Ung thư dạ dày có chữa được không? Triệu chứng và điều trị
Mục lục
Ung thư dạ dày là 1 trong 10 bệnh đường tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng tiêu hóa của người bệnh. Vậy ung thư dạ dày có chữa được không? Mời bạn đọc cùng Thế giới Fucoidan tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ung thư dạ dày và nguyên nhân gây bệnh
Ung thư dạ dày thường bắt đầu từ các tế bào niêm mạc bên trong dạ dày. Chúng thường tiến triển khá chậm và phát triển trong nhiều năm.
Hiện tại các nhà khoa học chưa biết chính xác nguyên nhân khiến các tế bào ung thư xuất hiện trong dạ dày. Nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có tiền sử nhiễm vi khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày.
Bên cạnh đó, tình trạng viêm ruột, bệnh thiếu máu ác tính, hay khối polyp dạ dày cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bạn bị ung thư.
Ngoài ra, một số tác động khác có thể khiến triệu chứng ung thư dạ dày tiến triển nhanh hơn:
– Hút thuốc
– Thừa cân hoặc béo phì
– Chế độ ăn nhiều thực phẩm hun khói, lên men,…
– Làm việc trong các ngành công nghiệp than, kim loại, gỗ hoặc cao su
– Tiếp xúc với amiăng
– Từng phẫu thuật dạ dày
– Nhóm máu A có nguy cơ bị bệnh cao hơn những nhóm khác
– Nhiễm virus Epstein-Barr…
Hầu hết ung thư dạ dày (khoảng 90% đến 95%) là ung thư biểu mô tuyến, phát triển từ các tế bào tuyến ở lớp trong cùng của niêm mạc dạ dày.
Ung thư dạ dày là ung thư phổ biến tại Việt Nam
Triệu chứng ung thư dạ dày như thế nào?
Ngay từ khi mới xuất hiện, ung thư dạ dày có thể gây ra các biểu hiện:
– Khó tiêu
– Đầy hơi
– Ợ nóng, ợ chua
– Buồn nôn nhẹ
– Ăn không ngon…
Khi khối u dạ dày phát triển lớn, bạn có thể có gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
– Đau bụng, trướng bụng
– Buồn nôn, nôn
– Giảm cân không có lý do
– Khó nuốt
– Da hoặc mắt hơi vàng
– Táo bón hoặc tiêu chảy
– Suy nhược cơ thể, mệt mỏi thường xuyên
Ung thư dạ dày có chữa được không?
Thực tế, nếu phát hiện bệnh ngay từ giai đầu, cơ hội chữa khỏi ung thư dạ từ là khá cao. Tùy thể trạng và giai đoạn bệnh mà sẽ kết hợp các phương pháp khác nhau. Cụ thể:
– Giai đoạn 0: Ung thư dạ dày giai đoạn đầu là lúc lớp niêm mạc bên trong dạ dày của bạn có một nhóm tế bào không khỏe mạnh có thể chuyển thành ung thư. Phẫu thuật thường chữa khỏi nó. Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, cũng như các hạch bạch huyết gần đó – những cơ quan nhỏ nằm trong hệ thống chống vi trùng của cơ thể bạn.
– Giai đoạn I: Tại thời điểm này, bạn có một khối u trong niêm mạc dạ dày và nó có thể đã di căn vào các hạch bạch huyết. Cũng như giai đoạn 0, bạn có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày và các hạch bạch huyết lân cận. Bên cạnh đó cũng có thể được hóa trị hoặc xạ trị. Những phương pháp này thường được áp dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u và sau đó để tiêu diệt bất kỳ bệnh ung thư nào còn sót lại.
– Giai đoạn II: Ung thư đã lan vào các lớp sâu hơn của dạ dày và có thể vào các hạch bạch huyết gần đó. Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày cũng như các hạch bạch huyết gần đó vẫn là phương pháp điều trị chính. Bạn rất có thể được hóa trị hoặc chiếu xạ trước và sau đó bạn cũng có thể bị nhiễm một trong số chúng.
– Giai đoạn III: Ở giai đoạn này, tế bào K đã xuất hiện ở tất cả các lớp của dạ dày, cũng như cơ quan khác gần đó, chẳng hạn như lá lách hoặc ruột kết, ngoài ra có thể đi sâu vào các hạch bạch huyết.
Nhiều trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày, sau đó kết hợp hóa trị hoặc xạ trị. Nếu cơ thể không phẫu thuật được, bạn có thể được hóa trị, xạ trị hoặc cả hai tùy thuộc vào thể trạng.
– Giai đoạn IV: Trong giai đoạn cuối này, ung thư đã di căn xa và rộng đến các cơ quan như gan, phổi hoặc não. Việc chữa trị ngày càng khó khăn, tuy nhiên vẫn có các liệu pháp giúp người mắc giảm bớt các triệu chứng ở thời kỳ này.
Tuy nhiên, không thể khẳng định hoàn toàn ung thư dạ dày có chữa khỏi được không, bởi điều này còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Giai đoạn phát hiện bệnh, sự đáp ứng của cơ thể, mức độ nghiêm trọng của khối u,…
Để tăng hiệu quả điều trị, bên cạnh các phương pháp: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,… Người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm được chiết xuất từ tảo nâu Fucoidan. Các tác dụng của Fucoidan đối với ung thư dạ dày đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu trên thế giới. Trong đó nghiên cứu của Ling Xu tại Trung Quốc (2019) đã cho thấy Fucoidan làm giảm tiết các yếu tố tăng trưởng chuyển đổi beta 1 (TGF-β1). Từ đó làm giảm hoạt động của các tế bào K dạ dày.
Người bệnh K dạ dày có thể tham khảo sử dụng Kibou Fucoidan nghệ đen hoặc Kuren Fucoidan Nhật Bản. Đây đều là những sản phẩm Fucoidan thế hệ mới, có chất lượng tốt và hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị ung bướu. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của người bệnh.
Ung thư dạ dày nên ăn gì
Đối với người bệnh bị ung thư dạ dày nên lựa chọn cho mình một chế độ ăn hợp lý phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân. Dinh dưỡng trong thức ăn là yếu tố quan trọng để cải thiện sức khỏe nhanh chóng góp phần tăng khả năng điều trị thành công.
Nguyên tắc dinh dưỡng tốt nhất đối với với bệnh nhân ung thư dạ dày là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Một số loại thực phẩm mà bệnh nhân ung thư dạ dày nên bổ sung vào cơ thể như là:
- Chất đạm: Đây là dưỡng chất thiết yếu của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể. Các nguồn thực phẩm dồi dao chất đạm như là thịt (Cá, tôm, thịt nạc,…), sữa, phomat và các sản phẩm được làm từ sữa.
- Chất béo không bão hòa: là chất béo giúp tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể như: Axit béo, vitamin E, Omega 3, Omega 6,… Các dạng chất béo không bão hòa được tìm thấy trong cá ngừ, hạt cải, óc chó, quả bơ,…
Ung thư dạ dày có chữa được không còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nhưng nếu được điều trị đúng cách kết hợp sử dụng tảo nâu Fucoidan sẽ giúp hỗ trợ ngăn chặn K dạ dày hiệu quả, cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của người bệnh.
Sản phẩm trong bài viết không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Nguồn lấy thông tin NPO nhật bản
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Fucoidan: Vũ Khí Tự Nhiên Cho Cơ Thể Khỏe Mạnh
- Bướu giáp keo là gì, có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
- 8 cách phòng tránh ung thư chuyên gia khuyên bạn
- Vôi hóa tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- 5 cách phòng ngừa ung thư phổi dễ thực hiện bạn cần biết
- Thức ăn của tế bào ung thư là gì?
- Bệnh lý nhân tuyến giáp nguy hiểm như thế nào?
- Những cách chữa bệnh ung thư tuyến giáp
- Nang tuyến giáp: Nguyên nhân và cách điều trị
- Hạch ở cổ: Khi nào cần hết sức thận trọng?