Cẩn trọng: Nôn ra máu có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm!
Mục lục
- 1. Nôn ra máu là gì?
- 2. Nguyên nhân nôn ra máu là gì?
- 2.1. Nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý nhỏ
- 2.2. Bệnh lý thường gặp gây nôn ra máu
- 2. 3. Bệnh lý nguy hiểm gây nôn ra máu
- 3. Các dấu hiệu nôn ra máu kèm theo
- 4. Các biến chứng của nôn ra máu
- 5. Chẩn đoán nguyên nhân gây nôn ra máu
- 6. Phương pháp điều trị nôn ra máu
- 7. Cách phòng ngừa nôn ra máu
Nôn ra máu có thể chỉ do chảy máu cam hoặc phản ứng thuốc nhưng cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm hơn như chảy máu trong, ung thư… Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu xem nôn ra máu có nguyên nhân do đâu, khi nào cần cấp cứu gấp để không ảnh hưởng đến tính mạng và cách điều trị như thế nào.
1. Nôn ra máu là gì?
Nôn ra máu là tình trạng nôn kèm theo một lượng đáng kể, có thể là máu tươi hoặc máu có màu đỏ sẫm, nâu thẫm. Nguồn gốc của máu nôn ra thường bắt nguồn từ đường tiêu hóa trên (trên cơ treo tá tràng). Nôn ra máu đôi khi là một vấn đề rất đáng lo ngại, nhưng cũng có thể chỉ do một thay đổi rất nhỏ gây chảy máu. Vì thế, tìm hiểu chính xác nguyên nhân nôn ra máu rất cần thiết. Từ đó, sẽ giúp bác sĩ và bệnh nhân có được phương pháp điều trị phù hợp.
2. Nguyên nhân nôn ra máu là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất.
2.1. Nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý nhỏ
Nôn ra máu do các bệnh lý nhỏ không đáng lo ngại, nhưng vẫn cần thông báo với bác sĩ để điều trị chấm dứt tình trạng này. Một số bệnh lý nhỏ có thể gây ra tình trạng này bao gồm:
- Chảy máu cam và máu cam chảy ngược vào miệng, họng…
- Thực quản bị kích ứng
- Nôn mửa hoặc ho mãn tính gây rách thực quản
- Nuốt phải máu
- Nuốt vật lạ gây trầy xước đường tiêu hóa
2.2. Bệnh lý thường gặp gây nôn ra máu
Dưới đây là các bệnh lý rất phổ biến ở người trưởng thành và có thể gây ra tình trạng ói ra máu tươi
- Viêm loét dạ dày, tá tràng
- Viêm tụy
- Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc aspirin và thuốc chống viêm không chứa steroid
2. 3. Bệnh lý nguy hiểm gây nôn ra máu
Có nhiều trường hợp, nôn ói ra máu cảnh báo bệnh lý cực kỳ nguy hiểm như:
- Ung thư thực quản
- Ung thư dạ dày
- Ung thư tuyến tụy
- Xói mòn niêm mạc dạ dày
- Xơ gan
3. Các dấu hiệu nôn ra máu kèm theo
Bên cạnh máu lẫn trong dịch nôn, người bệnh còn có thể cảm thấy:
- Khó chịu và đau bụng
- Cảm thấy buồn nôn nhiều
- Trong dịch nôn có thể kèm theo thức ăn chưa kịp tiêu hóa
Ngoài ra, khi có các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần được đưa tới bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức kẻo ảnh hưởng đến tính mạng:
- Hoa mắt, chóng mặt
- Rối loạn nhịp thở, nhịp tim
- Da nổi gai ốc, sần sùi, lạnh
- Đau bụng nặng
- Lú lẫn đầu óc
- Ngất xỉu
4. Các biến chứng của nôn ra máu
Nếu tình trạng nôn ra máu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng.
- Tắc nghẽn đường thở: Nôn ra máu có thể dẫn đến dồn nén máu trong phổi, gây khó thở và suy hô hấp. Một số ít trường hợp hít phải chất nôn nên bị viêm phổi. Mặc dù tình trạng này hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
- Sốc do mất máu: Trong thời gian ngắn mà lượng máu nôn ra quá nhiều sẽ khiến người bệnh bị sốc giảm thể tích. Các triệu chứng của sốc thường gặp là thở nhanh, thở gấp, chóng mặt, tiểu ít,… Khi bị sốc do mất máu, người bệnh cần được cấp cứu khẩn cấp, đề phòng hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng.
- Thiếu máu thiếu sắt: Hiện tượng chảy máu trong kéo dài âm ỉ sẽ khiến bệnh nhân bị thiếu máu, thiếu sắt với biểu hiện cơ thể suy nhược, mệt mỏi, xanh xao, vận động kém,…
5. Chẩn đoán nguyên nhân gây nôn ra máu
Xét nghiệm nào có thể được làm để chẩn đoán nguyên nhân nôn ra máu sẽ là một trong các băn khoăn của bệnh nhân. Việc áp dụng phương pháp chẩn đoán nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như biểu hiện lâm sàng, các phương pháp đã thực hiện giúp chẩn đoán được bệnh không…
Dưới đây là các phương pháp thường được chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh nôn ra máu:
- Hỏi bệnh: Một số vấn đề sẽ được thu thập là thời điểm nôn ra máu, màu máu, số lượng máu nôn ra.
- Khám lâm sàng: Thông qua khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ bệnh lý tai mũi họng, gan hay dạ dày, thực quản gây ra triệu chứng nôn ra máu.
- Xét nghiệm công thức máu: Đánh giá mức độ mất máu ở người bệnh.
- Nội soi dạ dày thực quản: Phát hiện viêm loét và vỡ tĩnh mạch dạ dày, thực quản.
- Siêu âm, chụp X-Quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ: Quan sát hình ảnh, phát hiện bộ phận có tổn thương.
6. Phương pháp điều trị nôn ra máu
Dựa trên thăm khám nguyên nhân, đánh giá mức độ mất máu và triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân:
- Đảm bảo dấu hiệu sinh tồn: Bác sĩ sẽ theo dõi sát các chỉ số sinh tồn như nhịp thở, nhịp tim, mạch đập, huyết áp, nhiệt độ… để cấp cứu kịp thời khi có bất thường.
- Truyền máu: Được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị mất máu quá nhiều để bù lại lượng máu đã mất và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
- Truyền chất lỏng: Trong tình huống cần thiết, bệnh nhân sẽ được đặt đường truyền để truyền chất lỏng qua đường tĩnh mạch, nhằm bù nước do nôn ra.
- Nội soi cầm máu: Nếu bệnh nhân bị vỡ tĩnh mạch thực quản gây nôn ra máu, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống nội soi nút mạch máu vỡ hoặc tiêm chất xơ cầm máu.
Trên đây chỉ là các biện pháp xử lý tạm thời. Để chữa khỏi dứt điểm nôn ra máu, bệnh nhân sẽ cần điều trị khỏi bệnh gốc gây ra tình trạng này. Ví dụ điều trị dứt điểm ung thư, viêm loét dạ dày, thực quản, điều trị xơ gan…
Lưu ý thêm, khi bị nôn ra máu, kể cả chưa có triệu chứng bất thường, bệnh nhân vẫn cần đến cơ sở y tế để thăm khám ngay, không nên để tình trạng này kéo dài.
7. Cách phòng ngừa nôn ra máu
Phần lớn các trường hợp nôn ra máu là do xuất huyết tiêu hóa. Vì thế, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau đây để không bị xuất huyết tiêu hóa:
- Hạn chế tối đa uống rượu bia: Rượu bia không chỉ gây viêm loét dạ dày, thực quản mà còn làm tăng nguy cơ bị xơ gan.
- Không ăn thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm lên men…: Vì đây đều là các thực phẩm làm dạ dày và thực quản quá tải, gây ra tình trạng viêm loét.
- Giảm căng thẳng stress, ngủ đúng giờ, đủ giấc: Đây đều là các biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nhằm phát hiện bệnh sớm, giúp dễ dàng điều trị dứt điểm.
Qua đây chúng ta đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng nôn ra máu. Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này cũng như các bệnh lý khác, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Thế Giới Fucoidan qua hotline miễn cước 1800 6527 để được giải đáp trực tiếp nhé.
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Fucoidan: Vũ Khí Tự Nhiên Cho Cơ Thể Khỏe Mạnh
- Bướu giáp keo là gì, có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
- 8 cách phòng tránh ung thư chuyên gia khuyên bạn
- Vôi hóa tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- 5 cách phòng ngừa ung thư phổi dễ thực hiện bạn cần biết
- Thức ăn của tế bào ung thư là gì?
- Bệnh lý nhân tuyến giáp nguy hiểm như thế nào?
- Những cách chữa bệnh ung thư tuyến giáp
- Nang tuyến giáp: Nguyên nhân và cách điều trị
- Hạch ở cổ: Khi nào cần hết sức thận trọng?