Hạch ở cổ: Khi nào cần hết sức thận trọng?

Hạch phân bổ ở nhiều vị trí trên cơ thể như cổ, xương đòn, bẹn, nách. Trong đó, nổi hạch ở cổ là mối bận tâm của nhiều người vì nó có thể cảnh báo các bệnh lý khác nhau. Thực tế cho thấy, nổi hạch vùng cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải tất cả trường hợp đều nguy hiểm. Vì thế, bệnh nhân nên bình tĩnh, không nên quá hoang mang, lo lắng nếu bị nổi hạch cổ.

1. Nổi hạch ở cổ là gì?

Cơ thể chúng ta có hai hệ tuần hoàn động mạch – tĩnh mạch và hệ tuần hoàn bạch huyết. Hệ tuần hoàn bạch huyết bao gồm các hạch bạch huyết (hạch) và các mạch bạch huyết (bạch mạch). Hạch có hình dạng như hình bầu dục, kích thước khoảng vài mm đến 1 – 2 cm. Hạch là một phần của hệ tạo huyết, có hai chức năng chính là:

  • Tự mình tiêu diệt virus, vi khuẩn, tế bào lạ khi chúng tấn công cơ thể.
  • Gián tiếp tiêu diệt virus, vi khuẩn, tế bào lạ thông qua việc sản sinh kháng thể.

Khi cơ thể ở trạng thái bình thường, hạch ở dạng chìm và không sờ thấy được. Khi cần hoạt động mạnh để chống lại bệnh tật, hạch mới sưng to. Tình trạng này còn gọi là nổi hạch.

Hiện tượng nổi hạch cổ thường hay xuất hiện ở người từ 20 – 50 tuổi. Trong đó, tỷ lệ nữ giới nổi hạch cổ cao gấp 3 lần nam giới.

Nổi hạch ở cổ là gì?
Nổi hạch ở cổ là gì?

2. Tại sao nổi hạch vùng cổ?

Có nhiều nguyên nhân gây nổi hạch ở cổ. Trong đó có 3 nhóm nguyên nhân chính là viêm nhiễm, bệnh về máu, ung thư. Cụ thể như sau:

2.1. Nổi hạch cổ do viêm nhiễm

Viêm nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây nổi hạch ở cổ. Các dạng viêm nhiễm thường gây nổi hạch cổ là:

  • Viêm xoang mũi, viêm amidan, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, viêm nướu răng… là các dạng viêm điển hình và thường xuyên làm nổi hạch cổ.
  • Cơ địa: Những người gầy yếu, sức khỏe kém rất dễ bị nổi hạch. Trường hợp này thường nổi hạch ở cổ lâu ngày không đau, hạch nhỏ, dễ di động và có mật độ chắc. Khi sức khỏe tổng quát tốt hơn, hạch sẽ lặn xuống mà không cần điều trị.
  • Lao hạch: Khi bị lao hạch sẽ xuất hiện nhiều hạch nhỏ, kích thước không đều nhau, chúng xuất hiện dần dần và không gây đau. Vị trí hạch cổ trong trường hợp này là các chuỗi hạch nằm dọc theo 2 bên cơ ức đòn chũm, vùng cổ, dưới xương hàm. Triệu chứng kèm theo là sốt nhiều vào buổi chiều, người gầy, sụt cân, xanh xao, có thể xuất hiện tổn thương ở màng phổi, phổi, màng bụng.
  • Bệnh giang mai: Giai đoạn đầu, hạch to sẽ nổi ở vùng bệnh xâm nhập. Khi đến giai đoạn 2, hạch sẽ nổi ở nhiều vị trí khác, trong đó có cổ.
Viêm amidan có thể gây nổi hạch ở cổ.
Viêm amidan có thể gây nổi hạch ở cổ.

2.2. Nổi hạch ở cổ do bệnh về máu

Nổi hạch ở cổ cũng có thể cảnh báo các bệnh về máu như:

  • Bệnh bạch cầu mạn thể lympho: Đặc điểm là hạch nhiều, đa phần là hạch bé, di động được, mềm, phát triển nhanh và phân bổ ở nhiều vị trí như cổ, bẹn, nách. Khi làm xét nghiệm tủy đồ và huyết đồ sẽ thấy tiểu cầu và hồng cầu giảm, dòng lympho tăng. Bên cạnh đó, có thể thấy lách bệnh nhân hơi to hơn bình thường.
  • Bệnh bạch cầu cấp: Hạch xuất hiện ở cổ, bẹn, hố thượng đòn, nách với đặc điểm là hạch mềm, to, dễ di động. Nổi hạch chỉ là triệu chứng phụ của bệnh bạch cầu cấp. Triệu chứng chủ yếu của bệnh lý này là thiếu máu, sốt cao, lách to nhanh, chảy máu dưới da, tổn thương niêm mạc miệng và họng.
  • Hạch hodgkin: Hạch có đặc điểm là không đau, không dính vào nhau, không dính vào da, không hóa mủ và rắn. Hạch sẽ to ở hố thượng đòn trái rồi lan tới cổ. Bệnh lý này phổ biến ở nam hơn nữ. Triệu chứng kèm theo là sốt từng đợt. Sau mỗi đợt sốt sẽ thấy hạch to hơn hoặc xuất hiện thêm hạch.

Xem thêm: Hạch cổ là gì? Có nguy hiểm không

2.3. Nổi hạch ở cổ do ung thư

Các bệnh ung thư có thể gây hạch ở cổ là:

  • Ung thư hạch: Đặc điểm ung thư hạch là hạch to, ít di động, mật độ rắn. Có thể xuất hiện hạch riêng lẻ hoặc thành cụm. Bệnh nhân thường cảm thấy đau, phù xung quanh vị trí nổi hạch. 
  • Ung thư đã di căn: Các loại ung thư vùng đầu và cổ di căn thường gây nổi hạch cổ là ung thư thanh quản, ung thư vòm họng… Bên cạnh đó, các dạng ung thư khác như ung thư vú, ung thư dạ dày… cũng có thể gây nổi hạch ở cổ.

3. Hạch ở cổ có nguy hiểm không?

Hạch ở cổ được chia thành 2 loại là hạch lành tính và ác tính. Hạch cổ lành tính dễ dàng chữa khỏi hoặc tự khỏi. Trong khi đó, hạch ác tính sẽ cảnh báo căn bệnh nguy hiểm là ung thư. Hạch ác tính thực sự là mối lo ngại đối với sức khỏe, bệnh nhân cần thăm khám và chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hạch lành tính sẽ tự lặn xuống khi bệnh lý gây ra nó được chữa khỏi.
Hạch lành tính sẽ tự lặn xuống khi bệnh lý gây ra nó được chữa khỏi.

Xem thêm: Truyền hóa chất sống được bao lâu, có khỏi được bệnh ung thư không?

4. Cách phân biệt hạch cổ lành tính và ác tính

Hạch cổ lành tính thường đi kèm theo các bệnh như viêm họng, nhiệt miệng, amidan… Khi các bệnh này thuyên giảm thì hạch cũng dần nhỏ lại, rồi không sờ thấy nữa. Mặc dù hạch lành tính nhưng bạn cũng nên tới gặp bác sĩ và chia sẻ rõ ràng về tình trạng đang gặp phải để có hướng xử lý kịp thời.

Ngược lại, hạch ác tính lại xuất hiện trong thời gian dài, có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc thành cụm. Khi sờ tay vào, hạch cứng và dính chặt vào mô xung quanh, thỉnh thoảng có cảm giác đau.

Lưu ý, từ 40 tuổi trở đi, khi phát hiện hạch cổ mọc sát xương đòn, kèm theo sưng, đau thì cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu bệnh ung thư.

5. Chẩn đoán bệnh lý khi nổi hạch ở cổ

Muốn chẩn đoán bệnh lý khi nổi hạch ở cổ, bạn cần đến gặp bác sĩ. Qua thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ xác định vị trí, kích thước, kết cấu hạch. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng mở rộng hạch bạch huyết.

Các xét nghiệm bổ sung đó là:

  • Nội soi: Nội soi được thực hiện qua đường mũi bằng cách chèn 1 ống nhỏ và mỏng vào lỗ mũi, từ đó đánh giá tổn thương cổ họng và khoang mũi.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp cắt lớp, siêu âm, chụp cộng hưởng từ… Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp đánh giá mức độ sưng và vị trí hạch cổ.
  • Xét nghiệm máu: Giúp xác định số lượng bạch cầu và nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Sinh thiết: Giúp tìm ra tế bào ung thư. Các phương pháp sinh thiết phổ biến hiện nay là chọc hút kim nhỏ, sinh thiết lõi kim, sinh thiết mờ.

6. Điều trị hạch ở cổ như thế nào?

Đối với hạch cổ lành tính, bệnh nhân chỉ cần uống một số loại thuốc tiêu diệt vi khuẩn, tác nhân gây bệnh. Khi hết bệnh, hạch cũng sẽ biến mất. Trường hợp nổi hạch cổ ác tính, bệnh nhân cần được điều trị dưới sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ. Các phương pháp thường được chỉ định cho bệnh nhân nổi hạch cổ ác tính là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…

Để giảm khó chịu khi nổi hạch, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

  • Chườm gạc ấm hoặc gạc lạnh lên vùng hạch bị đau khoảng 15 phút.
  • Uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể bình phục.
  • Có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc paracetamol.

Xem thêm: Hạch là gì? Cách phân biệt hạch lành tính và ác tính

7. Ngăn ngừa nổi hạch ở cổ

Để hạn chế nổi hạch ở cổ, chúng ta có thể thực hiện một số phương pháp sau đây:

  • Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn để cải thiện sức khỏe và tăng cường sự dẻo dai.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế stress và làm việc quá sức.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không mắc bệnh về răng miệng.
  • Tiêm vacxin phòng lao hạch cho trẻ nhỏ.
  • Khi mắc bệnh có triệu chứng hạch, cần tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nếu có bệnh.
Nghỉ ngơi hợp lý giúp phòng ngừa nổi hạch ở cổ.
Nghỉ ngơi hợp lý giúp phòng ngừa nổi hạch ở cổ.

Như vậy chúng ta đã biết nguyên nhân nổi hạch ở cổ, các biện pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa nổi hạch ở cổ. Nếu bạn cần được dược sĩ của Thế giới Fucoidan tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc sức khỏe, vui lòng liên hệ qua tổng đài miễn phí cước 1800 6527.

Đánh giá

Sản phẩm nổi bật

Giá gốc là: 4.580.000 ₫.Giá hiện tại là: 4.480.000 ₫.
Giá gốc là: 1.380.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.330.000 ₫.
Giá gốc là: 2.030.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.980.000 ₫.
Giá gốc là: 5.600.000 ₫.Giá hiện tại là: 5.550.000 ₫.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN