U gan ác tính có chữa khỏi được không?
Mục lục
U gan ác tính (ung thư gan) là một trong những dạng ung thư phổ biến nhưng lại có rất ít triệu chứng để nhận biết bệnh từ sớm. Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về u gan ác tính, từ đó có thêm thông tin để ngăn ngừa bệnh, nhận biết và chăm sóc tốt hơn cho người mắc ung thư gan.
1. U gan là bệnh gì?
Bệnh u gan là tình trạng tế bào trong gan phát triển bất thường và gây ra khối u. U gan được chia thành 2 loại là u gan lành tính và u gan ác tính.
Trong đó, u gan ác tính là bệnh lý nguy hiểm vì mang tế bào ung thư. Trong trường hợp này, tế bào phát triển một cách bất thường, nhân lên không kiểm soát, chèn ép các tế bào gan xung quanh, có thể xâm lấn và di căn sang các cơ quan khác.
U gan ác tính được chia thành 2 loại là nguyên phát và thứ phát.
- U gan ác tính nguyên phát: Tế bào ung thư phát triển ở gan, sau đó lớn dần và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
- U gan ác tính thứ phát: Tế bào ung thư xuất phát từ các cơ quan khác như dạ dày, đại tràng, vú, phổi… sau đó di căn đến gan.
U gan ác tính là bệnh nguy hiểm vì mang tế bào ung thư.
2. Nguyên nhân ung thư gan là gì?
Ung thư gan là do sự đột biến DNA của các tế bào gan. Sự thay đổi khi DNA thực hiện nhiệm vụ sẽ làm cho tế bào tăng trưởng một cách mất kiểm soát, hình thành khối u ác tính.
Bên cạnh đó, ung thư gan xuất hiện có thể do một bệnh lý nào đó có sẵn trong cơ thể gây nên. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không xác định được ung thư gan do bệnh lý nào gây nên. Do đó, các chuyên gia y tế cũng không xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư gan là gì.
Sau đây là một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan:
- Virus gây bệnh viêm gan B và viêm gan C
- Bệnh xơ gan
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia gây ra
- Một số bệnh gan di truyền như bệnh ứ sắt, bệnh rối loạn chuyển hóa đồng
Ngoài ra người uống rượu lâu năm hoặc tiếp xúc với các chất độc aflatoxin do nấm mốc sinh ra cũng làm tăng nguy cơ mắc u gan ác tính.
Uống rượu bia lâu năm làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
3. Nhận biết dấu hiệu u gan ác tính
Ung thư gan giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ rệt. Do đó, khi bệnh nhân bước vào giai đoạn nặng hơn thì mới dễ phát hiện bệnh với các dấu hiệu như:
- Ăn không ngon miệng, chán ăn
- Giảm cân nhanh mà không rõ nguyên nhân
- Buồn nôn, có thể nôn
- Người mệt mỏi, suy nhược
- Hạ sườn phải có cảm giác đau, nhức, nặng nề
- Vàng mắt, vàng da
- Sốt
- Phân có màu nhạt
- Bụng chướng
4. U gan ác tính có chữa được không? U gan ác tính sống được bao lâu?
U gan ác tính điều trị được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó thời gian phát hiện bệnh là rất quan trọng. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khối u ác tính chưa xâm lấn, di căn thì hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.
Trong trường hợp khối u ác tính đã tiến triển mạnh, đã xâm lấn thành mạch và có di căn thì tiên lượng xấu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân duy trì lối sống lành mạnh, giữ tinh thần lạc quan và tuân thủ phác đồ điều trị vẫn có thể cải thiện tiên lượng.
Theo thống kê từ năm 2015 đến năm 2019 của NHS – Dịch vụ y tế vương quốc Anh tỷ lệ sống 4 năm của bệnh nhân mắc u gan ác tính như sau:
-
- Giai đoạn 1: Có hơn 45% bệnh nhân ung thư gan giai đoạn 1 sống trên 4 năm từ thời điểm phát hiện bệnh.
- Giai đoạn 2: Có khoảng 35% bệnh nhân bị u gan ác tính sống trên 4 năm từ thời điểm phát hiện bệnh.
- Giai đoạn 3: Có hơn 10% bệnh nhân ung thư gan giai đoạn này sống trên 4 năm từ thời điểm phát hiện bệnh.
- Giai đoạn 4: Có khoảng 5% người bệnh sống sau 4 năm từ thời điểm phát hiện bệnh.
U gan ác tính cần điều trị càng sớm càng tốt.
5. Chẩn đoán u gan ác tính
Để chẩn đoán u gan ác tính, các bác sĩ sẽ cần phối hợp thông tin tiền sử bệnh (uống rượu bia trong thời gian dài, viêm gan B, viêm gan C mạn tính) và thăm khám tổng quát lâm sàng. Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán ung thư gan là:
- Chẩn đoán bằng hình ảnh: Siêu âm, chụp CT ổ bụng giúp xác định vị trí, kích thước, đánh giá khả năng di căn của khối u.
- Đánh giá chức năng gan: Đo nồng độ protein, albumin, bilirubin, men gan nhằm kiểm tra tình trạng hiện tại của gan.
- Xét nghiệm chỉ điểm khối u gan trong máu: Chỉ số tăng có thể báo hiệu bệnh ung thư gan.
- Sinh thiết tế bào gan: Xác định chính xác hơn khối u gan là ác tính hay lành tính.
6. Phương pháp điều trị ung thư gan
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan như ghép gan, phẫu thuật cắt bỏ gan, xạ trị, hóa trị, nút mạch, đốt sóng cao tần, tiêm cồn, áp lạnh… Việc áp dụng phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, giai đoạn bệnh, mức độ đáp ứng điều trị. Bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và nhận phác đồ điều trị phù hợp.
Sau khi được tư vấn, bệnh nhân nên duy trì lối sống lành mạnh, tinh thần tích cực và tuân thủ phác đồ để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ khiến cơ thể không hoàn toàn khỏe mạnh. Vì thế, bệnh nhân nên tham khảo và sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ Fucoidan. Fucoidan không chỉ có tác dụng giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị… mà còn giúp tăng cường thể trạng, sức đề kháng và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
7. Giải pháp ngăn ngừa u gan ác tính
Để hạn chế nguy cơ mắc ung thư gan, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Tiêm vacxin phòng viêm gan B: Việc tiêm phòng cần thiết cho cả trẻ em và người lớn. Trong đó, trẻ sơ sinh nên được tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24h đầu sau sinh.
- Ngăn ngừa viêm gan C: Hiện nay, chưa có vacxin phòng viêm gan C, nhưng chúng ta vẫn có thể ngăn ngừa mắc viêm gan C bằng cách quan hệ tình dục an toàn, thận trọng khi xỏ khuyên, xăm mình, tránh xa ma túy, nhất là ma túy đường tiêm.
- Phòng ngừa xơ gan: Không uống rượu bia liên tục, duy trì cân nặng hợp lý và thường xuyên tập thể dục, ăn uống lành mạnh.
- Khám sàng lọc ung thư định kỳ
Tiêm phòng viêm gan B làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan.
Chúng ta đã có những thông tin cần thiết về u gan ác tính. Nếu bà con cô bác cần tư vấn thêm về bệnh u gan ác tính hay các bệnh ung thư khác, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Thế giới Fucoidan qua hotline miễn cước 1800 6527.
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không? Các phương pháp chữa trị
- Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không? Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối đúng cách
- Thông tin quan trọng về chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
- Ung thư phổi ho ra máu – Triệu chứng rất hiểm cần cảnh giác
- Ung thư di căn: Những thông tin cần biết
- Triển vọng điều trị: Ung thư tuyến giáp di căn có chữa được không?
- Ung thư di căn xương có chữa được không?
- Đi tìm lời giải: Ung thư di căn có chữa được không?
- Top 7 Fucoidan xanh Nhật Bản ưa chuộng tại Việt Nam
- Địa chỉ mua Fucoidan tại Hà Nội uy tín, chất lượng