7 dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng giai đoạn 1 

4/5 - (1 bình chọn)

Ung thư đại tràng giai đoạn 1 được xếp vào ung thư đại tràng giai đoạn sớm. Thời điểm này tế bào ung thư còn chưa phát triển lan rộng, nên tiên lượng điều trị khá tốt. Tuy nhiên, do dấu hiệu của thời điểm này còn mờ nhạt nên thường bị nhiều người bỏ qua. Vậy dấu hiệu nào cảnh báo ung thư đại tràng giai đoạn 1 nổi bật nhất.  

1. Ung thư đại tràng giai đoạn 1 là gì?

Ung thư đại tràng giai đoạn 1 là thời điểm tế bào ung thư đã phát triển xuyên qua lớp dưới niêm mạc. Tuy nhiên, tế bào ung ung vẫn còn khu trú chưa phát triển và chưa lây lan vào các hạch bạch huyết. Thời điểm này nếu phát hiện và được điều trị có thể chữa khỏi ung thư đại tràng. Tuy nhiên đa số ca bệnh khi phát hiện đều đã ở vào giai đoạn muộn hơn, do các dấu hiệu giai đoạn đầu khá mờ nhạt.

Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng

2. Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn đầu thường khá mờ nhạt. Thực tế cũng cho thấy, ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu cũng dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Ví dụ như hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm ruột. Do đó, quan trọng nhất là bệnh nhân không được chủ quan, cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu đáng ngờ. 

Sau đây là 7 dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1 phổ biến nhất

  • Tiêu chảy, táo bón kéo dài hơn một cách bất thường, không rõ nguyên nhân. 
  • Phân dẹt hình lá lúa, và có cảm giác đại tiện không hết phân. 
  • Chảy máu trực tràng kèm theo máu đỏ tươi hoặc nhầy lẫn máu.
  • Phân đen do xuất huyết tiêu hóa. 
  • Chuột rút hoặc đau bụng.
  • Suy nhược và mệt mỏi.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân. 

Với những dấu hiệu nói trên, việc khám sàng lọc chính là cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh từ sớm. Đây cũng là lý do mà hàng năm chúng ta nên đi tầm soát định kỳ. Bởi ung thư đại tràng nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là rất cao.

Xem thêm: Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì? Top 4 hoa quả cần tránh khi mắc ung thư

Sút cân không rõ nguyên nhân cũng cảnh báo ung thư giai đoạn đầu
Sút cân không rõ nguyên nhân cũng cảnh báo ung thư giai đoạn đầu

3. Những biện pháp chẩn đoán ung thư đại tràng ở thời điểm đầu

Để chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bệnh nhân và khám sức khỏe. Đồng thời yêu cầu người bệnh làm các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán.

3.1 Chụp CT và MRI 

Chụp CT và MRI nhằm xác định giai đoạn của ung thư và xem liệu bệnh đã di căn sang các cơ quan khác chưa. 

3.2 Làm siêu âm nội soi

Nội soi có kết hợp siêu âm trong lòng đại trực tràng được dùng để đánh giá mức độ xâm lấn của khối u. Qua đó đánh giá bệnh có phải giai đoạn 1 hay không, cũng như đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. 

Siêu âm được dùng trong chẩn đoán ung thư
Siêu âm được dùng trong chẩn đoán ung thư

3.3 Xét nghiệm di truyền

Chẩn đoán ung thư đại tràng cần làm xét nghiệm di truyền là vì bệnh có thể liên quan đến một số đột biến di truyền khiến các tế bào bình thường trở thành ung thư. Chúng chỉ được tìm thấy trong các tế bào ung thư và không được tìm thấy trong các tế bào bình thường. Đối với một số bệnh ung thư tiến triển, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm phân tử trên một khối u để tìm đột biến Xôma. Việc nắm rõ cấu tạo di truyền của khối u sẽ giúp bác sĩ lựa chọn các phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

3.4 Lấy sinh thiết 

Trường hợp có nghi ngờ ung thư đại trực tràng, người bệnh sẽ được nội soi và lấy mẫu sinh thiết kiểm tra. Bác sĩ sẽ lấy một mảnh mô nhỏ bằng một dụng cụ đặc biệt trong khi nội soi. Đồng thời tiến hành kiểm tra để xác định có tế bào ung thư hay không. 

4. Các biện pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1

Như chúng ta đã biết ở phần đầu của bài viết, ung thư đại tràng giai đoạn 1 đã phát triển sâu hơn vào các lớp của thành đại tràng. Tuy vậy, tế bào ung thư chưa lan ra bên ngoài thành đại tràng hoặc xâm lấn vào các hạch bạch huyết gần đó. 

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ loại bỏ các polyp. Tuy nhiên, nếu tế bào ung thư có trong polyp là loại nguy cơ cao hoặc có các tế bào ung thư ở các cạnh của polyp, phẫu thuật có thể được khuyến nghị nhiều hơn

Trường hợp không thể loại bỏ hoàn toàn polyp, hoặc nếu phải cắt bỏ nhiều thì bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật. Mục đích là cắt bỏ một phần đại tràng bị ung thư và vét các hạch bạch huyết gần đó. Trường hợp này, người bệnh thường sẽ không cần điều trị bổ trợ nữa.

5. Ung thư đại tràng giai đoạn 1 sống được bao lâu? 

Đối với bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót chung sau 5 năm của ung thư đại tràng là 67%. Đây được đánh giá là con số khá lý tưởng. Tỷ lệ này có thể thay đổi dựa trên một số yếu tố như sức khỏe của bệnh nhân như:

  • Thời điểm chẩn đoán
  • Khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị
  • Tuổi tác, nền tảng sức khỏe của người bệnh.

Dù vây, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 17% nếu ung thư đại tràng đã lan sang các mô hoặc cơ quan xung quanh và/hoặc các hạch bạch huyết trong khu vực. Do đó, việc tầm soát phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

6. Ung thư đại tràng giai đoạn đầu có nguy hiểm không?

Căn bệnh ung thư chắc chắn là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, với ung thư giai đoạn đại tràng giai đoạn sớm, mức độ nguy hiểm sẽ ít hơn giai đoạn muộn. Ung thư đại tràng giai đoạn 1 có tỷ lệ sống sau 5 năm rất cao (hơn 90%). Do đó, người bệnh cần chú ý tầm soát để phát hiện bệnh sớm. 

7. Ung thư đại tràng giai đoạn 1 có chữa được không?

Với câu hỏi này, chúng ta hoàn toàn có quyền lạc quan vì ung thư đại tràng giai đoạn 1 có thể chữa được. Lúc này, tế bào ung thư chỉ khu trú ở đại tràng chứ chưa gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, nên nó có thể được chữa khỏi bằng cách phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.

"chúng

8. Bệnh ung thư đại tràng thời kì đầu có tái phát không?

Hầu hết những người mới bị ung thư đại tràng đều đáp ứng điều trị tốt. Trên thực tế, khoảng 90% những người bệnh giai đoạn 1 sống ít nhất 5 năm sau khi phát hiện ung thư. Tuy nhiên bệnh cũng có nguy cơ tái phát nếu không được phòng ngừa sau điều trị đúng cách. Người bệnh nên theo dõi định kỳ với bác sĩ và thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng theo chỉ định; đồng thời thay đổi lối sống lành mạnh.

9. Làm sao để ngăn chặn ung thư đại tràng tái phát?

Toàn bộ các biện pháp điều trị ung thư cho đến nay vẫn chưa thể tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư. Tuy nhiên, việc kìm hãm và phòng ngừa tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ hơn là hoàn toàn có  thể. Để có thể ngăn chặn ung thư đại tràng tái phát, người bệnh cần chú ý một số lưu ý sau:

  • Chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều rau củ và quả giúp cung cấp chất xơ và các chất chống oxy hóa và tăng miễn dịch cơ thể. Giảm lượng chất béo và đường trong chế độ ăn. Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến và duy trì cân nặng ổn định. 
  • Thăm khám định kỳ: Luôn nhớ thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Sử dụng Fucoidan: Fucoidan là hoạt chất đã được công nhận có khả năng hỗ trợ phòng chống và điều trị ung thư. Fucoidan được chiết xuất từ các loại rong tảo nâu như Mozuku, Wakame ( Mekabu), Kombu. Fucoidan có tác dụng kích thích tế bào K tự chết theo chu trình tự chết của tế bào. Đồng thời tăng cường miễn dịch của cơ thể, nhờ đó kìm hãm sự phát triển của tế bào K hiệu quả hơn.  Hiện nay, Fucoidan đã được sản xuất hàng loạt và ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị ung thư. Phổ biến nhất là các sản phẩm Fucoidan đến từ Nhật Bản

Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu
Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu

Xem thêm: Những lợi ích của tảo nâu Mozuku với sức khỏe

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về căn bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 1 . Hy vọng với những thông tin mà Thế Giới Fucoidan chia sẻ quý độc giả đã có cái nhìn toàn diện hơn về căn bệnh này. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đến số máy hotline 1800 6257 để được dược sĩ tư vấn.

4/5 - (1 bình chọn)

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN