn cuối bệnh ung thư dạ dày phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u trong cơ thể, cũng như các triệu chứng mà người bệnh đang phải đối mặt và liệu pháp đã được áp dụng trước đó. Nhằm thu nhỏ hoặc kiểm soát sự phát triển của khối u ác tính và giảm nhẹ triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp trị liệu sau:

4.1. Sử dụng hóa trị điều trị K giai đoạn cuối

Hóa trị được sử dụng trong điều trị K dạ dày giai đoạn cuối nhằm mục tiêu tiêu diệt tế bào ung thư. Đồng thời, liệu pháp này cũng hướng đến việc giảm nhẹ các triệu chứng phát tác và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày cho người bệnh.

4.2. Sử dụng xạ trị điều trị k dạ dày giai đoạn cuối

Xạ trị có thể kết hợp với việc sử dụng hóa chất nhằm thu nhỏ khối u và hạn chế các triệu chứng. Điều này giúp tăng cường hiệu quả của liệu pháp và cải thiện kết quả điều trị cho người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

4.3. Sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung hỗ trợ

Ở bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối, ưu tiên hàng đầu chính là giảm đau và giúp bệnh nhân được thoải mái nhất có thể về mặt tinh thần. Bên cạnh những loại thuốc chuyên khoa được bác sĩ kê đơn, người nhà có thể tham khảo sử dụng thêm Fucoidan cho bệnh nhân K.

Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Mozuku
Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Mozuku

Fucoidan là hoạt chất có trong các loại rong tảo nâu như Mozuku, Mekabu và Kombu. Fucoidan đã được chứng minh là có vô cùng nhiều công dụng với bệnh nhân ung thư. Cụ thể 

  • Ức chế sự phát triển và phân chia của tế bào ung thư. Nó có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh tồn và sự gia tăng tế bào của khối u.
  • Kích thích  quá trình Apoptosis của tế bào, từ đó hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của khối u.
  • Ngăn hình mạch máu mới nuôi khối u. 
  • Chống viêm, hỗ trợ giảm mệt mỏi cho bệnh nhân K dạ dày giai đoạn cuối. 

Xem thêm: Đau dạ dày: Dấu hiệu, Biến chứng, Nên ăn uống gì?

Trên đây là toàn bộ các thông tin giải đáp cho câu hỏi Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu cũng như cách điều trị giai đoạn này. Mọi thắc mắc về bệnh học, Thế Giới Fucoidan, cô bác anh chị hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800 6527 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN