Da bị ngứa có phải là dấu hiệu của ung thư không?

Da bị ngứa có thể là vấn đề rất nhỏ như muỗi cắn, côn trùng đốt, viêm da, dị ứng… nhưng cũng có thể cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư. Vậy những bệnh ung thư nào thường gây triệu chứng ngứa da?

1. Nguyên nhân gây ngứa da liên quan đến bệnh ung thư

1.1. Bệnh ung thư nào khiến da bị ngứa?

Người bị ngứa ngáy toàn thân có khả năng bị ung thư cao hơn người không bị ngứa. Vì ngứa da có thể là một trong những biểu hiện của các bệnh ung thư sau đây:

  • Ung thư da: Ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư hắc tố da, ung thư biểu mô tế bào đáy sẽ khiến da bị ngứa. Cảm giác ngứa da sẽ xuất hiện cùng lúc với các thay đổi bất thường trên da như xuất hiện nốt ruồi mới, kích thước nốt ruồi tăng lên, màu sắc da khác với bình thường…
  • Ung thư gan: Ung thư gan khiến cho chức năng gan bị suy giảm. Do đó, khả năng đào thải độc tố của gan không được như trước. Độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể biểu hiện bằng tình trạng da bị ngứa hoặc nổi mụn.
  • Bệnh đa hồng cầu: Đa hồng cầu là ung thư gây tăng sinh tủy mãn tính. Ngứa sau khi tắm nước nóng là một triệu chứng rõ nét của bệnh đa hồng cầu.
  • Ung thư tuyến tụy: Ung thư tuyến tụy cũng là một trong các nguyên nhân gây ngứa da. Tuy vậy, vàng da mới là triệu chứng về da rõ nét hơn của bệnh ung thư tuyến tụy.
  • Ung thư túi mật, đường mật: Các loại ung thư liên quan đến túi mật thường gây tích tụ muối mật trên da, khiến da bị ngứa ngáy.
  • Lymphoma: Lymphoma còn gọi là u lympho hay ung thư hạch, đặc trưng bởi sự phát triển quá mức của các tế bào ung thư trong hệ thống bạch huyết. Nguyên nhân ngứa ngoài da có thể do hệ miễn dịch tiết ra hóa chất phản ứng với tế bào ung thư hạch.
Ung thư da thường gây ngứa ngáy.
Ung thư da thường gây ngứa ngáy.

1.2. Các phương pháp điều trị ung thư gây ngứa da

Các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị, miễn dịch, điều trị trúng đích có thể là tác nhân gây ngứa da.

Ngoài ra, ngứa da có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị ung thư như thuốc giảm đau, chống buồn nôn, nôn, thuốc điều trị hormone.

2. Ngứa da do các bệnh lý hoặc nguyên nhân khác

Da bị ngứa cũng có thể liên quan đến các vấn đề phổ biến hơn như:

  • Muỗi đốt hoặc côn trùng cắn: Muỗi và côn trùng gây ra các vết ngứa rất rõ ràng. Triệu chứng sẽ giảm dần trong thời gian ngắn.
  • Da khô: Da quá khô cũng gây ngứa dữ dội. Trong trường hợp này, da cần được cấp ẩm đầy đủ để giảm ngứa.
  • Phản ứng dị ứng trên da: Da của con người có thể xuất hiện dị ứng với nhiều thứ như thực phẩm, phấn hoa, hóa chất… Triệu chứng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như bị ngứa ngoài da vùng cổ, mặt, tay, chân…
  • Vấn đề ở dây thần kinh: Khi một dây thần kinh gặp vấn đề, nó có thể gây ngứa ngáy ở da.
  • Phản ứng với sinh vật biển: Một số người sau khi đi tắm biển có thể bị ngứa vì tiếp xúc với sinh vật biển, chẳng hạn như sứa.
  • Nguồn nước ô nhiễm: Tiếp xúc với nước mưa, nước biển, nước hồ bơi… ô nhiễm khiến da bị ngứa ngáy.
  • Giun sán: Bị ngứa trong máu là bệnh gì? Giun sán có thể ký sinh trong máu gây ngứa từ trong máu. Đôi khi người bệnh tưởng là da bị ngứa nhưng gãi mãi không cảm thấy dễ chịu.
Khô da sẽ khiến da bị ngứa.
Khô da sẽ khiến da bị ngứa.

3. Da bị ngứa có cần thăm khám bác sĩ không?

Trong các trường hợp ngứa da có các đặc điểm sau, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời:

  • Sau hơn 2 ngày các triệu chứng ngứa da không thuyên giảm.
  • Bên cạnh ngứa, da đổi sang màu vàng, nước tiểu cũng có màu vàng sẫm.
  • Gãi tới mức da chảy máu mà không có cảm giác dễ chịu hơn.
  • Trên da xuất hiện mụn nước, da đóng vảy hoặc có màu đỏ sáng.
  • Da rỉ mủ hoặc nước có mùi hôi.
  • Chuyên gia xuất hiện phát ban. Sau khi thoa thuốc hoặc kem mỡ, tình trạng trở nên nặng hơn.
  • Không thể ngủ được do bị ngứa.
  • Khó thở, sưng phù mặt, nhiều đám mày đay xuất hiện… Đây là triệu chứng phản ứng khá nghiêm trọng.
Ngứa da kèm khó thở rất nguy hiểm, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Ngứa da kèm khó thở rất nguy hiểm, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

4. Gợi ý các biện pháp giảm ngứa da

Để làm giảm khó chịu khi da bị ngứa bạn nên thực hiện như sau:

  • Sử dụng các loại kem làm dịu da theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Không nên sử dụng các loại kem có chứa cồn và hương liệu thì có thể làm da bị kích ứng thêm.
  • Nên tắm bằng nước ấm hoặc nước mát, không nên tắm bằng nước quá nóng vì sẽ làm da bị khô.
  • Trong nước tắm của bạn nên bổ sung thêm baking soda hoặc dầu tắm giảm ngứa.
  • Khi tắm nên dùng tay kì cọ nhẹ nhàng, không nên dùng đá kỳ vì có thể khiến da bị tổn thương.
  • Sau khi tắm nên dùng khăn bông mềm để thấm khô da trước khi mặc quần áo. Lưu ý, không chà xát quá mạnh khi lau khô da.
  • Hạn chế sử dụng dao cạo lông vì có thể gây xước da.
  • Chọn các loại quần áo có chất liệu mềm mại và thấm hút tốt.
  • Không nên vận động nhiều hoặc ở trong môi trường quá nóng để hạn chế ra mồ hôi.
  • Uống nhiều nước để đào thải độc tố ra bên ngoài qua đường tiểu.
  • Nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng, gây mất ngủ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống giảm ngứa.
  • Khi da bị ngứa, bạn không nên gãi mà dùng túi chườm lạnh để làm dịu cảm giác khó chịu.
Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố, giảm ngứa da.
Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố, giảm ngứa da.

Như vậy, chúng ta đã biết da bị ngứa có phải do ung thư gây ra không, cũng như cách làm giảm ngứa da đơn giản và hiệu quả. Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn từ dược sĩ của Fucoidan vui lòng liên hệ qua hotline miễn cước 1800 6527.

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN