Ung thư gan có lây không? Hiểu đúng để không sợ hãi khi người thân mắc bệnh!
Mục lục
- 1. Bệnh ung thư gan là gì?
- 2. Bệnh ung thư gan có lây không?
- 3. Bệnh gan có lây truyền không?
- 3.1. Xơ gan có lây không?
- 3.2. Xơ gan giai đoạn cuối có lây không?
- 3.3. Bệnh xơ gan cổ trướng có lây không?
- 3.4. Viêm gan có lây không?
- 3.5. Bệnh gan có lây qua đường ăn uống không?
- 4. Gợi ý phương pháp phòng ngừa các bệnh về gan
Ung thư gan là bệnh lý có tính chất nguy hiểm, tiến triển nhanh và dễ dẫn đến nguy kịch nếu không được điều trị đúng cách. Trên thực tế, có một số quan điểm cho rằng ung thư gan có thể lây truyền từ người này sang người khác, khiến bệnh nhân và người nhà lo lắng. Do đó, bài viết này sẽ giải đáp ung thư gan có lây không để bạn hiểu đúng và toàn tâm, toàn ý chăm sóc người bệnh.
1. Bệnh ung thư gan là gì?
Ung thư gan là một bệnh lý ác tính ở gan do sự tăng sinh bất thường của các tế bào không lành mạnh tại gan.
Bệnh ung thư gan thường tiến triển thầm lặng nên khó tự phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, trừ khi người bệnh thường xuyên thăm khám hoặc tầm soát ung thư định kỳ.
Có 2 loại ung thư gan là ung thư thứ phát và ung thư nguyên phát. Trong đó, ung thư gan nguyên phát là tình trạng khối u ác tính bắt đầu từ gan. Ngược lại, ung thư gan thứ phát là tình trạng khối u ác tính bắt đầu từ một bộ phận khác trong cơ thể, sau đó di căn sang gan.
Khi khối u ác tính trong gan còn nhỏ, cũng là giai đoạn sớm của bệnh ung thư, các triệu chứng lâm sàng gần như không xuất hiện. Chỉ đến khi khối u đã lớn, thì người bị ung thư gan mới có các biểu hiện điển hình hơn như chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi, đau hạ sườn phải, thể trạng gầy yếu, vàng da, sốt…
Các nguyên nhân chính gây ung thư gan là: nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C, nhiễm độc hóa chất, đột biến gen, di truyền, nhiễm ký sinh trùng, sử dụng thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu, uống rượu bia…
Xem thêm: Ung thư gan và những thông tin quan trọng về căn bệnh này
2. Bệnh ung thư gan có lây không?
Hiện nay, một số người có hành động xa lánh, kỳ thị người bị ung thư gan vì nghĩ rằng bệnh lý này có thể lây truyền từ người này sang người khác. Chính vì vậy chúng ta cần biết chính xác bệnh ung thư gan có lây không để có cách hành xử đúng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái về mặt tâm lý.
Thực tế, các bệnh ung thư không lây lan từ người này sang người khác và không được xếp vào nhóm bệnh lây nhiễm. Như vậy, với câu hỏi ung thư có lây qua đường ăn uống không và ung thư gan có lây không thì câu trả lời chắc chắn là KHÔNG.
Do đó, người khỏe mạnh không cần phải lo lắng khi tiếp xúc, chăm sóc người bị ung thư gan.
Sở dĩ, có sự nhầm lẫn rằng ung thư gan lây từ người này sang người khác vì một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan là virus viêm gan B, viêm gan C. Trong khi đó, 2 loại virus này có thể lây lan từ người này qua người khác.
Virus viêm gan B, C có thể lây truyền qua các con đường như: máu, tình dục, mẹ sang con… Do đó, để phòng ngừa ung thư gan, bạn nên phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan B, C.
3. Bệnh gan có lây truyền không?
Bên cạnh câu hỏi bệnh ung thư gan có lây không, chắc hẳn bạn còn muốn biết các bệnh gan có lây không, hoặc bệnh gan có lây qua đường ăn uống không? Vì thế, hãy theo dõi phần dưới đây để được giải đáp băn khoăn này bạn nhé!
3.1. Xơ gan có lây không?
Xơ gan là bệnh lý tiến triển từ viêm gan. Lúc này, gan đã trải qua một quá trình tổn thương lâu dài, các mô xơ dần thay thế các mô gan khỏe mạnh, khiến cho chức năng gan suy giảm.
Với câu hỏi xơ gan có lây không thì câu trả lời là KHÔNG. Nếu có lây nhiễm, thì đó là lây virus viêm gan B, C – nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan.
3.2. Xơ gan giai đoạn cuối có lây không?
Xơ gan được chia thành 4 giai đoạn. Trong đó, xơ gan giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của xơ gan.
Lúc này, gan bị xơ hóa hoàn toàn, không thể đảm nhận chức năng thông thường, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy gan, ung thư gan, xuất huyết tiêu hóa…
Xơ gan không lây truyền nên xơ gan giai đoạn cuối cũng không lây từ người này sang người khác. Do vậy, khi có người thân mắc xơ gan giai đoạn cuối, bạn có thể tiếp xúc và chăm sóc họ bình thường.
3.3. Bệnh xơ gan cổ trướng có lây không?
Xơ gan cổ trướng là một tên gọi khác của xơ gan giai đoạn cuối. Như vậy, xơ gan cổ trướng sẽ không lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
3.4. Viêm gan có lây không?
Viêm gan là tình trạng gan bị viêm nhiễm, do nhiều nguyên nhân gây ra như virus, rượu, thuốc…
Viêm gan có lây không là một vấn đề nên được quan tâm. Vì hiểu đúng sẽ giúp người nhà và bệnh nhân bảo vệ tốt sức khỏe của mình.
Viêm gan có thể lây hoặc không lây. Viêm gan lây chủ yếu là viêm gan do virus. Cụ thể là:
- Viêm gan A và viêm gan E có thể lây qua đường tiêu hóa.
- Viêm gan B, C, D thường lây qua đường máu, tình dục, mẹ truyền sang con.
3.5. Bệnh gan có lây qua đường ăn uống không?
Sau khi trả lời các câu hỏi ung thư gan, xơ gan, viêm gan có lây không, chúng ta thấy được viêm gan A và viêm gan E là lây qua đường ăn uống.
May mắn là viêm gan A và viêm gan E thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan mà cần chủ động phòng bệnh bằng cách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu ăn, và trước khi ăn.
4. Gợi ý phương pháp phòng ngừa các bệnh về gan
Dưới đây là các phương pháp giúp lá gan của chúng ta khỏe mạnh. Bạn có thể lưu lại và áp dụng nhé.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Người bị thừa cân, béo phì rất dễ gặp vấn đề liên quan đến chức năng chuyển hóa ở gan hay còn gọi là gan nhiễm mỡ. Do đó, chúng ta nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Thực hiện chế độ ăn cân đối: Nên bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ dầu thực vật, cá và các loại hạt. Uống đủ nước để đảm bảo chuyển hóa và đào thải độc tố. Hạn chế ăn thực phẩm giàu năng lượng, chất béo bão hòa, thịt đỏ, các loại carbohydrate đã qua chế biến.
- Tập luyện phù hợp với thể chất: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tổng quát và sức khỏe của gan.
- Hạn chế uống rượu bia: Uống rượu bia trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
- Không nên tiếp xúc với các độc tố: Các loại độc tố, đặc biệt là Aflatoxin có thể gây ảnh hưởng không tốt đến lá gan. Cụ thể, các thực phẩm chứa nhiều Aflatoxin chúng ta không nên ăn là: các loại hạt đã bị đổi màu, đổi vị như đậu phộng, hạt dẻ, hạt hướng dương, hạt óc chó, lạc…; các loại ngũ cốc bị mốc như gạo, ngô, đậu, lúa mạch…; các sản phẩm làm từ ngũ cốc bị mốc như bún, bơ đậu phộng, mì, miến; đũa đã dùng để ăn thực phẩm chứa nhiều Aflatoxin nhưng không được rửa sạch…
- Tiêm phòng virus viêm gan: Hiện nay đã có vacxin phòng một số loại virus viêm gan. Bạn nên chủ động tới các cơ sở tiêm chủng để tiêm phòng.
- Không nên sử dụng chung kim tiêm với người khác: Việc này giúp ngăn ngừa lây lan virus viêm gan B, C… và nhiều bệnh lý khác.
- Quan hệ tình dục an toàn: Vì virus viêm gan B, C… có thể lây lan qua đường tình dục nên bạn cần quan hệ tình dục an toàn để không bị lây các loại virus này.
- Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống: Chế biến thực phẩm sạch sẽ, ăn chín, uống sôi, rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Qua đây chúng ta đã được giải đáp ung thư gan có lây không? Nếu cô bác, anh chị vẫn còn băn khoăn, vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Thế Giới Fucoidan qua số điện thoại miễn cước 1800 6527 để được giải đáp ngay nhé!
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung – Hướng dẫn chi tiết.
- Mỗi đợt xạ trị kéo dài bao lâu? Giải đáp chi tiết cho bệnh nhân
- Tảo Fucoidan vàng có giá bao nhiêu? bí quyết chọn mua hiệu quả
- Cập nhật giá tiêm ung thư cổ tử cung 2024 và những lưu ý quan trọng
- Người xạ trị có cần cách ly không? Cách ly bao nhiêu ngày?
- Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không? Các phương pháp chữa trị
- Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không? Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối đúng cách
- Thông tin quan trọng về chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
- Ung thư phổi ho ra máu – Triệu chứng rất hiểm cần cảnh giác
- Ung thư di căn: Những thông tin cần biết