Giải đáp: Bệnh nhân ung thư có cần bỏ thuốc lá?

Bệnh nhân ung thư có cần bỏ thuốc lá không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ vì hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh ung thư, đồng thời cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả điều trị bệnh. Bỏ thuốc lá với người hút thuốc lâu năm thực sự khó khăn nhưng nó mang lại cực kỳ nhiều lợi ích đối với quá trình điều trị ung thư cũng như sức khỏe tổng quát của người bệnh.

1. Mối liên hệ giữa bệnh ung thư và hút thuốc lá

Thuốc lá chứa nhiều chất độc có thể phá hủy DNA của cơ thể và dẫn đến căn bệnh nguy hiểm là ung thư. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng chống lại ung thư.

Có rất nhiều loại ung thư xuất hiện có liên quan đến việc bệnh nhân hút thuốc lá như ung thư họng, miệng, thanh quản, mũi, thực quản, dạ dày, thận, tuyến tụy, bàng quang, tử cung, cổ tử cung, tủy xương, máu… Thậm chí, hầu hết các ca mắc ung thư phổi là do hút thuốc lá gây nên.

Thuốc lá có thể gây ra nhiều bệnh ung thư.

2. Bệnh nhân ung thư có cần bỏ thuốc lá không?

Đối với câu hỏi bệnh nhân ung thư có cần bỏ thuốc lá không, chúng ta sẽ phân tích trên 2 khía cạnh là lợi ích và tác hại của việc hút thuốc.

2.1. Hút thuốc lá có lợi gì?

Trong thuốc lá có chứa chất kích thích thần kinh là nicotine. Nếu sử dụng nicotine trong hàm lượng cho phép có thể mang lại một số lợi ích nhất định như:

  • Giúp chúng ta thư giãn hơn trong giây lát. Do đó, ngành y tế đã ứng dụng nicotine trong việc điều trị cho bệnh nhân alzheimer để giúp họ duy trì khả năng duy nhớ dài hơn.
  • Giúp an thần và tỉnh táo nên có thể ứng dụng trong điều trị trầm cảm nhẹ.
  • Nicotine cũng mang lại tác dụng đối với tủy thượng thận bằng cách tăng dòng chảy của adrenaline, đồng thời kích thích dẫn truyền xung thần kinh.

Trên đây là những tác dụng thực sự hữu hạn của nicotine. Tuy nhiên, việc sử dụng nicotine nên có sự giám sát và chỉ dẫn của bác sĩ thay vì hút thuốc lá.

2.2. Tác hại của thuốc lá đối với bệnh nhân ung thư

Thuốc lá không chỉ gây ung thư mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị ung thư. Theo nghiên cứu của Đại học Leeds (UL) vào năm 2019 ở Anh, hút thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng cơ thể chống lại tế bào ung thư, vì thế làm giảm hiệu quả điều trị ung thư.

Ngoài làm giảm khả năng miễn dịch, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, khiến cơ thể bệnh nhân ung thư suy kiệt hơn, từ đó làm giảm khả năng đáp ứng điều trị. Do đó, các chuyên gia y tế khuyên người mắc ung thư nên bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt.

Thuốc lá làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh ung thư.

3. Tác dụng của việc bỏ thuốc lá

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết, bỏ thuốc lá mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nhưng cụ thể bỏ thuốc lá có lợi gì thì không hẳn ai cũng nắm rõ. Vì thế, ngay dưới đây sẽ là các lợi ích khi bỏ thuốc lá đối với cả người khoẻ mạnh và bệnh nhân đang điều trị ung thư.

3.1. Những lợi ích ngay sau khi bỏ thuốc lá

  • Nhịp tim và huyết áp cao bất thường trong khi hút thuốc sẽ quay trở lại bình thường ngay sau khi ngừng hút thuốc vài phút.
  • Nồng độ CO trong máu sẽ giảm sau vài giờ ngừng hút thuốc, từ đó cải thiện khả năng vận chuyển oxy của máu.
  • Cải thiện tuần hoàn, giảm khò khè, đờm dãi, giảm ho sau vài tuần bỏ thuốc.
  • Giảm nguy cơ mắc tim mạch, ung thư cũng như các bệnh lý liên quan đến thuốc lá sau vài năm bỏ hút thuốc.

3.2. Lợi ích lâu dài của việc bỏ hút thuốc lá

Bỏ hút thuốc ở bất kỳ độ tuổi nào cũng làm kéo dài thời gian sống thêm so với người hút thuốc. So với người hút thuốc thì thời gian sống thêm của người bỏ thuốc sẽ như sau:

  • Bỏ thuốc trong độ tuổi 25 – 34: Sống thêm 10 năm.
  • Bỏ thuốc trong độ tuổi 35 – 44: Sống thọ thêm 9 năm.
  • Bỏ thuốc trong độ tuổi 45 – 54: Sống thọ thêm 6 năm.
  • Bỏ thuốc trong độ tuổi 55 – 64: Sống thọ thêm 5 năm.

Như vậy, có thể thấy việc bỏ thuốc ở độ tuổi càng sớm thì càng mang lại nhiều lợi ích.

3.3. Lợi ích của việc bỏ hút thuốc lá đối với bệnh nhân ung thư sau khi được chẩn đoán

  • Bỏ hút thuốc lá sẽ giúp việc điều trị ung thư có hiệu quả tốt hơn.
  • Làm giảm các tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư như mệt mỏi, nôn mửa, nhiễm trùng…
  • Giúp cơ thể hồi phục tốt hơn sau khi điều trị từ đó giảm được thời gian nằm viện.
  • Hạn chế mắc loại ung thư thứ hai và giảm nguy cơ tái phát ung thư đang mắc phải.
  • Kéo dài tuổi thọ sau khi điều trị so với bệnh nhân vẫn hút thuốc.

Bỏ thuốc lá giúp bệnh nhân sau điều trị ung thư bình phục nhanh hơn.

4. Làm thế nào để bệnh nhân ung thư cai nghiện thuốc lá?

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư cảm thấy thực sự khó khăn trong việc bỏ hút thuốc lá, đó là:

  • Triệu chứng sau khi bỏ thuốc lá thường rất khó chịu, ban đầu người bệnh thường cảm thấy thèm thuồng nicotine, dẫn đến bồn chồn, ngái ngủ…
  • Bệnh nhân ung thư thường rơi vào trạng thái căng thẳng. Vì thế, thuốc lá có thể là giải pháp tạm thời để họ giải toả tâm trạng. Điều này dẫn đến việc bỏ thuốc lá đối với bệnh nhân ung thư còn khó khăn hơn cả người bình thường.

Vậy phải làm thế nào để bệnh nhân ung thư cai được thuốc lá? Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng viên ngậm không kê đơn, kẹo cao su, miếng dán nicotine để giảm các triệu chứng khi cai thuốc lá và giảm cảm giác thèm nicotine.
  • Có thể sử dụng một số loại thuốc thay thế nicotine để tăng cơ hội cai thuốc lá.
  • Sử dụng một số loại thuốc kê đơn như varenicline, bupropion để cai thuốc.

Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã biết bệnh nhân ung thư có cần bỏ thuốc không cũng như cách cai nghiện thuốc lá cho họ. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các bệnh ung thư, vui lòng gọi tới tổng đài miễn phí cước 1800 6527 để được dược sĩ của Thế giới Fucoidan giải đáp trực tiếp nhé.

Đánh giá

CHUYÊN GIA TƯ VẤN