Thiếu máu trong điều trị ung thư

4.5/5 - (4 bình chọn)

Thiếu máu trong điều trị ung thư là tình trạng không hiếm gặp. Nó có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu đối với bệnh nhân. Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp cho người bị thiếu máu khi đang điều trị ung thư.

1. Ung thư là gì?

Ung thư là hiện tượng cơ thể xuất hiện tế bào có khả năng phát triển một cách bất thường, không kiểm soát được, tạo thành khối u ác tính. Nếu không được điều trị tích cực, tế bào ung thư sẽ phát triển mạnh mẽ, tấn công và phá hủy mô bình thường.

Hiện tại, các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 200 loại ung thư khác nhau. Trong đó, các loại ung thư sau đây thường phổ biến hơn: ung thư gan, ung thư tuyến giáp, ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng, trực tràng, ung thư tuyến tụy…

Triệu chứng của ung thư tùy thuộc vào vị trí khởi phát, kích thước khối u và giai đoạn phát triển bệnh. Việc điều trị ung thư thường gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là không có cách. Do đó, bệnh nhân nên ăn uống điều độ, tập thể dục vừa sức, duy trì tinh thần lạc quan và tuân thủ phác đồ điều trị để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

2. Thiếu máu là gì?

Thiếu máu được biết đến là tình trạng máu không đủ hồng cầu để vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Lâu dần, các cơ quan sẽ hoạt động yếu, cơ thể trở nên suy nhược, mệt mỏi, dễ nhiễm bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu, chẳng hạn như:

  • Mất máu: Khi chảy máu lượng lớn sẽ khiến cơ thể chúng ta mất thể tích máu và hồng cầu.
  • Hồng cầu bị phá hủy: Bình thường, cơ thể sẽ sản xuất ra một lượng hồng cầu cho máu đủ. Nhưng vì một số lý do như lupus ban đỏ hệ thống, khối u, nhiễm trùng gây sốc, bệnh về máu di truyền qua gen… khiến cho hồng cầu thoái hóa sớm, dẫn đến thiếu máu.
  • Giảm sản xuất tế bào hồng cầu hoặc tế bào hồng cầu bị lỗi: Một số bệnh lý ảnh hưởng chức năng sản xuất hồng cầu là các bệnh lý về tế bào gốc và tủy xương, thiếu sắt, thiếu vitamin, thiếu máu bất sản, nhiễm độc chì, bệnh Thalassemia, thiếu hormone sản xuất hồng cầu…
Mất máu nhiều là một nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu.
Mất máu nhiều là một nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu.

3. Thiếu máu trong điều trị ung thư có nguy hiểm không?

Hầu hết các phương pháp điều trị ung thư hiện nay đều có mục đích là tiêu diệt tế bào phát triển nhanh. Trong khi đó, tế bào hồng cầu cũng là tế bào phát triển nhanh nên không tránh khỏi ảnh hưởng. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến thiếu máu ở bệnh nhân đang điều trị ung thư.

Thiếu máu kèm theo tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, thậm chí là kiệt quệ sức lực, khó có thể đáp ứng tốt điều trị.

4. Triệu chứng của thiếu máu khi điều trị ung thư

Thiếu máu trong điều trị ung thư có biểu hiện tương tự với thiếu máu ở người bình thường. Cụ thể là:

  • Cơ thể thường xuyên suy nhược và mệt mỏi
  • Thường xuyên đau đầu
  • Hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi đứng lên, ngồi xuống
  • Thở nông, khó thở
  • Liên tục đánh trống ngực
  • Nhịp tim nhanh
  • Da xanh xao, nhợt nhạt
  • Người có cảm giác bị lạnh, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân
Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi.
Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi.

Xem thêm: Ung thư tái phát: Nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa

5. Điều trị thiếu máu cho bệnh nhân ung thư

Có nhiều cách để điều trị thiếu máu cho bệnh nhân ung thư. Để có được phương pháp điều trị phù hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bác sĩ có thể kê viên sắt cho bệnh nhân uống hàng ngày hoặc chỉ định truyền máu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm yếu tố tăng trưởng tăng sản xuất tế bào hồng cầu. Việc này cũng giúp giảm được số lần truyền máu cho bệnh nhân.

Một số bệnh nhân có thể được thông báo điều trị ung thư nếu tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng. Điều trị sẽ được tiến hành trở lại khi số lượng tế bào hồng cầu của bệnh nhân trở về mức bình thường.

6. Bệnh nhân ung thư nên biết! TOP thực phẩm bổ sung khi thiếu máu

Thực phẩm cũng có thể cải thiện tình trạng thiếu máu và bồi bổ cho bệnh nhân điều trị ung thư.

  • Hải sản: Hải sản chứa nhiều heme – iron, loại sắt mà cơ thể hấp thu dễ dàng. Vì thế, bệnh nhân ung thư có thể ăn thêm trai, sò, hàu…
  • Thịt đỏ: Trong thời gian điều trị ung thư, bệnh nhân có thể bổ sung thịt đỏ vào chế độ dinh dưỡng vì chúng chứa nhiều sắt và các chất như protein, vitamin B, choline, đồng, selen…
  • Các loại rau xanh: Cải xoong, rau ngót, súp lơ xanh, rau chân vịt… có thể cung cấp tới 10% nhu cầu sắt hàng ngày của cơ thể.
  • Các loại hạt: Hạt vừng, hạt điều, hạt hạnh nhân, óc chó, bí đỏ, đậu xanh, đậu nành… cũng là những thực phẩm nên được bổ sung khi bị thiếu sắt.
  • Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Vitamin B9, B12… giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu. Vitamin B9 có nhiều trong lòng đỏ trứng, măng tây, đậu bắp, bơ, rau diếp cá… Vitamin B12 có nhiều trong trứng, sữa, cá ngừ, thịt…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C không chỉ giúp cơ thể phòng ngừa viêm nhiễm, tăng sức đề kháng mà còn tăng khả năng hấp thu sắt. Vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm như ổi, cam, chanh, bưởi, dâu tây, cà chua…
Các loại thịt đỏ nên được bổ sung vào danh sách thực phẩm cần cho bệnh nhân thiếu máu.
Các loại thịt đỏ nên được bổ sung vào danh sách thực phẩm cần cho bệnh nhân thiếu máu.

Xem thêm: Truyền hóa chất sống được bao lâu?

7. Phòng ngừa thiếu máu cho bệnh nhân ung thư

Việc phòng ngừa thiếu máu trong quá trình điều trị ung thư là khá khó khăn. Bởi vì đây là một trong những tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Dưới đây chỉ là các cách làm giảm nguy cơ thiếu máu do các nguyên nhân khác.

  • Tiết kiệm năng lượng cho cơ thể: bệnh nhân có thể ngủ nhiều hơn bình thường, không thực hiện các hành động gắng sức hoặc kéo dài, có thể tự điều chỉnh năng lượng bằng cách ngủ những giấc ngắn…
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng: Bổ sung các thực phẩm giàu sắt và uống thuốc nếu có yêu cầu của bác sĩ. Không uống trà, cà phê, bia, rượu…
  • Hạn chế chấn thương: Luôn nhớ đứng lên và ngồi xuống một cách từ từ, ngồi nghỉ một lúc sau khi tỉnh dậy rồi mới ra khỏi giường để không bị hoa mắt, chóng mặt…
  • Sử dụng sản phẩm bổ sung, chẳng hạn như Fucoidan: Fucoidan sẽ làm giảm các tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư, đồng thời tăng cường sức đề kháng, thể trạng và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Xem thêm: Nguyên nhân khạc đờm ra máu là gì?

Việc điều trị thiếu máu trong khi bị ung thư không quá khó khăn. Vì thế, bạn nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để tránh thiếu máu kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư. Nếu bạn cần tư vấn thêm về cách chăm sóc cho bệnh nhân ung thư, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Thế giới Fucoidan qua tổng đài miễn phí cước 1800.6527.

4.5/5 - (4 bình chọn)

Sản phẩm liên quan

Giá gốc là: 55.000 ₫.Giá hiện tại là: 46.000 ₫.
-16
Giá gốc là: 55.000 ₫.Giá hiện tại là: 41.000 ₫.
-25

Sản phẩm nổi bật

Giá gốc là: 4.580.000 ₫.Giá hiện tại là: 4.480.000 ₫.
Giá gốc là: 1.380.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.330.000 ₫.
Giá gốc là: 2.030.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.980.000 ₫.
Giá gốc là: 5.600.000 ₫.Giá hiện tại là: 5.550.000 ₫.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN