Ung thư biểu mô tế bào đáy sống được bao lâu, có chữa khỏi được không?

Ung thư biểu mô tế bào đáy là dạng ung thư da rất phổ biến, chiếm tới 75% các ca mắc ung thư da. Bệnh thường tiến triển chậm và nếu được điều trị sớm có thể khỏi hoàn toàn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy. Cùng theo dõi nhé!

1. Biểu mô là gì? Tế bào biểu mô là gì?

Biểu mô cấu trúc bởi nhiều lớp tế bào biểu mô khác nhau, lót ở khoang tự nhiên, mặt trong và mặt ngoài cơ thể. Tế bào biểu mô sắp xếp rất sát nhau, các khe hẹp ở giữa chứa dịch gian bào.

Nguồn gốc của tế bào biểu mô rất đa dạng, có thể xuất phát từ:

  • Nội bì: Khí quản, phế quản, thanh quản, gan, mật, bàng quang, niêm mạc ống tiêu hóa…
  • Ngoại bì: Niêm mạc xoang, miệng, mũi, da…
  • Các tuyến: Các tuyến trong cơ thể cũng có thể được lót bằng tế bào biểu mô.
Tế bào biểu mô có ở niêm mạc miệng, mũi…
Tế bào biểu mô có ở niêm mạc miệng, mũi…

2. Ung thư biểu mô tế bào đáy là gì?

Carcinoma là ung thư gì? Carcinoma là ung thư tế bào biểu mô, một dạng ung thư rất phổ biến ở người.

Carcinoma tế bào đáy là tên gọi khác của ung thư biểu mô tế bào đáy. Được biết, tế bào đáy là một dạng tế bào tròn, nằm bên dưới lớp biểu bì da. Tế bào biểu mô đáy sẽ tạo thành lớp biểu bì cơ bản, tiếp giáp với hạ bì da. 

Ung thư da tế bào đáy là loại ung thư phát triển từ tế bào đáy. Đây là loại ung thư tế bào da rất phổ biến, chiếm tới 75% các ca mắc ung thư da. Bệnh gặp nhiều hơn ở người da trắng và ít gặp ở người da màu. Ung thư biểu mô tế bào đáy có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da nhưng phổ biến hơn cả là cổ và mặt nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Ung thư biểu mô tế bào đáy có 3 dạng phổ biến là:

  • Ung thư biểu mô tế bào đáy dạng nốt: Thường là những nốt nhỏ có màu trong hơi đục hoặc màu hồng, sờ lên thấy cứng. Đây được xem là dạng ung thư biểu mô tế bào đáy phổ biến nhất.
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy dạng lan tràn: Đối với người trẻ, đây là dạng ung thư da phổ biến nhất, thường xuất hiện ở vai và thân. Dấu hiệu của ung thư biểu mô tế bào đáy dạng lan tràn thường hay nhầm lẫn với bệnh vảy nến vì xuất hiện các mảng màu hồng hoặc đỏ và có bờ rõ ràng.
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy dạng thâm nhiễm: Dạng ung thư này có khả năng thâm nhập vào các dây thần kinh ở da, thường xuất hiện ở mặt, có các mảng bám trông giống vết sẹo, bờ không rõ ràng.

3. Nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào đáy

Nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương DNA của tế bào đáy được cho là có liên quan trực tiếp đến tia cực tím. Vì thế, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ hoặc đèn tắm nhân tạo có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào đáy.

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy:

  • Ánh nắng mặt trời: Thường xuyên tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư da, trong đó có ung thư biểu mô tế bào đáy.
  • Chủng tộc da trắng: Người da trắng có ít hắc tố melanin hơn người da màu, do đó dễ bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân gây ung thư tế bào đáy.
  • Xạ trị: Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, nên thường dẫn đến hư tổn ở da, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào đáy.
  • Người cao tuổi: Nhìn chung hệ miễn dịch của người cao tuổi sẽ suy giảm so với người trẻ tuổi. Do đó, các bệnh lý, kể cả ung thư thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp người trẻ tuổi bị ung thư biểu mô tế bào đáy.
  • Suy giảm miễn dịch: Người mắc hội chứng miễn dịch hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép tạng có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn người bình thường.
  • Yếu tố di truyền/ bệnh sử cá nhân: Một số người mắc bệnh lý liên quan đến da mạn tính có nguy cơ dẫn đến ung thư da.
  • Tiếp xúc với Asen: Chất độc Asen có thể xuất hiện trong nước giếng bị ô nhiễm, môi trường sản xuất có sử dụng hóa chất… Người thường xuyên tiếp xúc với chất độc này có thể mắc ung thư biểu mô tế bào đáy hoặc các loại ung thư khác.

4. Dấu hiệu nhận biết ung thư biểu mô tế bào đáy

Một số triệu chứng giúp chúng ta nhận biết ung thư biểu mô tế bào đáy là:

  • Xuất hiện các vết sưng tấy, cục u, mụn nhọt, lở loét hoặc có vảy trên da.
  • Các khối u có thể có màu hồng nhạt, màu trong đục, màu đỏ và có thể nhìn xuyên qua.
  • Xuyên qua cục u có thể nhìn thấy mạch máu dưới da.
  • Có cảm giác ngứa ngáy, thậm chí là đau rát.
  • Một số vết lở loét có thể rỉ máu và dịch bên trong.

5. Ung thư biểu mô tế bào đáy có chữa khỏi được không và sống được bao lâu?

Đa phần các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy để có thể sống trên 5 năm kể từ thời điểm phát hiện bệnh. Ung thư biểu mô tế bào đáy thường ít di căn nhưng có thể thâm nhập vào các mô lành tính. Chất lượng sống của người bị ung thư biểu mô tế bào đáy sẽ giảm đáng kể bởi vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của các cơ quan như tai, miệng, mắt, xương… Một số ít trường hợp còn gây tử vong nếu ung thư di căn đến các cơ quan trọng điểm của cơ thể.

Ung thư biểu mô tế bào đáy có thể chữa khỏi bằng nhiều biện pháp nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách. Do đó, khi có các biểu hiện của ung thư tế bào biểu mô đáy, bạn cần tới các cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức.

6. Các phương pháp chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy

Có hai phương pháp chính để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy là:

  • Khám da: Bác sĩ sẽ quan sát các thay đổi bất thường trên da, đồng thời khai thác các thông tin liên quan đến bệnh sử, tiền sử gia đình, thói quen sinh hoạt để đưa ra các chẩn đoán ban đầu.
  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô vừa đủ để quan sát dưới kính hiển vi. Phương pháp chẩn đoán này cho kết quả khá chính xác, đồng thời đánh giá được giai đoạn phát triển của ung thư, từ đó giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

7. Điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy như thế nào?

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn ung thư, vị trí ung thư, thể trạng của bệnh nhân… Do đó, bệnh nhân cần được thăm khám và tư vấn kỹ càng bởi bác sĩ.

Dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư của mô tế bào đáy phổ biến:

  • Cắt rộng tổn thương: Phương pháp này giúp loại bỏ khối u bằng cách cắt rộng xung quanh tổn thương. Phẫu thuật cắt rộng tổn thương phù hợp với ung thư biểu mô tế bào đáy dạng nốt, lan tràn trên bề mặt, thâm nhiễm, kích thước khối u khoảng 3 đến 5mm, các tổn thương lớn cần phải ghép da hoặc khâu da, nên áp dụng khi vùng da tổn thương chưa bị cắt bỏ hoàn toàn.
  • Cắt bỏ kiểm soát vi mô Mohs: Bên cạnh việc cắt bỏ khối u thì phương pháp này được quan sát dưới kính hiển vi liên tục. Cho đến khi kính hiển vi không quan sát thấy tế bào ung thư nữa thì quá trình phẫu thuật kết thúc.
  • Liệu pháp áp lạnh: Bác sĩ sẽ dùng khí nitơ lỏng áp lạnh khối u để tiêu diệt chúng. Phương pháp này sẽ được áp dụng lặp đi lặp lại cho đến khi tế bào ung thư được tiêu diệt hoàn toàn.
  • Hóa trị: Phương pháp này sử dụng chất gây độc để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Laser: Các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng tia năng lượng cao để loại bỏ tế bào ung thư. Phương pháp này sẽ hạn chế việc để lại sẹo.
  • Xạ trị: Sử dụng tia X có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường được chỉ định cuối cùng khi bệnh nhân không đáp ứng các biện pháp điều trị khác.

"Phẫu

Trong quá trình điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp các phương pháp kể trên để mang lại hiệu quả tối ưu.

Để cơ thể đáp ứng điều trị tốt, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Bên cạnh đó, duy trì tinh thần tích cực, lạc quan là điều cần thiết.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo và sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ Fucoidan. Vì Fucoidan không những có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào ung thư mà có giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm các tác dụng phụ của hóa trị liệu. Vì thế, sử dụng Fucoidan sẽ tăng cường hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy.

8. Phòng ngừa ung thư biểu mô tế bào đáy như thế nào?

Cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư biểu mô tế bào đáy là tránh tiếp xúc với tia UV. Các biện pháp cụ thể như sau:

  • Chúng ta không nên hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 15 giờ hàng ngày, kể cả là vào mùa đông và khi trời nhiều mây. Bởi vì đây là khoảng thời gian bức xạ của tia UV trong ánh nắng mặt trời rất cao.
  • Không nên sử dụng giường tắm nắng vì sản phẩm này có thể chiếu ra tia UV.
  • Nên thường xuyên sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF tối thiểu 30. Trước khi đi ra ngoài khoảng 30 phút chúng ta nên bôi kem chống nắng. Đồng thời thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ.
  • Ngoài kem chống nắng chúng ta nên mặc áo dài tay, đeo găng tay, mặc quần dài, đi tất, đội mũ, đeo kính, đeo khẩu trang… để chống nắng mỗi khi phải đi ra ngoài.

Ngoài biện pháp chống nắng, chúng ta nên thường xuyên theo dõi da để phát hiện các bất thường một cách kịp thời. Khi có các bất thường, nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và thông báo điều này cho bác sĩ.

Như vậy chúng ta đã có thêm các thông tin cần thiết về bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy. May mắn là bạn có thể trước khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm. Do đó, chúng ta cần tích cực theo dõi cơ thể để phát hiện bệnh (nếu có). Ngoài ra khi cần tư vấn kỹ hơn về các bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy nói riêng, bạn vui lòng gọi tới tổng đài miễn cước 1800 6527 để gặp dược sĩ của Thế Giới Fucoidan nhé.

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN