Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Mục lục
Đối với người bệnh ung thư giai đoạn cuối tinh thần lạc quan của chính họ và sự quan tâm từ bạn bè, người thân là cách tốt nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống phù hợp giúp tăng cường sức kháng, kéo dài thời gian sống. Vậy, ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì, kiêng ăn gì? Dưới đây là một số thông tin cơ bản đến từ Thế Giới Fucoidan.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối (hoặc còn gọi là giai đoạn 4) là giai đoạn mà bệnh đã phát triển đến mức nghiêm trọng và có khả năng lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Ở giai đoạn này, ung thư đã phát triển thành những khối u lớn, tác động xâm phạm và gây tổn thương đến cơ tử cung xung quanh và có thể đã lan ra các bộ phận khác như gan, phổi, xương, hoặc các bộ phận khác.
Các triệu chứng ở giai đoạn cuối của ung thư dạ dày có thể rất nặng nề và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều quan trọng là người bệnh cần được quan tâm, hỗ trợ, và chăm sóc tốt nhất trong giai đoạn này để giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?
Chính vì bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường trải qua tình trạng mệt mỏi, đau đớn và khó chịu do sự phát triển, di căn của khối u tới các cơ quan khác trong cơ thể nên thường chán ăn và ăn không ngon.
Tại thời điểm này là sự động viên và khích lệ từ người thân, để khuyến khích người bệnh duy trì thói quen ăn uống. Đồng thời, việc lựa chọn các thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin cần thiết cho cơ thể cũng đóng một vai trò quan trọng.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người bệnh, bác sĩ, chuyên gia y tế sẽ đề xuất người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?
Đối với những người không thể ăn qua đường miệng, cách thức bổ sung dưỡng chất qua đường tĩnh mạch là hiệu quả nhất.
Đối với những người vẫn có khả năng ăn uống bình thường, việc cung cấp các thực phẩm giàu protein, chất xơ và nhiều loại vitamin là rất quan trọng:
Protein
Các nguồn giàu protein bao gồm sữa ít béo, trứng và các loại thịt (khuyến khích dùng thịt gà, cá,…). Thực phẩm cần được chế biến dạng mềm, lỏng như ninh, hầm, canh, súp để tăng khả năng hấp thụ và tiêu hóa cho người bệnh.
Tinh bột
Các thực phẩm chứa tinh bột gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, lúa mạch, lúa mì và cả các loại khoai tây. Những nguyên liệu này dễ dàng chế biến và giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm tải áp lực lên dạ dày.
Rau củ quả
Chế độ ăn cũng bao gồm việc bổ sung rau củ quả như súp lơ, cà rốt, cải ngọt, đu đủ chín, chuối chín. Để tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng, các loại rau củ nên được luộc hoặc xay thành sinh tố, ép nước thay vì dùng các phương pháp chế biến nhiều dầu mỡ như xào, để bảo vệ sức khỏe của người bệnh.
Lưu ý, trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày, việc chọn lựa thực phẩm dễ tiêu hóa, có cấu trúc mềm và nhiều nước là vô cùng quan trọng.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu “ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?”, thì người bệnh cần biết ung thư giai đoạn cuối kiêng ăn gì. Dưới đây là những nhóm thực phẩm bệnh nhân ung thư dạ dày tuyệt đối tránh xa:
Đồ uống chứa chất kích thích, đồ ăn cay nóng
Đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê hoặc các món ăn cay nóng làm nghiêm trọng hơn tình trạng tổn thương của dạ dày, làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, đồng thời cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng.
Đồ muối chua
Đồ muối chua như dưa muối, cà muối, là món ăn yêu thích của người Việt. Tuy nhiên, trong đồ muối chua chứa hàm lượng nitrit có hại cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân ung thư.
Các món nướng
Thịt nướng, cá nướng đều là những món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, trong quá trình nướng ở nhiệt độ cao sản sinh ra nhiều chất không tốt đối với người bệnh ung thư dạ dày, khiến tình trạng bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực.
Xem thêm: Bí kíp xây dựng bữa ăn lành mạnh “cực tốt” cho sức khỏe
Những lưu ý khác khi chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Bên cạnh việc chăm sóc dinh dưỡng, tìm hiểu “người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì, kiêng ăn gì?” thì một yếu tố khác quan trọng quan trọng không kém là sự chăm sóc từ gia đình, người thân. Gia đình, người thân có thể hỗ trợ quá trình điều trị của người bệnh bằng cách tạo ra môi trường thoải mái và an lành hơn cho họ:
– Đảm bảo người bệnh nằm trên một chiếc đệm mềm nhất có thể và thường xuyên thay đổi tư thế nằm, ví dụ như nâng đầu hoặc nghiêng cơ thể.
– Thay ga trải giường hàng ngày để duy trì sạch sẽ và thoải mái.
– Khi trò chuyện với người bệnh, hãy dùng giọng nói nhẹ nhàng, ôn hoà và động viên. Gia đình và người thân có thể luân phiên ngồi bên cạnh người bệnh để trò chuyện và chia sẻ. Hãy thường xuyên nắm tay và thể hiện những cử chỉ yêu thương nhẹ nhàng để tạo nên một không gian ấm áp và an lành cho người bệnh.
– Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để giúp người bệnh dễ dàng tiêu hóa.
– Thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng cho người bệnh có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và mang lại cảm giác thoải mái.
Trên đây Thương hiệu Thế Giới Fucoidan xin gửi đến một số thông tin về “ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì, kiêng gì?” dành cho cô bác anh chị tham khảo. Mọi thắc mắc về dinh dưỡng, bệnh học, mời cô bác anh chị liên hệ tổng đài miễn cước 1800 6527 để được tư vấn chi tiết.
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Ung thư phổi nên ăn gì? Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi
- Chiến Lược Dinh Dưỡng Hiệu Quả Cho Bệnh Nhân Ung Thư
- Thức ăn của tế bào ung thư là gì?
- Điểm danh TOP 10++ thực phẩm giàu kiềm nhất
- Đau dạ dày: Dấu hiệu, Biến chứng, Nên ăn uống gì?
- Dược liệu nghệ đen: Nguồn gốc, Tác dụng, Công dụng với ung thư
- Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì? Dấu hiệu, triệu chứng
- Ung thư tuyến giáp nên ăn gì? Chế độ ăn cho người bị tuyến giáp
- Ăn uống lành mạnh là gì? Lợi ích, Cách xây dựng
- Bí kíp xây dựng bữa ăn lành mạnh “cực tốt” cho sức khỏe