[GIẢI ĐÁP] Ung thư có di truyền không?

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm và cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Vậy nếu người nhà mắc ung thư thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn không? Ung thư có di truyền không? Hãy cùng Thế Giới Fucoidan tìm hiểu nhé!

1. Ung thư là bệnh gì?

Ung thư là kết quả của quá trình tích tụ đột biến trên nhiều gen khác nhau. Đa phần, những biến đổi này xuất phát từ sự tiếp xúc của cơ thể với các tác nhân gây ung thư từ môi trường bên ngoài, và một phần khác là do di truyền từ thế hệ trước. Các tế bào bị đột biến không chết đi mà tụ lại thành 1 khối, đó chính là khối u. Cũng chính là căn bệnh ung thư. Ung thư đã không còn là căn bệnh quá hiếm gặp. Và bằng chứng cho sự gia tăng ngày một nhiều của căn bệnh này chính là ngày càng có nhiều bệnh viện ung bướu được xây dựng. 

Hình ảnh tế bào ung thư trong mạch máu
Hình ảnh tế bào ung thư trong mạch máu

2. Có bao nhiêu bệnh ung thư có khả năng di truyền?

Khoảng trên 20 loại ung thư di truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ung thư do di truyền không quá cao. Do đó, kể cả người nhà bạn đã từng mắc ung thư thì không có nghĩa bạn sẽ mắc bệnh. Dù vậy bạn cũng không nên chủ quan. Sau đây là danh sách 9 bệnh ung thư có khả năng di truyền. 

2. 1. Ung thư vú

Khi có một thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư vú, nguy cơ mắc bệnh của những thành viên khác tăng lên gấp 3 lần. Và nếu có hai người mắc ung thư vú, tỷ lệ này tăng lên gấp 7 lần. Đặc biệt, khi gia đình có nhiều người mắc ung thư vú ở độ tuổi trẻ dưới 50 tuổi có khả năng cao rằng họ mang trong mình các đột biến gen ung thư vú di truyền, với các đột biến phổ biến như BRCA1 và BRCA2.

Ung thư có khả năng di truyền
Ung thư có khả năng di truyền

2. 2. Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng biểu mô liên quan đến yếu tố di truyền chiếm khoảng 20-25%. Nếu trong gia đình có tiền sử ung thư buồng trứng, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ cao đối với các thành viên nữ khác trong gia đình.

2. 3. Ung thư đại trực tràng

Hai dạng hội chứng liên quan đến trực tràng được truyền từ đời này sang đời khác thường gặp là:

  • Bệnh đa polyp đại trực tràng trong gia đình 
  • Ung thư đại trực tràng di truyền không phải do polyp mà xuất phát từ các đột biến gen di truyền. 

Những thay đổi trong gen tăng cường khả năng phát triển khối u trong hệ tiêu hóa. Đồng thời thể gây ra sự hình thành của u tại nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm tuyến tụy, tuyến giáp, nội mạc tử cung, và gan. Việc phát hiện kịp thời các thành viên gia đình mang gen bệnh này giúp tạo ra kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc điều trị phòng ngừa.

Xem ngay: 7 dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng giai đoạn 1

Ung thư đại trực tràng cũng có thể di truyền
Ung thư đại trực tràng cũng có thể di truyền

2. 4. Ung thư nội mạc tử cung

Có khoảng 5% trường hợp ung thư nội mạc tử cung bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Đặc điểm độ tuổi xuất phát trong nhóm này thường thấp hơn 10-20 tuổi so với độ tuổi trung bình của những người mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung mà không có yếu tố di truyền.

2. 5. Ung thư tuyến tụy

Những người có tiền sử gia đình ung thư tuyến tụy thì khả năng mắc bệnh này cũng cao hơn. Đột biến di truyền của gen BRCA1, BRCA2 được phát hiện trong khoảng 13-19% bệnh nhân ung thư tuyến tụy có tính chất gia đình.

2. 6. Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt xuất hiện ở hai hoặc nhiều thành viên trong gia đình có thể dẫn đến tăng nguy cơ từ 5 đến 11 lần. Đối với cả nam và nữ, một đột biến gen có thể có ảnh hưởng đến nhiều loại ung thư khác nhau. Theo đó, gene BRCA1 và BRCA2 ví dụ, thường gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ, đồng thời tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt ở nam giới.

Ung thư tuyến tiền liệt xuất hiện ở hai hoặc nhiều thành viên trong gia đình có thể dẫn đến tăng nguy cơ từ 5 đến 11 lần
Ung thư tuyến tiền liệt xuất hiện ở hai hoặc nhiều thành viên trong gia đình có thể dẫn đến tăng nguy cơ từ 5 đến 11 lần

2. 7. Ung thư phổi

Những người có người thân như bố, mẹ, anh, chị, em, con cái bị bệnh ung thư phổi sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh này lên 1,51 lần so với những người không có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi. Do đó nếu như gia đình có bệnh nhân K phổi người nhà nên đi tầm soát thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhất có thể. 

2. 8. Ung thư tuyến giáp

Là loại ung thư phổ biến nhất trong hệ thống tuyến nội tiết, ung thư tuyến giáp thường xuất hiện dưới dạng biệt hóa. Thể bệnh này thường có tiên lượng tốt nếu được điều trị theo phác đồ chính xác. Ngược lại, ung thư tuyến giáp thể tủy thường có tiên lượng kém hơn và có đặc điểm di truyền mạnh mẽ. Đột biến gen RET được xác định là nguyên nhân của loại ung thư này và còn gắn liền với việc hình thành các khối u nội tiết khác như u tủy thượng thận, adenoma tuyến cận giáp, và u thần kinh trong niêm mạc của môi, lưỡi, và đường tiêu hóa. 

2. 9. Ung thư dạ dày

Nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở người thân của bệnh nhân có lịch sử về bệnh này tăng lên khoảng 2-3 lần so với những người không có tiền sử gia đình. Theo các chuyên gia, khả năng di truyền của ung thư dạ dày khá cao, chiếm một tỷ lệ khoảng 5-10%. Trong số này, tỷ lệ cao nhất thuộc về loại ung thư dạ dày lan tỏa di truyền, thường thuộc dạng bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể.

Xem ngay: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được mấy năm?

Nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở người thân của bệnh nhân có lịch sử về bệnh này tăng lên khoảng 2-3 lần
Nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở người thân của bệnh nhân có lịch sử về bệnh này tăng lên khoảng 2-3 lần

3. Làm sao để phát hiện sớm bệnh ung thư

Để ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư di truyền, những người có lịch sử gia đình về ung thư phức tạp nên tầm soát sớm và định kỳ. Đối với nhóm người có nguy cơ cao, việc thực hiện sàng lọc gen giúp họ phát hiện kịp thời liệu có mang gen gây bệnh hay không và có thể áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Mỗi người nên xây dựng thói quen sống khoa học, duy trì chế độ ăn uống cân đối, tích cực tham gia hoạt động thể dục, và giữ tinh thần lạc quan để sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Tầm soát giúp phát hiện ung thư sớm
Tầm soát giúp phát hiện ung thư sớm

Xét nghiệm chẩn đoán có thể phát hiện sớm ung thư di truyền, theo hướng dẫn từ Hiệp hội Ung thư Mỹ, bao gồm các tiêu chí sau:

  • Có người thân ở cấp độ một (mẹ, cha, anh, chị, em, con) từng mắc bệnh ung thư.
  • Nhiều người thân trong gia đình mắc cùng một loại ung thư.
  • Có một nhóm bệnh ung thư trong gia đình có liên quan đến một đột biến gen cụ thể (ví dụ như ung thư vú, buồng trứng, đại trực tràng và tuyến tụy).
  • Có thành viên trong gia đình mắc nhiều hơn một loại ung thư.
  • Thành viên trong gia đình mắc ung thư ở độ tuổi trẻ hơn so với độ tuổi bình thường cho loại ung thư đó.
  • Có các yếu tố gia đình gắn liền với hội chứng ung thư di truyền.
  • Thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư hiếm gặp hoặc loại ung thư không phổ biến.

Đặc biệt là trong các loại như ung thư vú, ung thư dạ dày, và ung thư buồng trứng, được khuyến khích thực hiện tầm soát sớm. Bởi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi bệnh. 

4. Kết luận 

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “ung thư có di truyền không” mà nhiều độc giả còn băn khoăn. Tổng kết lại, chỉ có số ít bệnh ung thư di truyền, con số bệnh nhân mắc ung thư do di truyền cũng không hề nhiều. Người bệnh cũng hoàn toàn có thể phòng bệnh và tầm soát để phát hiện sớm. Ung thư khi phát hiện ở giai đoạn đầu hoàn toàn có khả năng chữa khỏi. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, quý độc giả vui lòng gọi đến số máy tư vấn 1800 6527 để dược sĩ giải đáp. 

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN