Chi phí hóa trị ung thư hết bao nhiêu? Cách tiết kiệm chi phí
Mục lục
- 1. Tổng kết các khoản cần chi khi bắt đầu hóa trị
- 1.1. Chi phí thuốc hóa trị điều trị ung thư
- 1.2. Chi phí khác như ăn ở, đi lại
- 2. 4 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị ung thư
- 2.1. Loại bệnh ung thư mà bệnh nhân
- 2.2 Chi phí khác nhau ở giai đoạn bệnh và kích thước khối u
- 2.3 Đáp ứng điều trị của bệnh nhân cũng khiến chi phí tăng hay giảm
- 2.4. Các chi phí phát sinh khác
- 3. Làm sao giảm bớt đi gánh nặng chi phí
- 4. Kết luận
Hóa trị ung thư hiện nay vẫn là một trong những phương pháp trị liệu ung thư chủ yếu. Hóa trị là biện pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Vậy hóa trị ung thư có tốn kém nhiều không, chi phí hóa trị ung thư hết bao nhiêu tiền? Và làm sao để có thể tiết kiệm hơn trong quá trình hóa trị ung thư. Mời quý độc giả cùng đón xem bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng kết các khoản cần chi khi bắt đầu hóa trị
Hóa trị ung thư thường sẽ được tiến hành nhiều đợt. Với mỗi bệnh nhân thời gian hóa trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe. Đa số mỗi đợt điều trị sẽ kéo dài từ 5-7 ngày. Kéo theo đó là chi phí điều trị khá tốn kém. Chi phí truyền hóa chất sẽ bao gồm những chi phí thuốc, tiền nằm điều trị tại viện, chi phí ăn ở, thuê nhà nhà trọ với bệnh nhân ở xa, chi phí thuê người chăm sóc nếu như không có người thân đi cùng. Nói chung khi nhắc đến chi phí hóa trị ung thư cần tính toán hết các khoản tiền đi kèm.
1.1. Chi phí thuốc hóa trị điều trị ung thư
Đây là chi phí đầu tiên cũng là chi phí chiếm khá nhiều trong tổng số tiền cần chi trả. Hiện nay có khoảng hơn 100 loại hóa chất điều trị ung thư, và giá cũng những hóa chất đa số đều khá cao. Bên cạnh đó, chi phí hóa chất cũng tùy thuộc vào giai đoạn bệnh của bệnh nhân, tình trạng kích thước khối u. Bệnh ở giai đoạn càng nặng, bệnh nhân càng yếu thì chi phí để hóa trị sẽ cao hơn. Nói chung mỗi đợt điều trị người bệnh cần chuẩn bị số tiền khoảng từ 7-10 triệu đồng dành cho hóa chất, và một số thuốc hỗ trợ đi kèm.
1.2. Chi phí khác như ăn ở, đi lại
Với những bệnh nhân điều trị gần nhà, khoản chi này có thể sẽ không cần tính đến. Nhưng với những cô bác từ tỉnh lên thành phố điều trị thì khoản tiền này cũng là một vấn đề không hề nhỏ. Ngoài tiền thuốc, bệnh nhân còn cần thanh toán tiền viện phí, chi phí ở trọ nếu có người thân chi chăm sóc. Bên cạnh đó là chi phí ăn uống bồi dưỡng cho người bệnh.
2. 4 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị ung thư
Chi phí điều trị ung thư mỗi người mỗi khác nhau, tuy nhiên có 5 yếu tố chính sau đây sẽ quyết định số tiền người bệnh cần chi trả ít hay nhiều.
2.1. Loại bệnh ung thư mà bệnh nhân
Mỗi bệnh lý ung thư khác nhau nên sẽ có phác đồ điều trị và các loại thuốc hóa trị tương ứng. Do đó, chi phí thuốc điều trị đối với từng loại cũng sẽ khác nhau.
2.2 Chi phí khác nhau ở giai đoạn bệnh và kích thước khối u
Bệnh nhân phát hiện bệnh càng sớm việc điều trị càng dễ dàng và đỡ tốn kém. Ngược lại
bệnh càng ở giai đoạn muộn, khối u càng lớn chi phí điều trị cũng tăng cao hơn. Nguyên nhân là khi khối u to hơn, lượng hóa chất cũng cần dùng nhiều hơn. Hoặc kết hợp giữa hóa trị với các liệu pháp khác, khiến chi phí tăng lên nhiều. Đây cũng là lý do nhà nước cùng bộ y tế luôn khuyến khích người dân nên đi khám sức khỏe cũng như tầm soát định kỳ để có sự chuẩn bị tốt nhất.
2.3 Đáp ứng điều trị của bệnh nhân cũng khiến chi phí tăng hay giảm
Không ít bệnh nhân khi đi hóa trị sức khỏe quá yếu, không đủ cân bác sĩ đều yêu cầu về bồi dưỡng thêm mới được truyền hóa chất. Bởi hóa chất khi truyền sẽ có khá nhiều tác dụng phụ nên nếu bệnh nhân nền tảng sức khỏe kém quá sẽ không đủ để đáp ứng. Đôi khi khả năng đáp ứng thuốc cũng bị ảnh hưởng do tế bào ung thư kháng thuốc. Khi đó, bác sĩ sẽ phải thay đổi loại thuốc khác tiên tiến hơn, hay phối hợp nhiều loại thuốc và điều này cũng khiến số tiền bệnh nhân phải trả lớn hơn dự kiến.
2.4. Các chi phí phát sinh khác
Bệnh nhân ngoài chi phí thuốc men còn có những chi phí phát sinh như đi lại, ăn uống thuê nhà trọ. Chi phí này tùy thuộc kinh tế và đơn vị bệnh nhân chọn đến khám. Như vậy tổng kết lại, mỗi đợt điều trị ung thư số tiền người bệnh cần chuẩn bị giao động từ 10-15 triệu hoặc cao hơn tùy vào những điều kiện nói trên. Vậy làm sao để giảm bớt đi con số này, mới độc giả cùng xem tiếp nhé!
3. Làm sao giảm bớt đi gánh nặng chi phí
Điều đầu tiên giúp cô bác giảm bớt chi phí chính là phát hiện sớm. Chi phí tầm soát ung thư tổng quan mỗi năm chỉ nằm trong khoảng 4-5 triệu đồng. Con số này so với hàng chục thậm chí hàng trăm điều trị ung thư thật sự là quá nhỏ bé. Nhưng con số này sẽ có tác dụng vô cùng to lớn nếu giúp chúng ta phát hiện bệnh ngay từ khi chúng mới manh nha tấn công cơ thể. Theo thống kê có đến 80% bệnh ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn đầu.
Thứ hai, nên có sự chuẩn bị dự phòng bằng cách chọn mua cách bảo hiểm để có thể giảm bớt phần nào chi phí điều trị. Cách này cô bác nên chọn những đơn vị uy tín để tránh gặp phải tình huống không đáng có.
Thứ ba, hãy lên tiếng nhờ sự giúp đỡ. Với cô bác có hoàn cảnh khó khăn, sẽ luôn có những bàn tay nhân ái sẵn sàng hỗ trợ. Các quán cơm chỉ với 2.000/ suất hay những đơn vị đồng hành cùng cộng đồng ung bướu như Thế Giới Fucoidan luôn có những hoạt động thiện nguyện hàng tháng.
Cuối cùng, để giảm bớt chi phí truyền hóa chất cũng giảm nhẹ tác dụng hóa trị ung thư không mong muốn, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ ung thư chuyên biệt như Fucoidan. Đã có hàng trăm nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Fucoidan trong việc hỗ trợ điều trị ung thư. Cụ thể:
- Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chu trình
- Ức chế hình thành mạch máu mới nuôi khối u, cắt đứt nguồn dinh dưỡng từ đó ngăn ngừa di căn.
- Tăng cường miễn dịch và thể trạng cơ thể từ đó giảm tác dụng phụ của hóa chất. Đồng thời giúp bệnh nhân có được nền tảng sức khỏe tốt nhất để đáp ứng phác đồ điều trị tốt hơn.
Có thể bạn muốn biết: Fucoidan vàng nào đáng mua nhất 2023
4. Kết luận
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi chi phí hóa trị ung thư hết bao nhiêu tiền? Và làm sao để có thể tiết kiệm hơn trong quá trình hóa trị ung thư. Hy vọng với bài viết này, quý độc giả và bệnh nhân sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất khi bắt đầu truyền hóa chất. Nếu như có bất cứ thông tin nào cần tư vấn, quý độc giả vui lòng liên hệ ngay đến số máy 1800 6527 để dược sĩ tư vấn ngay. Chúc quý độc giả thật nhiều sức khỏe .
Sản phẩm trong bài viết không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Nguồn lấy thông tin NPO nhật bản
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Fucoidan xanh giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu chính hãng
- Cập nhật giá tiêm ung thư cổ tử cung 2024 và những lưu ý quan trọng
- Người xạ trị có cần cách ly không? Cách ly bao nhiêu ngày?
- Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không? Các phương pháp chữa trị
- Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không? Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối đúng cách
- Thông tin quan trọng về chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
- Ung thư phổi ho ra máu – Triệu chứng rất hiểm cần cảnh giác
- Ung thư di căn: Những thông tin cần biết
- Ung thư di căn xương có chữa được không?
- Đi tìm lời giải: Ung thư di căn có chữa được không?