Ung thư trung thất: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị

Ung thư trung thất là tên gọi chung cho ung thư của các bộ phận nằm trong khu vực trung thất. Mức độ nguy hiểm và phác đồ điều trị ung thư trung thất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí xuất hiện u ác tính, giai đoạn ung thư, thể trạng của người bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chính xác nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị ung thư trung thất.

1. Ung thư trung thất là gì?

Trung thất được bao quanh bởi cột sống phía sau, xương ức phía trước và phổi ở hai bên. Đây là khu vực chứa hầu hết các bộ phận của lồng ngực, trừ hai lá phổi. Một số bộ phận có trong trung thất là mạch máu lớn, dây thần kinh, tuyến ức, tim và màng ngoài tim, thực quản đoạn ngực,… 

Hình ảnh trung thất.
Hình ảnh trung thất.

Ung thư trung thất là tên gọi chung cho ung thư ở các bộ phận có trong trung thất. Các loại ung thư trung thất thường gặp là ung thư thực quản, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến ức, ung thư lympho, ung thư phế quản, ung thư thực quản, ung thư màng ngoài tim…

Ung thư trung thất là tình trạng tăng sinh tế bào một cách bất kiểm soát ở một bộ phận hoặc nhiều bộ phận có trong trung thất.

Tương tự các dạng ung thư khác, ung thư trung thất cũng được chia thành 5 giai đoạn phát triển như sau:

  • Ung thư trung thất giai đoạn 0 và 1: Đây là giai đoạn sớm, khối u ác tính vẫn còn rất nhỏ, chưa lan sang các bộ phận khác. Giai đoạn này thường có khả năng chữa khỏi cao bằng cách phẫu thuật loại bỏ khối u.
  • U trung thất giai đoạn 2 và 3: Mức độ nguy hiểm của giai đoạn này là trung bình. Khối u ác tính đã lớn hơn, có thể phát triển sâu vào các mô lân cận, cũng có thể lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận. Muốn điều trị ung thư ở giai đoạn này cần phối hợp nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,…
  • Ung thư trung thất giai đoạn cuối: Khối u đã lan đến các mô, các hạch bạch huyết, các bộ phận khác của cơ thể. Giai đoạn này thường khó điều trị và có tiên lượng xấu. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ và giảm đau đớn nếu tuân thủ phác đồ điều trị, được chăm sóc tốt và có tinh thần lạc quan.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư trung thất

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư trung thất. Với các vị trí ung thư khác nhau, nguyên nhân gây bệnh có thể không giống nhau. Và cũng có một số dạng ung thư không xác định được nguyên nhân. Dưới đây là các nguyên nhân hàng đầu gây ung thư trung thất:

  • Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc thụ động: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, trong đó có cả chất gây ung thư. Theo thống kê, có khoảng 30% ca mắc ung thư có nguyên nhân từ hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc thụ động.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Người thường xuyên ăn thực phẩm lên men, chứa nhiều đường, nhiều muối, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản có thể bị ung thư thực quản… Bên cạnh đó, chế độ ăn ít trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa sẽ làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, béo phì do ăn uống thiếu điều độ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Nhiễm trùng: Một số loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có thể gây ra tình trạng viêm và nhiễm trùng ở vùng trung thất, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Di truyền: Một số loại ung thư ở trung thất có tính chất di truyền, tức là có thể xảy ra quá trình biến đổi gen trong quá trình phát triển của tế bào hoặc di truyền từ cha mẹ sang con cái.

3. Biểu hiện ung thư trung thất như thế nào?

Mỗi vị trí ung thư trung thất sẽ cho triệu chứng đặc trưng khác nhau. Phần lớn người bệnh sẽ bỏ qua các triệu chứng rất nhỏ nên thường không phát hiện được bệnh ung thư trung thất ở giai đoạn sớm, dễ chữa trị dứt điểm.

Dưới đây là các biểu hiện ung thư trung thất nói chung. Khi có các triệu chứng này, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám sớm, từ đó được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

3.1. Biểu hiện về hô hấp

  • Khó thở: Khi khối u ác tính chèn ép khí quản, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, đặc biệt là khi thay đổi tư thế hoặc khi nằm.
  • Đau ngực: Dựa trên vị trí xuất hiện ung thư, cảm giác đau ngực sẽ khác nhau. Cụ thể, ở trung thất trước, người bệnh cảm thấy đau xương ức, giống cơn đau thắt ngực. Ở trung thất sau, người bệnh thấy đau dây thần kinh liên sườn, đôi khi còn thấy đau lan ra cánh tay. Ở trung thất giữa, người bệnh cảm thấy đau kiểu như đang đeo dây lưng siết chặt và cơn đau cũng không thường xuyên xuất hiện.
  • Ho khan: Bệnh nhân sẽ ho khan kéo dài mà không rõ nguyên nhân.

3.2. Biểu hiện về tiêu hóa

Khi khối u ác tính lớn lên, nó sẽ chèn ép thực quản, khiến người bệnh rất khó nuốt, ăn uống kém. Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên bị nấc, mỗi lần nấc rất lâu.

3.3. Biểu hiện về thần kinh

  • Khàn tiếng, phát âm khó: Do thần kinh quặt ngược trái bị chèn ép.
  • Hội chứng Claude – Bernard Horner: Dây thần kinh giao cảm bị chèn ép dẫn đến hẹp mí mắt, sụp mi, co đồng tử, đỏ bừng nửa mặt…
  • Cao huyết áp, rối loạn hô hấp, chảy nước dãi: Do thần kinh phế vị bị chèn ép.
  • Liệt vòm hoành: Do thần kinh hoành bị chèn ép.
  • Hội chứng Pancoast – Tobias: Do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép.

3.4. Biểu hiện bị chèn ép tĩnh mạch

  • Các triệu chứng liên quan đến tĩnh mạch chủ trên: Phù mặt, cổ, phù mí mắt, đầy hố trên đòn…
  • Các triệu chứng liên quan đến tĩnh mạch chủ dưới: Phù chi dưới (ít gặp), gan to, cổ chướng.
  • Tuần hoàn bàng hệ trước ngực: Giãn tĩnh mạch cổ, thái dương, đáy lưỡi, giãn mao mạch dưới da, tăng áp lực lên tĩnh mạch chi trên. Người thường ngủ gà ngủ gật, hay nhức đầu, cơ thể tím tái..

3.5. Biểu  hiện bị chèn ép ở ống ngực

Chèn ép ống ngực ít gặp, nhưng nếu có sẽ xuất hiện một số hội chứng như: cổ chướng dịch dưỡng chấp, tràn dưỡng chấp lồng ngực, phù chi dưới và chi trên…

3. 6. Biểu hiện toàn thân

Khi ung thư trung thất tiến triển đến giai đoạn nặng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng toàn thân như:

  • Có hạch ở vùng cổ và trên xương đòn.
  • Dày cốt mạc đầu chi.
  • Đau khớp bàn tay, cổ tay, bàn chân…

4. Phác đồ điều trị ung thư trung thất

Để có được phác đồ điều trị ung thư trung thất, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, xác định giai đoạn bệnh, kiểm tra thể trạng và tính chất của ung thư. Qua đó, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra các chỉ định phù hợp.

Trong đó, các phương pháp điều trị ung thư dưới đây có thể được chỉ định đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau:

  • Phẫu thuật: Là phương pháp cắt bỏ toàn bộ hoặc 1 phần khối u ác tính. Phương pháp này thường được chỉ định khi khối u còn nhỏ, có tính chất cục bộ, chưa lan rộng đến các mô và cơ quan khác. Phẫu thuật mang lại nhiều tác dụng như loại bỏ nguyên nhân ung thư trong thời gian dài, giảm áp lực chèn ép, kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân.
  • Xạ trị: Dùng tia có năng lượng cao để làm suy yếu hoặc tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể áp dụng riêng lẻ hoặc trước, trong và sau quá trình phẫu thuật hoặc kết hợp cùng các phương pháp khác. Sau khi xạ trị, kích thước khối u sẽ được kiểm soát hoặc thu nhỏ lại. Tuy nhiên, xạ trị cũng có thể tiêu diệt tế bào khỏe mạnh nên gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bệnh nhân như mệt mỏi, rụng tóc, khô da, khô miệng, chán ăn…
  • Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là liệu pháp toàn thân nên chắc chắn sẽ làm suy yếu và tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh. Hóa trị thường được chỉ định cho các ung thư của hệ thống tạo huyết hoặc ung thư đã tiến triển nặng mà xạ trị và phẫu thuật không đáp ứng được. Hóa trị cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, vàng da, khô da, khô miệng, chán ăn, nôn ói…
  • Liệu pháp miễn dịch: Khai thác hệ miễn dịch của cơ thể chống lại tế bào ung thư. Liệu pháp này sẽ dùng thuốc kích thích hệ miễn dịch hoặc sửa đổi tế bào miễn dịch, giúp nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư.

5. Lưu ý khi điều trị ung thư trung thất

Ngoài điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, việc chăm sóc bệnh nhân bị ung thư trung thất cũng rất quan trọng. Vì chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhân hạn chế được các tác dụng phụ trong quá trình điều trị, tăng cường thể chất để đáp ứng điều trị…

Dưới đây là các lưu ý quan trọng dành cho người bị ung thư trung thất trong quá trình điều trị.

5.1. Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung đạm và năng lượng: Người bị ung thư trung thất thường có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Do đó, năng lượng và đạm là 2 chất cần được bổ sung vào cơ thể để duy trì cân nặng, khối cơ, hệ miễn dịch và duy trì hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể. Thực phẩm giàu đạm và năng lượng cho bệnh nhân là cá, thịt, trứng, sữa, ngũ cốc, khoai, đậu, các loại hạt…
  • Trái cây và rau xanh: Hoa quả và rau củ là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, loại trừ tác nhân gây ung thư, tốt cho tiêu hóa. Bệnh nhân ung thư nên ăn ít nhất 300g trái cây và rau xanh mỗi ngày, nên chọn các loại rau củ quả có màu đậm như cà rốt, súp lơ xanh, rau cải, cà chua, bí đỏ, cam, quýt, dâu tây…
  • Uống đủ nước và chất điện giải: Bệnh nhân ung thư trung thất trong quá trình điều trị dễ bị mất nước tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị. Do vậy, người bệnh nên uống đủ nước và chất điện giải để cân bằng cơ thể, hỗ trợ đào thải chất độc ra ngoài.
  • Hạn chế thực phẩm không lành mạnh: Người bệnh không nên uống rượu bia, cà phê, ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm bị nấm mốc, thực phẩm lên men, chứa nhiều muối, nhiều đường…
  • Nên chế biến thực phẩm thành dạng lỏng, mềm: Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể cảm thấy khó ăn, khó nuốt… Do vậy, người nhà nên chế biến thực phẩm ở dạng lỏng, mềm để bệnh nhân dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
Chế độ dinh dưỡng rất cần thiết đối với bệnh nhân ung thư.
Chế độ dinh dưỡng rất cần thiết đối với bệnh nhân ung thư.

Xem thêm: Bệnh nhân ung thư nên ăn gì, những lưu ý trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư

5.2. Chế độ sinh hoạt

  • Ngừng hút thuốc lá và tránh xa nơi có khói thuốc: Thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm giảm hiệu quả điều trị ung thư.
  • Tăng cường hoạt động thể lực: Tập thể dục ở mức độ phù hợp với bệnh nhân như đi bộ, ngồi thiền, tập yoga… Trong quá trình luyện tập, nếu thấy khó thở, thở gấp thì nên ngừng tập ngay.
  • Giữ ấm cho cơ thể: Nên mặc áo đủ ấm, tránh lạnh đột ngột làm cơ thể mắc các bệnh khác.
  • Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc: Giấc ngủ tốt rất cần thiết để bệnh nhân ung thư trung thất có thể phục hồi sau điều trị.

5.3. Duy trì tinh thần lạc quan

Tinh thần lạc quan rất cần thiết đối với bệnh nhân bị ung thư nói chung và ung thư trung thất nói riêng. Do đó, người bệnh nên trò chuyện với bạn bè hoặc người thân về những điều vui vẻ trong cuộc sống, không nên có suy nghĩ tiêu cực dẫn đến không muốn điều trị bệnh, nghe nhạc hoặc theo đuổi các đam mê lành mạnh…

Bên cạnh đó, người bị ung thư trung thất có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm hỗ trợ Fucoidan. Đây là sản phẩm chất lượng cao đến từ Nhật Bản. Không chỉ giúp hạn chế các tác dụng phụ khi hóa trị hoặc xạ trị mà còn giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa sự tiến triển của ung thư.

Như vậy chúng ta đã có thêm những thông tin cần thiết về bệnh ung thư trung thất. Nếu bà con cô bác cần tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Thế Giới Fucoidan qua hotline miễn cước:1800 6527.

Đánh giá

Sản phẩm nổi bật

Giá gốc là: 4.580.000 ₫.Giá hiện tại là: 4.480.000 ₫.
Giá gốc là: 1.380.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.330.000 ₫.
Giá gốc là: 2.030.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.980.000 ₫.
Giá gốc là: 5.600.000 ₫.Giá hiện tại là: 5.550.000 ₫.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN