Tăng sắc tố da có nguy hiểm không và có chữa được không?
Mục lục
- 1. Sắc tố da là gì?
- 2. Tăng sắc tố da là gì?
- 3. Tổng hợp nguyên nhân gây tăng sắc tố da
- 4. Tăng sắc tố da có nguy hiểm không?
- 5. Điều trị tăng sắc tố da như thế nào để khỏi trong thời gian ngắn?
- 5.1. Lựa chọn sản phẩm bôi đặc trị
- 5.2. Liệu pháp công nghệ cao
- 5.3. Cân bằng nội tiết tố
- 5.4. Thuốc điều trị tăng sắc tố đường uống
- 6. Biện pháp phòng ngừa tăng sắc tố da
Tăng sắc tố da thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ với các biểu hiện thường gặp như tàn nhang, nám, sạm da, vết thâm… Làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa tình trạng này? Theo dõi bài viết dưới đây của Fucoidan để có câu trả lời bạn nhé!
1. Sắc tố da là gì?
Sắc tố tạo nên màu của da, võng mạc, màng nhầy, tóc. Sắc tố tạo bởi sự lắng đọng của melanin. Sắc tố da là màu da tự nhiên, không liên quan đến ánh sáng mặt trời.
Ở mỗi người sẽ luôn tồn tại hai loại sắc tố melanin là:
- Eumalanin: Có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV, có màu nâu sẫm hoặc màu đen, được tìm thấy nhiều hơn ở người có da sẫm màu.
- Phaeomelanin hay melanin đỏ: Không có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV, thậm chí sự tổng hợp của loại sắc tố này còn tạo ra các gốc tự do gây hại cho da. Loại sắc tố này thường được tìm thấy ở người da trắng hoặc tóc đỏ.
Tỷ lệ hai loại sắc tố melanin này trong cơ thể sẽ quyết định màu da tự nhiên và độ rám nắng của da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tăng sắc tố da có thể xuất hiện ở bất kỳ chủng tộc hai màu da nào.
2. Tăng sắc tố da là gì?
Da bị tăng sắc tố là tình trạng xuất hiện các đốm hoặc các mảng da có màu sẫm hơn các vùng da xung quanh. Tình trạng này là do hắc tố melanin bị dư thừa gây ra.
Một số loại tăng sắc tố da thường gặp đó là:
- Nám, sạm da: Đây là triệu chứng rất điển hình của tăng sắc tố da. Làn da sẽ xuất hiện các đốm hoặc các mảng có màu đậm hơn các vùng da xung quanh. Sạm, nám da thường xuất hiện nhiều ở mặt, cổ, tay. Phụ nữ có nguy cơ bị nám, sạm da cao hơn nam giới.
- Tàn nhang: Tàn nhang cũng là một biểu hiện thường gặp của tình trạng tăng sắc tố da. Tàn nhang gây ra những chấm có màu đậm hơn vùng da bình thường. Chúng hay xuất hiện ở những người có làn da trắng và không được bảo vệ kỹ càng trước ánh nắng mặt trời.
- Thâm mụn: Tình trạng tăng sắc tố da sau khi bị tổn thương do mụn có thể được cải thiện dần theo thời gian. Đồng thời tốc độ cải thiện sẽ tăng đáng kể nếu sử dụng kem bôi ngoài da phù hợp.
3. Tổng hợp nguyên nhân gây tăng sắc tố da
Dưới đây là một số nguyên nhân tăng sắc tố da, bạn nên lưu ý để ngăn ngừa tình trạng này.
- Ánh nắng mặt trời: Melanin đóng vai trò như lớp kem chống nắng tự nhiên cho da. Do đó, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, da sẽ sản sinh ra nhiều melanin hơn, gây nên tình trạng tăng sắc tố. Những đốm nâu, tàn nhang cũ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ trở nên đậm màu hơn.
- Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể thay đổi nội tiết tố sẽ sản sinh melanin quá mức so với bình thường. Tình trạng rối loạn estrogen hoặc sử dụng thuốc cũng dẫn đến tăng sắc tố da. Đó là lý do giải thích vì sao khi mang thai và sau sinh phụ nữ rất dễ bị nám và tàn nhang.
- Da bị tổn thương: Da bị tổn thương gây tăng sắc tố sau viêm. Khi vết thương mới lành lại, vùng da này thường có màu đậm hơn các vùng da khác. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi bạn bị mụn trứng cá, điều trị laser, bị bỏng, trầy xước…
- Di truyền: Theo thống kê, cha mẹ mắc chứng tăng sắc tố da rất dễ di truyền cho con cái.
4. Tăng sắc tố da có nguy hiểm không?
Đa phần các trường hợp tăng sắc tố da không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ, thậm chí là khó điều trị dứt điểm nám, tàn nhang lâu ngày.
Do đó, chúng ta nên có biện pháp ngăn ngừa tăng sắc tố da cũng như phát hiện sớm để điều trị khỏi hoàn toàn.
5. Điều trị tăng sắc tố da như thế nào để khỏi trong thời gian ngắn?
Da bị tăng sắc tố phải làm sao? Dưới đây là một số biện pháp được áp dụng nhiều nhất để điều trị tăng sắc tố da, bạn có thể tham khảo và áp dụng.
5.1. Lựa chọn sản phẩm bôi đặc trị
Hiện nay trên thị trường đã có các sản phẩm bôi ngoài da nhằm đặc trị tăng sắc tố như kem làm trắng da, kem trị nám, serum trị nám… Các sản phẩm này có công dụng chính là giảm sự sản sinh melanin quá mức.
Khi lựa chọn các sản phẩm bôi đặc trị, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ và chuyên gia, để tránh gặp tác dụng ngược khi sử dụng như da khô, bong tróc, kích ứng…
5.2. Liệu pháp công nghệ cao
Các liệu pháp công nghệ cao kết hợp cùng kem bôi đặc trị thường cho hiệu quả điều trị tăng sắc tố tương đối tốt. Một số liệu pháp công nghệ cao dưới sự thực hiện của các kỹ thuật viên hoặc chuyên gia giúp điều trị tăng sắc tố da là: laser, vi điểm, ánh sáng sinh học, mài da, peel da…
5.3. Cân bằng nội tiết tố
Để điều trị tận gốc tăng sắc tố da do rối loạn nội tiết tố, việc quan trọng là cân bằng lại nội tiết tố. Chúng ta có thể cân bằng nội tiết tố bằng cách xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày chất béo Omega 3, hoa quả và rau xanh.
Ngoài ra, chị em phụ nữ còn có thể sử dụng một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có tác dụng cân bằng nội tiết tố theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia.
5.4. Thuốc điều trị tăng sắc tố đường uống
Thuốc điều trị tăng sắc tố có tác dụng chính là hạn chế sự sản sinh melanin quá mức của cơ thể. Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý uống thuốc khi không có đơn của bác sĩ để tránh phải các tác dụng không mong muốn.
6. Biện pháp phòng ngừa tăng sắc tố da
Để phòng ngừa tăng sắc tố da, bạn nên thực hiện theo các biện pháp sau đây:
- Bảo vệ da trước sự tấn công của ánh nắng mặt trời: Trước khi đi ra ngoài, bạn nên thoa kem chống nắng trước tầm 30 phút và thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ. Lưu ý, nên sử dụng các loại kem chống nắng có SPF lớn hơn 30. Bên cạnh đó, bạn nên mặc áo dài tay, đội mũ, đeo kính, khẩu trang, đeo găng tay, tất chân để che chắn cho da mỗi khi hoạt động ngoài trời.
- Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp: Mỹ phẩm nên có bảng thành phần lành tính để không gây kích ứng da và gây mụn. Không vì ham rẻ mà mua sản phẩm kém chất lượng. Khi dùng mỹ phẩm, nếu có dấu hiệu kích ứng bạn nên dừng ngay.
- Kiểm soát tâm trạng: Căng thẳng, stress cũng kích thích sản sinh melanin nhiều hơn. Do vậy, chúng ta nên giữ tâm trạng ở trạng thái thoải mái nhất.
- Hạn chế gây tổn thương da: Những tổn thương như bỏng da, mụn nhọt,… thường xuất hiện một cách tình cờ. Vì vậy, chúng ta nên giữ gìn làn da cẩn thận để không gặp phải các tình huống bất ngờ này.
Thực tế cho thấy, một số người thường mất rất nhiều thời gian để điều trị tăng sắc tố da mà vẫn chưa khỏi. Do đó, việc phòng ngừa là rất quan trọng, chúng ta không nên bỏ qua.
Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về tình trạng tăng sắc tố da cũng như các vấn đề sức khỏe khác, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Thế Giới Fucoidan qua tổng đài miễn cước 1800 6527 để được tư vấn kỹ hơn nhé.
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Fucoidan: Vũ Khí Tự Nhiên Cho Cơ Thể Khỏe Mạnh
- Bướu giáp keo là gì, có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
- 8 cách phòng tránh ung thư chuyên gia khuyên bạn
- Vôi hóa tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- Thức ăn của tế bào ung thư là gì?
- Những cách chữa bệnh ung thư tuyến giáp
- Nang tuyến giáp: Nguyên nhân và cách điều trị
- Hạch ở cổ: Khi nào cần hết sức thận trọng?
- Thiếu máu trong điều trị ung thư
- Ung thư tái phát: Nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa