Truyền hóa chất sống được bao lâu, có khỏi được bệnh ung thư không?
Mục lục
Truyền hóa chất là một phương pháp điều trị ung thư khá phổ biến và mang lại những tác dụng nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay, rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư và người nhà vẫn chưa hiểu rõ về phương pháp này. Vì thế, có nhiều câu hỏi được đặt ra, chẳng hạn như truyền hóa chất sống được bao lâu, truyền hóa chất có khỏi ung thư được không, tác dụng phụ của truyền hóa chất là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi này!
1. Truyền hóa chất ung thư là gì?
Truyền hóa chất ung thư hay còn gọi là hóa trị ung thư là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển và di căn sang các bộ phận khác.
Thuốc hóa trị có thể sử dụng theo nhiều cách là uống, tiêm, truyền. Các loại thuốc hóa trị đường uống có thể cho bệnh nhân sử dụng tại nhà. Thuốc hóa trị đường tiêm và truyền cần có sự điều trị của bác sĩ ở phòng khám hoặc bệnh viện.
Hóa trị là liệu pháp toàn thân, nên phương pháp này có thể tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh. Vì thế sau khi hóa trị một thời gian ngắn thì bệnh nhân cần được nghỉ ngơi phù hợp rồi mới tiếp nhận được điều trị tiếp theo.
2. Mục đích truyền hóa chất ung thư
Trong điều trị ung thư, truyền hóa chất có thể được chỉ định với nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là các mục đích phổ biến nhất khi bác sĩ chỉ định truyền hóa chất cho bệnh nhân mắc ung thư:
- Điều trị chính: Lúc này, hóa trị là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư, giúp tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư hoặc thu nhỏ các tế bào ung thư.
- Điều trị giảm nhẹ: Trong trường hợp hóa trị không thể tiêu diệt hoặc thu nhỏ tế bào ung thư, nó vẫn được sử dụng để kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn chặn di căn. Đặc biệt, trong trường hợp tế bào ung thư đã di căn sang nhiều bộ phận và gặp nhiều khó khăn trong điều trị, truyền hóa chất vẫn có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
- Điều trị duy trì: Ngay cả khi khối u ác tính đã được thu nhỏ hoặc phẫu thuật cắt bỏ, người bệnh vẫn có thể phải chuyển hóa chất duy trì vài tháng hoặc vài năm để trì hoãn hoặc ngăn chặn tế bào ung thư tái phát.
- Điều trị kết hợp: Hóa trị có thể hỗ trợ các phương pháp điều trị khác. Ví dụ như, truyền hóa chất trước khi phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm thu nhỏ khối u ác tính, giúp việc phẫu thuật hoặc xạ trị diễn ra thuận lợi hơn. Truyền hóa chất sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.
- Điều trị sau khi tái phát: Sau một thời gian khỏi bệnh, tế bào ung thư tái phát trở lại mà không gây ra các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định hóa trị như phương pháp điều trị chính.
3. Bệnh nhân truyền hóa chất sống được bao lâu?
Tới nay không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi truyền hóa chất sống được bao lâu. Bởi vì truyền hóa chất sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
- Loại ung thư: Mỗi loại ung thư có mức độ nguy hiểm khác nhau. Do đó, loại ung thư hưởng rất nhiều đến thời gian sống của bệnh nhân sau khi hóa trị.
- Giai đoạn ung thư: Hóa trị có tác dụng tốt hơn với ung thư giai đoạn sớm. Do đó, bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm được hóa trị sẽ có thời gian sống dài hơn là bệnh nhân bị ung thư giai đoạn muộn.
- Liệu pháp hóa trị: Các loại hóa trị khác nhau sẽ mang lại tác dụng khác nhau.
- Thể trạng của bệnh nhân: Bệnh nhân có sức khỏe tốt hơn thường có thời gian sống kéo dài hơn sau khi truyền hóa chất.
- Tuổi tác của bệnh nhân: Tuổi tác của bệnh nhân ảnh hưởng cao đến tuổi thọ sau khi hóa trị.
- Mức độ đáp ứng điều trị: Một số bệnh nhân sẽ đáp ứng tốt hơn với phương pháp hóa trị, nên hiệu quả điều trị cao và kéo dài được thời gian sống.
- Bệnh nền: Các bệnh nền như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, xơ gan, suy thận… có thể làm giảm thời gian sống của bệnh nhân ung thư sau khi hóa trị.
- Tâm lý của bệnh nhân: Bệnh nhân duy trì tâm lý thoải mái tích cực có thể kéo dài được thời gian sống.
4. Sau khi truyền hóa chất, bệnh ung thư có khỏi hoàn toàn không?
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của hóa trị ung thư là tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển, giúp cho bệnh nhân ung thư khỏi hoàn toàn và không tái phát trở lại.
Tuy nhiên, mục tiêu này thường rất khó khăn để đạt được. Mặc dù vậy, vẫn có trường hợp khỏi hoàn toàn sau khi hóa trị.
Do vậy, chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư khi bước vào giai đoạn trung niên để phát hiện bệnh sớm (nếu có). Việc điều trị ung thư ở giai đoạn sớm thường có kết quả tích cực hơn điều trị ung thư ở giai đoạn muộn.
5. Tổng hợp các tác dụng phụ của truyền hóa chất
Truyền hóa chất có thể tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh nên có gây ra nhiều tác dụng phụ như:
- Nôn, buồn nôn, tiêu chảy: Đa phần bệnh nhân ung thư sau điều trị hóa chất đều gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Việc hấp thu dinh dưỡng trở nên khó khăn hơn dẫn đến cơ thể mệt mỏi, lâu bình phục.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Sau khi hóa trị, bệnh nhân ung thư rất dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch đang yếu đi.
- Vấn đề về da: Sau khi hóa trị, rất nhiều bệnh nhân ung thư gặp vấn đề về da như kích ứng, đỏ rát, mẩn ngứa…
- Vấn đề về tim mạch: Một số loại thuốc hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ đối với tim mạch với các triệu chứng như suy tim, nhịp tim và mạch đập không ổn định…
- Rụng tóc: Hầu hết các loại thuốc hóa trị đều gây rụng tóc. May mắn là tóc có thể mọc lại sau các đợt truyền hóa chất.
6. Biện pháp giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống
Để kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư sau khi truyền hóa chất, người nhà và bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Tuân thủ phác đồ hóa trị: Sau khi nghe tư vấn phác đồ điều trị từ bác sĩ, nếu bệnh nhân đồng ý thì cần tuân thủ hoàn toàn phác đồ này dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Giảm các tác dụng phụ của hóa trị: Các tác dụng phụ của hóa trị có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống. Do vậy, bệnh nhân nên chữa khỏi các tác dụng phụ để tinh thần và cuộc sống thoải mái hơn. Trong đó, bệnh nhân có thể tham khảo và sử dụng dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư Fucoidan. Sản phẩm này không chỉ giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư mà còn hỗ trợ sức khỏe và giảm các tác dụng phụ của xạ trị/ hóa trị.
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Sau mỗi đợt hóa trị, bệnh nhân cần được ăn uống cân bằng và đầy đủ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Tập thể dục thường xuyên: Bệnh nhân ung thư nên tập các bài tập phù hợp với thể trạng để nâng cao sức khỏe tổng quát. Một số bài tập nhẹ nhàng thường được gợi ý cho bệnh nhân ung thư là đi bộ, ngồi thiền, Yoga…
- Nâng cao sức khỏe tinh thần: Tinh thần tích cực rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư. Do đó, người nhà nên thường xuyên trò chuyện và chia sẻ với bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp để tự nâng cao sức khỏe tinh thần như tập trung vào đam mê lành mạnh để tạm thời quên đi nỗi đau bệnh tật, nghe nhạc, thăm thú thiên nhiên…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ sau khi điều trị: Sau các đợt điều trị, bác sĩ thường sẽ hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân. Do đó bệnh nhân cần tái khám đúng hẹn để kịp thời phát hiện bất thường và điều trị sớm.
Như vậy, chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi truyền hóa chất sống được bao lâu. Nếu bà con cô bác cần được tư vấn nhiều hơn các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư, vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Thế Giới Fucoidan qua hotline miễn cước 1800 6527 để được giải đáp trực tiếp.
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Fucoidan: Vũ Khí Tự Nhiên Cho Cơ Thể Khỏe Mạnh
- Bướu giáp keo là gì, có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
- 8 cách phòng tránh ung thư chuyên gia khuyên bạn
- Vôi hóa tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- 5 cách phòng ngừa ung thư phổi dễ thực hiện bạn cần biết
- Thức ăn của tế bào ung thư là gì?
- Bệnh lý nhân tuyến giáp nguy hiểm như thế nào?
- Những cách chữa bệnh ung thư tuyến giáp
- Nang tuyến giáp: Nguyên nhân và cách điều trị
- Hạch ở cổ: Khi nào cần hết sức thận trọng?