Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Có chữa khỏi được không?

4.7/5 - (12 bình chọn)

Bạch hầu là bệnh lây nhiễm, có khả năng bùng phát thành dịch. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong. Làm thế nào để nhận biết bệnh bạch hầu, chữa bệnh như thế nào và có biện pháp phòng ngừa bệnh không? Theo dõi bài viết của Thế giới Fucoidan để được giải đáp cụ thể bạn nhé.

1. Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu có tên tiếng Anh là Diphtheria. Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính, tạo nên giả mạc màu trắng ngà, dày và dai. Giả mạc sẽ bám chặt và lan nhanh để bao phủ hết vòm họng, tuyến hạnh nhân, mũi, thanh quản. Ngoài các cơ quan hô hấp, bệnh bạch hầu còn có thể xuất hiện ở da và các màng niêm mạc khác như bộ phận sinh dục, kết mạc mắt…

Vi khuẩn bạch hầu dễ dàng lây lan qua đường hô hấp khi chúng ta hắt hơi, sổ mũi, ho, nói chuyện… Người khỏe mạnh nhưng cơ thể chưa có miễn dịch vi khuẩn bạch hầu, khi hít phải giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu sẽ mắc bệnh. Ngoài lây nhiễm trực tiếp, vi khuẩn bạch hầu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi con người tiếp xúc với các vật dụng có dính giọt bắn chứa vi khuẩn.

Bệnh bạch hầu hay xuất hiện ở vùng ôn đới vào các tháng lạnh. Trẻ em dưới 15 tuổi dễ mắc bệnh hơn vì chưa được gây miễn dịch đầy đủ. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 2 – 5 ngày, nhưng cũng có thể lâu hơn. Thời gian lây truyền bệnh không cố định, có thể kéo dài 2 tuần hoặc ngắn hơn, thường không kéo dài trên 4 tuần.

Bệnh bạch hầu lây lan dễ dàng qua đường hô hấp. 
Bệnh bạch hầu lây lan dễ dàng qua đường hô hấp.

2. Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Vi khuẩn gram dương, hiếu khí Corynebacterium diphtheriae là tác nhân gây bệnh bạch hầu. Chúng tồn tại dưới 3 dạng là Mitis, Intermedius và Gravis. Vi khuẩn bạch hầu phát triển tốt ở môi trường thông thoáng, và phát triển rất nhanh trong máu và huyết thanh.

Không phải vi khuẩn nào cũng gây bệnh nghiêm trọng. Chỉ có những vi khuẩn chứa độc tố mới gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các vi khuẩn không chứa độc tố thường chỉ gây nhiễm trùng mũi họng ở mức độ trung bình, không tạo giả mạc và thỉnh thoảng gây bệnh toàn thân như viêm nội tâm mạc, viêm khớp tự hoại…

3. Nhận biết bệnh bạch hầu

Dựa trên vị trí phát bệnh, bệnh bạch hầu được chia thành 2 loại là bạch hầu tại cơ quan hô hấp trên và bạch hầu trên da với các triệu chứng điển hình như sau:

3.1. Triệu chứng bệnh bạch hầu ở cơ quan hô hấp trên

Triệu chứng ở mũi họng:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Kéo dài 2 – 5 ngày, không có triệu chứng bệnh.
  • Thời kỳ khởi phát: Sốt khoảng 37,5 – 38 độ C, người mệt mỏi, khó chịu, đau họng, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi, nước mũi có thể lẫn máu, họng hơi đỏ, sờ thấy hạch cổ di động nhỏ và không đau, quan sát amidan thấy có điểm trắng mờ dạng giả mạc một bên…
  • Thời kỳ toàn phát: Sốt khoảng 38 – 38,5 độ C, da xanh tái, nuốt đau, cơ thể mệt mỏi nhiều, chán ăn, hạ huyết áp nhẹ, mạch nhanh, giả mạc lan ở 1 hoặc 2 bên amidan, nặng hơn thì giả mạc trùm hết lưỡi gà và màn hầu, hạch ở góc hàm có triệu chứng sưng đau, sổ mũi nhiều, nước mũi có lẫn mủ hoặc màu trắng.
Giả mạc là triệu chứng điển hình của bệnh bạch hầu.
Giả mạc là triệu chứng điển hình của bệnh bạch hầu.

Triệu chứng ở thanh quản:

Bệnh bạch hầu hiếm khi chỉ xuất hiện ở thanh quản mà xuất hiện cùng lúc ở hầu họng và thanh quản. Triệu chứng bệnh bạch hầu ở thanh quản là viêm thanh quản cấp gây khàn tiếng, ho ông ổng, khó thở, có tiếng rít thanh quản. Lâu dần dẫn đến ngạt thở.

3.2. Triệu chứng bệnh bạch hầu trên da

Bệnh bạch hầu trên da không phổ biến như bệnh bạch hầu ở đường hô hấp trên. Triệu chứng của bệnh bạch hầu trên da cũng không quá điển hình, thường xuất hiện mụn nước, phát ban hoặc lở loét ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể.

4. Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh bạch hầu

Bạch hầu được mọi người biết đến là một căn bệnh nguy hiểm. Và sự thật đúng là như vậy. Trong thời gian ủ bệnh, khi mà giả mạc chưa xuất hiện, các triệu chứng của bệnh bạch hầu dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng đau họng. Điều này dẫn đến việc điều trị bệnh không diễn ra kịp thời, tạo điều kiện để độc tố của vi khuẩn gây ra các biến chứng.

Theo thống kê, có khoảng 5 – 10% trường hợp mắc bệnh bạch hầu bị tử vong do không được điều trị kịp thời. Người bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi thì tỷ lệ tử vong càng tăng, có thể lên tới 20%.

Nếu không được điều trị kịp thời, ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tim, hệ thần kinh trung ương, thận… Trong đó, viêm cơ tim và viêm dây thần kinh là 2 biến chứng thường gặp nhất.

Khi biến chứng viêm cơ tim xuất hiện sớm ở những ngày đầu của bệnh thì tiên lượng bệnh nhân rất xấu, khả năng tử vong cao. May mắn là biến chứng viêm dây thần kinh thường có thể phục hồi nếu bệnh nhân không bị tử vong do các biến chứng khác.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu

Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh bạch hầu thông qua soi kính hiển vi. Tiêu bản soi kính hiển vi nhuộm Gram hoặc nhuộm Albert. Với tiêu bản nhuộm Gram, kết quả thu được là vi khuẩn bắt Gram dương có hai đầu to thì bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Với tiêu bản nhuộm Albert, kết quả thu được trực khuẩn bắt màu xanh thì bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu.

Bên cạnh đó, còn một phương pháp chẩn đoán ít phổ biến hơn là phân lập vi khuẩn trong môi trường đặc hiệu. Phương pháp này cho kết quả chậm.

Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị. Hiện nay, bệnh bạch hầu đã có thuốc điều trị. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc giải độc tố đặc hiệu để ngăn cản độc tố của vi khuẩn, kết hợp với kháng sinh nhằm tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn.

Trong quá trình bệnh tiến triển, người bệnh vẫn phải đối mặt với nguy cơ gặp nguy hiểm ở tim, hệ thần kinh và thận bất kể lúc nào. Vì thế, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị ở các cơ sở có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao.

Hiện đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu.
Hiện đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu.

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu

Hiện nay, tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất. Tại Việt Nam chưa có vắc xin phòng bệnh bạch hầu đơn. Vì thế, chúng ta có thể tiêm các loại vaccine phối hợp có chứa kháng nguyên bạch hầu, chẳng hạn như:  Vaccine 6 trong 1, Vaccine 5 trong 1… Các loại vaccine này sẽ vừa phòng ngừa bệnh bạch hầu vừa phòng một số loại bệnh khác.

Bên cạnh vaccine, chúng ta cũng cần lưu ý thêm:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Khi hắt hơi hoặc ho nên che miệng, mũi.
  • Không nên tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ nhiễm bệnh. Nếu phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang và vệ sinh cá nhân ngay sau khi tiếp xúc.
  • Giữ không gian công cộng, nhà ở, trường học, nơi làm việc thông thoáng, đủ ánh sáng, sạch sẽ.
  • Nếu có các triệu chứng nghi ngờ bệnh bạch hầu cần tới cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời, đồng thời cách ly với người khỏe mạnh.
  • Người dân sống trong vùng dịch cần nghiêm túc chấp hành hướng dẫn thăm khám, chữa bệnh của cơ sở y tế.

Qua đây, chúng ta đã có những thông tin cơ bản về bệnh bạch hầu. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về chăm sóc sức khỏe, vui lòng gọi tới tổng đài miễn phí cước 1800 6527 của Thế giới Fucoidan để được dược sĩ giải đáp trực tiếp nhé.

4.7/5 - (12 bình chọn)

Sản phẩm liên quan

Giá gốc là: 1.328.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.250.000 ₫.
-6
Giá gốc là: 2.210.000 ₫.Giá hiện tại là: 2.060.000 ₫.
-7

Sản phẩm nổi bật

Giá gốc là: 4.580.000 ₫.Giá hiện tại là: 4.480.000 ₫.
Giá gốc là: 1.380.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.330.000 ₫.
Giá gốc là: 2.030.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.980.000 ₫.
Giá gốc là: 5.600.000 ₫.Giá hiện tại là: 5.550.000 ₫.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN