Ung thư tái phát: Nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa

5/5 - (1 bình chọn)

Ung thư tái phát thường khiến cho bệnh nhân cảm thấy hoang mang. Bởi vì sau khi điều trị ung thư, hầu hết bệnh nhân đều không chuẩn bị tâm lý cho tình huống này. Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa ung thư tái phát để chuẩn bị cho bản thân hoặc người nhà đang mắc bệnh.

1. Ung thư tái phát là gì?

Sau khi điều trị ung thư, bất kỳ bệnh nhân nào cũng mong muốn loại bỏ hoàn toàn tế bào ác tính, ngăn chúng không tái phát trở lại để có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, một số loại tế bào ung thư vẫn có khả năng tái phát trở lại cho dù bác sĩ đã nỗ lực loại bỏ chúng.

Ung thư tái phát là ung thư nguyên phát phát sinh lại sau khi đã được điều trị hiệu quả. Dưới đây là các cách ung thư nguyên phát tái phát trở lại:

  • Tái phát cục bộ: Dùng để chỉ trường hợp tế bào ung thư tái phát ngay vị trí trước đây xuất hiện tế bào ung thư nguyên phát.
  • Tái phát khu vực: Đây là khái niệm chỉ trường hợp tế bào ung thư tái phát ở vị trí gần khu vực xuất hiện tế bào ung thư nguyên phát.
  • Tái phát xa: Tế bào ung thư tái phát ở vị trí mới, cách xa cơ quan xuất hiện tế bào ung thư nguyên phát trước kia.

Ngay cả khi tế bào ung thư tái phát xuất hiện ở vị trí khác trong cơ thể, nó vẫn được đặt tên như tế bào ung thư nguyên phát. Chẳng hạn, khi ung thư vú tái phát ở xương, nó vẫn được gọi là ung thư vú, không phải là ung thư xương. Tình huống này là ung thư vú di căn tới xương.

Ung thư tái phát là gì?
Ung thư tái phát là gì?

2. Tại sao tế bào ung thư lại tái phát?

Ung thư tái phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là việc điều trị ung thư nguyên phát không triệt để hoàn toàn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khác khiến tế bào tái phát:

  • Phương pháp phẫu thuật không loại bỏ hoàn toàn khối u.
  • Phương pháp xạ trị hoặc hóa trị không triệt để.
  • Phụ nữ sau điều trị ung thư chưa bình phục hoàn toàn đã mang thai. Điều này khiến phụ nữ giảm khả năng miễn dịch, do đó tế bào sót lại dễ tiến triển thành ung thư.

Theo thống kê, ung thư buồng trứng và ung thư đại trực tràng cũng có khả năng tái phát cao hơn các loại ung thư khác. Cụ thể:

  • Có tới 7 trên 10 người mắc ung thư buồng trứng sẽ tái phát sau khi điều trị
  • Có tới 50% người ung thư đại trực tràng tái phát sau 3 năm thực hiện phẫu thuật.

3. Chuẩn đoán ung thư tái phát

Sau khi điều trị khỏi ung thư nguyên phát, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân kế hoạch chăm sóc, đồng thời đưa ra lịch trình tái khám cho bệnh nhân. Thông qua đó, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất và chỉ định bệnh nhân làm một vài xét nghiệm cần thiết. Các lần tái khám rất quan trọng vì sẽ giúp đánh giá thể trạng cũng như theo dõi ung thư có tái phát không. Do đó, bệnh nhân cần đến khám đúng lịch hẹn của bác sĩ đưa ra.

Nếu nghi ngờ ung thư tái phát, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm thí nghiệm, chụp chiếu để lấy hình ảnh hoặc sinh thiết để giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất.

Sinh thiết là một phương pháp chẩn đoán ung thư tái phát.
Sinh thiết là một phương pháp chẩn đoán ung thư tái phát.

Xem thêm: Thức ăn của tế bào ung thư là gì?

4. Ung thư tái phát có chữa được không?

Ung thư tái phát được đánh giá là khó điều trị hơn ung thư nguyên phát vì không phải tất cả tế bào ung thư tái phát đều đáp ứng với phương pháp điều trị ban đầu. Việc điều trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư mắc phải, vị trí của khối u, mức độ tiến triển của tế bào ung thư, thể trạng bệnh nhân…

Mặc dù việc điều trị ung thư tái phát thường khó khăn, nhưng may mắn là các bác sĩ vẫn có thể tư vấn được giải pháp phù hợp cho nhiều bệnh nhân. Do đó, mặc dù có thể sốc và suy sụp khi nhận tin mắc ung thư tái phát, bạn vẫn cần nhanh chóng cân bằng lại cảm xúc và chuẩn bị một số điều sau đây để có thể đáp ứng điều trị tốt nhất:

  • Trau dồi thêm kiến thức về ung thư tái phát để bớt lo lắng, bất an.
  • Tìm hiểu các phương pháp điều trị và tác dụng phụ của chúng để không cảm thấy bỡ ngỡ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, thiền, yoga, trò chuyện với bạn bè, người thân để giảm bớt căng thẳng.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng để cơ thể dễ dàng bình phục sau khi điều trị.
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung, chẳng hạn như Fucoidan để tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và hạn chế tác dụng phụ của các biện pháp điều trị ung thư như xạ trị, hoá trị…

5. Điều trị ung thư tái phát như thế nào?

Khi phát hiện ung thư tái phát, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị và tư vấn cụ thể cho bệnh nhân. Phác đồ điều trị ung thư tái phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Mục đích điều trị là gì?
  • Vị trí, kích thước và loại ung thư tái phát.
  • Tình trạng sức khoẻ hiện tại của bệnh nhân.
  • Phương pháp điều trị ung thư nguyên phát ban đầu là gì? Hiệu quả mang lại như thế nào?
  • Thời gian điều trị trước đó là khi nào?

Một số trường hợp có thể được bác sĩ mời tham gia thử nghiệm lâm sàng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận phương pháp điều trị nào phù hợp với bệnh nhân.

Trường hợp ung thư tái phát ngay tại cơ quan cũ, bác sĩ có thể tư vấn bệnh nhân phương pháp xạ trị hoặc phẫu thuật. Trong tình huống ung thư tái phát là dạng di căn có thể sẽ cần đến các biện pháp điều trị toàn thân như hoá trị, miễn dịch, liệu pháp sinh học…

Ung thư tái phát dạng di căn có thể cần đến các phương pháp điều trị toàn thân.
Ung thư tái phát dạng di căn có thể cần đến các phương pháp điều trị toàn thân.

Xem thêm: Truyền hóa chất sống được bao lâu?

6. Làm sao để ung thư không tái phát?

Sau khi điều trị ung thư nguyên phát, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp sau đây để cơ thể nhanh chóng bình phục và hạn chế tái phát ung thư.

6.1. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Một số nguyên tắc ăn uống bệnh nhân nên tuân theo để giảm nguy cơ tái phát ung thư:

  • Nên sử dụng thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt thay vì thực phẩm từ đường tinh chế và gạo trắng.
  • Bổ sung thêm hoa quả tươi và rau xanh vào chế độ ăn uống.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
  • Kiêng uống rượu, bia và các loại đồ uống chứa chất kích thích.
  • Khi thừa cân, người bệnh nên giảm cân bằng cách cắt giảm calo và tăng cường vận động

6.2. Bổ sung vitamin cho cơ thể khi cần thiết

Sau khi điều trị ung thư nguyên phát, cơ thể bệnh nhân có thể thiếu một số loại vitamin và khoáng chất. Do đó, ngoài ăn các thực phẩm giàu vitamin, bệnh nhân cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ rồi uống thêm thực phẩm chức năng hoặc thuốc để bổ sung vitamin cho cơ thể. 

6.3. Tập thể dục đều đặn

Các bài tập nhẹ nhàng và vừa sức có thể giúp bệnh nhân cảm thấy khoẻ mạnh hơn, giảm lo lắng, căng thẳng, đau đớn… Do đó, bệnh nhân sau điều trị ung thư nên trao đổi với bác sĩ về kế hoạch tập thể dục để nhận được tư vấn phù hợp cho vấn đề này.

Sau điều trị ung thư, bệnh nhân nên tập thể dục đều đặn và vừa sức.
Sau điều trị ung thư, bệnh nhân nên tập thể dục đều đặn và vừa sức.

6.4. Giữ tinh thần lạc quan

Mặc dù việc ung thư tái phát rất khó kiểm soát, nhưng giữ cho mình một tinh thần tích cực sẽ giúp bạn có chất lượng sống tốt hơn. Qua đó, giúp cho sức đề kháng được nâng cao, hạn chế nguy cơ tái phát ung thư.

6.5. Khi có vấn đề về sức khỏe, cần đến gặp bác sĩ ngay

Sau khi điều trị ung thư nguyên phát, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu có biểu hiện bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

Dưới đây là các triệu chứng cần được cảnh giác cao:

  • Sốt cao hoặc ớn lạnh
  • Ho dai dẳng không dứt
  • Khó thở
  • Đi tiểu hoặc đi nặng có máu
  • Bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn
  • Xuất hiện khối u không rõ nguyên nhân
  • Sụt cân bất thường
  • Có các triệu chứng tương tự khi mắc ung thư trước đây

Xem thêm: Mổ tuyến giáp trong điều trị ung thư tuyến giáp

Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng ung thư tái phát. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng trò chuyện trực tiếp với dược sĩ của Thế giới Fucoidan qua tổng đài miễn cước 1800.6527.

5/5 - (1 bình chọn)

Sản phẩm nổi bật

Giá gốc là: 4.580.000 ₫.Giá hiện tại là: 4.480.000 ₫.
Giá gốc là: 1.380.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.330.000 ₫.
Giá gốc là: 2.030.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.980.000 ₫.
Giá gốc là: 5.600.000 ₫.Giá hiện tại là: 5.550.000 ₫.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN