Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: cách nhận biết và phương pháp điều trị
Mục lục
- 1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là như thế nào?
- 2. Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn muộn
- 3. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối như thế nào
- 3.1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có chữa được không?
- 3.2. Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối
- 4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn muộn
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là giai đoạn bệnh đánh giá có tiên lượng xấu và khó đáp ứng với các phương pháp điều trị. Vậy làm sao để phát hiện sớm nhất ung thư dạ dày, đâu là biện pháp giúp giảm đau và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây mà dược sĩ chia sẻ để có được câu trả lời chi tiết nhất.
1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là như thế nào?
Ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn từ 0 đến 4. Giai đoạn cuối cũng chính là giai đoạn 4 và được chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn là giai đoạn 4a và 4b.
- Giai đoạn 4a: Khối u ác tính đã xuyên qua thành dạ dày, thâm nhập vào các mô và cơ quan lân cận, nhưng chưa lây lan đến các bộ phận xa trong cơ thể
- Giai đoạn 4b: Ung thư di căn đến các cơ quan xa dạ dày như gan, phổi, mô lót trong ổ bụng, hạch bạch huyết ở xa..
Như vậy, dựa vào những đặc điểm nói trên, chúng đã có đáp án cho câu hỏi “ung thư dạ dày giai đoạn cuối có di căn không?” Mặc dù đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh ung thư dạ dày, nhưng vẫn có các biện pháp chăm sóc, giúp giảm bớt sự đau đớn cho bệnh nhân.
2. Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn muộn
Căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ rệt, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Do đó nhiều bệnh nhân khi phát hiện đã ở vào giai đoạn muộn. Thời điểm này, bệnh đã có những dấu hiệu điển hình hơn. Dưới đây là các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường gặp:
- Đau bụng dữ dội và diễn ra rất thường xuyên: Khối u phát triển gây cảm giác đau dữ dội và diễn ra thường xuyên ở khu vực thượng vị, thậm chí đau nhiều hơn sau khi ăn. Kể cả khi dùng thuốc giảm đau, cảm giác đau bụng cũng không thuyên giảm. Điều này là do khối u ác tính xâm lấn vào các lớp cơ và các cơ quan lân cận của dạ dày, gây kích ứng, viêm nhiễm và tắc nghẽn. Bên cạnh đó, đau bụng cũng có thể do dịch tích tụ trong bụng, hoặc do ung thư di căn đến gan, lá lách, hạch bạch huyết và các bộ phận khác.
- Chán ăn, sợ ăn, sụt cân nhanh mà không biết rõ nguyên nhân: Người bệnh thường rất khó ăn uống vì khô miệng, hay buồn nôn. Quá trình tiêu hóa thức ăn cũng diễn ra khó khăn nên gây ra tình trạng chán ăn. Chán ăn kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân giảm cân nghiêm trọng. Ngoài ra, tình trạng sụt cân nhanh còn do khối u ác tính trong dạ dày đã tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng, khiến cho sự phân giải trong cơ chế trao đổi chất của cơ thể tăng nhanh.
- Buồn nôn, nôn và có thể có lẫn máu trong dịch nôn: Ở giai đoạn cuối, khối u ác tính chèn ép dạ dày, gây tình trạng đầy hơi, trào ngược khiến người bệnh buồn nôn và nôn nhiều hơn ở giai đoạn đầu.
- Đại tiện phân có máu hoặc phân đen sền sệt: Người K dạ dày giai đoạn cuối thường bị xuất huyết trong. Do đó, khi đi đại tiện phân có thể lẫn máu tươi hoặc phân đen sền sệt.
- Tiêu chảy hoặc táo bón: Sự phát triển của khối u ác tính trong dạ dày khiến chức năng tiêu hóa bị kém đi, dẫn đến tình trạng táo bón. Ngoài ra, tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột, gây tiêu chảy cũng thường xuyên gặp phải ở người ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
- Mệt mỏi, da xanh tái, thiếu máu: Bệnh nhân giai đoạn cuối thường bị xuất huyết dạ dày trong thời gian dài nên dẫn đến thiếu máu, da xanh xao, cơ thể rất mệt mỏi.
- Sưng hạch ở vùng cổ hoặc nách do ung thư di căn đến hệ bạch huyết.
Ngoài ra, tùy thuộc vào nơi ung thư di căn đến, triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối cũng có thể là:
- Ung thư di căn đến gan: Người bệnh có thể bị đau bụng phía bên phải, tích tụ chất lỏng trong bụng (ascites) hoặc ngứa da.
- Ung thư di căn đến phổi: Người bệnh có thể bị khó thở, ho kéo dài hoặc tràn dịch màng phổi.
- Ung thư di căn đến xương: Đau xương, dễ gãy xương hoặc tăng canxi máu.
3. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối như thế nào
Ung thư dạ dày thời kỳ cuối điều trị như thế nào là câu hỏi mà cả bệnh nhân và người thân đều muốn biết. Sau đây là những biện pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
3.1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có chữa được không?
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối đã lan rộng đến nhiều bộ phận của cơ thể nên rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối là giảm các triệu chứng, ngăn ngừa khối u phát triển để cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của người bệnh.
3.2. Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào kích thước khối u ác tính và vị trí xuất hiện các khối u trong cơ thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định:
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày có thể không loại bỏ được hết tế bào ung thư di căn. Nhưng giúp giảm áp lực và kích ứng lên dạ dày. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ăn uống. Tuy nhiên, sau khi cắt dạ dày, người bệnh cũng sẽ mất đi một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đầy hơi, chán ăn, sụt cân, thiếu máu, thiếu vitamin, hội chứng dumping (cảm giác no nhanh, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh sau khi ăn). Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu, rò dịch, nhiễm trùng…
- Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư cũng như sự phân chia của chúng. Xạ trị có tác dụng giảm kích thước các khối u, giảm đau và giảm áp lực lên các cơ quan lân cận. Phương pháp này có thể ảnh hưởng đến cả các tế bào khỏe mạnh, gây khô miệng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm da, viêm niêm mạc, khô miệng hoặc suy giảm miễn dịch.
- Hóa trị: Phương pháp hóa trị sử dụng một số loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Hóa trị mang lại hiệu quả nhưng cũng ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh với các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn ói, miệng hôi, rụng tóc, viêm niêm mạc, thiếu máu, suy giảm miễn dịch…
- Thuốc đích hoặc liệu pháp miễn dịch: Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối này sử dụng các loại thuốc được làm từ các chất sinh học như kháng thể hoặc protein…
Tiên lượng của bệnh nhân ung thư giai đoạn này có thể được cải thiện nếu cơ thể đáp ứng tốt các phương pháp điều trị. Vì thế, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị và có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ như Fucoidan. Fucoidan mang lại nhiều tác dụng cho người ung thư dạ dày giai đoạn cuối như hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho người bệnh, giảm các tác dụng phụ khi điều trị hóa trị, xạ trị… Bên cạnh điều trị bằng y học, tinh thần của người bệnh cũng hết sức quan trọng. Do đó, người bệnh nên duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan và cố gắng tập thể dục thường xuyên, phù hợp với sức khỏe.
4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn muộn
Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày giai đoạn cuối cũng rất cần được quan tâm. Bởi vì, thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ hỗ trợ quá trình điều trị và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Một số lưu ý chung về chế độ dinh dưỡng như sau:
- Ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm, đường, chất béo có lợi, chất xơ.
- Sử dụng thực phẩm có hàm lượng calo cao, giàu chất dinh dưỡng và ít đường.
- Uống nhiều nước, có thể thay nước lọc bằng sữa, nước ép trái cây… để tăng lượng calo nạp vào cơ thể.
- Thường xuyên thay đổi thức ăn trong các bữa ăn để đa dạng dinh dưỡng và kích thích vị giác.
- Nên chia các bữa ăn chính thành các bữa nhỏ để không phải ăn quá no trong 1 lần.
- Nên ăn các thực phẩm đã được nấu chín kỹ, dạng mềm, lỏng như súp, cháo, đồ hầm… để dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc dạng không chế biến.
- Tuyệt đối không uống rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê, trà.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, cá…
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ sợi vì tạo cảm giác no lâu, khó tiêu, thậm chí gây táo bón.
- Không nên ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh, không nên ăn quá no hoặc ăn sau 8h tối.
Trên đây là toàn bộ thông tin về căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày được đánh giá có tiên lượng không mấy khả quan. Dù vậy nếu tuân thủ đúng phác đồ, kết hợp dinh dưỡng và thực phẩm hỗ trợ có thể giúp giảm bớt sự đau đớn và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Bạn đọc và người bệnh có nhu cầu tư vấn vui lòng gọi ngay đến số máy tư vấn miễn cước 1800 6527 để được dược sĩ Thế Giới Fucoidan tư vấn.
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không? Các phương pháp chữa trị
- Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không? Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối đúng cách
- Thông tin quan trọng về chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
- Ung thư phổi ho ra máu – Triệu chứng rất hiểm cần cảnh giác
- Ung thư di căn: Những thông tin cần biết
- Đi tìm lời giải: Ung thư di căn có chữa được không?
- 8 cách phòng tránh ung thư chuyên gia khuyên bạn
- Vôi hóa tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- 5 cách phòng ngừa ung thư phổi dễ thực hiện bạn cần biết
- Thức ăn của tế bào ung thư là gì?