Ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu? Có chữa khỏi được không?

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có tiên lượng xấu nhưng nếu duy trì tinh thần lạc quan, chăm sóc phù hợp và điều trị tích cực vẫn có thể giảm các triệu chứng đau đớn, khó chịu và kéo dài thời gian sống. Vậy chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối cần chú ý những điều gì?

1. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là gì?

Ung thư vòm họng là sự xuất hiện khối u ác tính ở vòm họng. Nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa lành bệnh rất cao. Nhưng rất nhiều trường hợp chỉ phát hiện ở giai đoạn cuối vì triệu chứng dễ nhầm với các bệnh thông thường khác. Dưới đây sẽ là khái niệm và hình ảnh để bạn hiểu rõ hơn về ung thư vòm họng giai đoạn cuối.

1.1. Tổng quan về ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Ung thư vòm họng là ung thư ở các cơ quan thuộc vòm họng như môi, lưỡi, miệng, amidan,… Bệnh được chia thành 5 giai đoạn từ 0 đến 4. Giai đoạn 4 cũng chính là giai đoạn cuối của bệnh.

Đặc điểm của bệnh khi ở giai đoạn cuối là là khối u đã di căn đến các mô, hạch bạch huyết và cả các bộ phận khác trong cơ thể. Giai đoạn 4 được đánh giá là rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng như liệt dây thần kinh, chảy máu, nhiễm trùng, xâm lấn nội sọ… Thời điểm này, người bệnh có tiên lượng xấu nhưng nếu được điều trị tích cực, duy trì tinh thần lạc quan, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, vẫn có thể kéo dài thời gian sống.

1.2. Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Dưới đây là một hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Bạn có thể quan sát và so sánh với vòm họng của người khỏe mạnh.

"Hình

2. Biểu hiện của ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Các biểu hiện K vòm họng giai đoạn cuối thường gặp là:

  • Thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân: Đau đầu là dấu hiệu K vòm họng giai đoạn cuối rất điển hình. Khi khối u đã lớn, người bệnh sẽ cảm thấy thường xuyên đau đầu hoặc đau nửa đầu. Cơn đau sẽ xuất hiện một cách đột ngột, theo từng cơn, đau không giảm dù đã uống thuốc.
  • Khó ăn uống và khó nói: Triệu chứng tiếp theo là khó ăn uống và khó nói. Khi khối u đã lớn, việc nhai, nuốt, nói năng trở nên rất khó khăn. Người bệnh cũng cảm thấy đau khi ăn uống và nói. Thậm chí, khối u còn có thể chèn dây thanh quản, gây mất tiếng.
  • Triệu chứng  liên quan đến tai: Tai mũi họng là 3 bộ phận liên quan mật thiết đến nhau. Vì thế ung thư vòm họng có thể ảnh hưởng đến chức năng của tai. Thời điểm này bệnh nhân hay  ù tai, khó nghe, mất thính lực, gây viêm nhiễm nặng, tai chảy mủ và có mùi khó chịu.
  • Biểu hiện liên quan đến mũi: Mũi thường xuyên bị nghẹt, chảy mủ, chảy dịch nhầy, thậm chí chảy máu mũi nhiều.
  • Xuất hiện  hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như xương đòn, góc hàm… Kích thước ban đầu của hạch bạch huyết khá nhỏ, không gây đau đớn nhiều, sờ vào có cảm giác chắc và di động. Nhưng khi đến giai đoạn cuối, hạch bạch huyết sẽ tăng kích thước và cố định vào thành mô, gây chèn ép các bộ phận xung quanh. Tệ hơn, một số khối hạch bạch huyết còn bị hoại tử, gây viêm nhiễm.
  • Vùng mặt có nhiều tổn thương: Khối u ác tính có kích thước lớn cũng như các khối u di căn sẽ liên tục chèn ép, làm tổn thương dây thần kinh sọ, gây tê bì và đau vùng mặt, liệt cơ mặt, đau hốc mắt…
  • Dấu hiệu tổn thương ở các bộ phận khác: Khi ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn đến các bộ phận xa hơn trong cơ thể như phổi, gan, xương… sẽ gây khó thở, đau xương, vàng da, chướng bụng,…
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối gây khó nói, khó nuốt.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối gây khó nói, khó nuốt.

Nhìn chung triệu chứng của bệnh khi ở giai đoạn muộn rất khó chịu, ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể.

3. Ung thư vòm họng phát hiện muộn có chữa khỏi được không? Người bệnh sống được bao lâu?

Mặc dù K vòm họng giai đoạn cuối rất nguy hiểm. Nhưng tỷ lệ sống trong vòng 5 năm của người K vòm họng giai đoạn cuối cao hơn nhiều loại ung thư giai đoạn cuối khác như ung thư máu, ung thư phổi, ung thư gan… Theo thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống trong vòng 5 năm của ung thư vòm họng thời kỳ nặng đạt tới 29%. Do đó, chúng ta có thể đặt niềm tin rằng ung thư vòm họng giai đoạn nặng có thể kiểm soát tốt để kéo dài tuổi thọ và giảm bớt đau đớn, khó chịu.

4. Biện pháp điều trị ung thư vòm họng giai đoạn muộn

Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp điều trị thường được áp dụng, có thể chỉ định đơn lẻ hoặc kết hợp.

  • Phẫu thuật: Đây không phải là phương pháp được ưu tiên trong điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Tuy vậy, bác sĩ vẫn có thể chỉ định phẫu thuật cho một vài trường hợp để loại bỏ hạch bạch huyết bị ung thư xâm lấn hoặc loại bỏ những khối u ở vị trí thuận lợi để cắt đi.
  • Xạ trị: Rất nhiều ca bệnh được chỉ định xạ trị ngoài, giúp thu nhỏ, tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Bác sĩ có thể chỉ định kết hợp giữa xạ trị và hóa trị để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

"Xạ

  • Hóa trị: Phương pháp này sử dụng thuốc hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể đưa vào cơ thể qua nhiều con đường như uống, truyền qua đường tĩnh mạch, tiêm dưới da.
  • Liệu pháp miễn dịch: Thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế gây độc toàn thân như hóa trị. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí rất lớn.

Xạ trị và hóa trị vẫn là 2 phương pháp được chỉ định nhiều nhất trong điều trị ung thư vòm họng. Bên cạnh hiệu quả mang lại, 2 phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ như mệt mỏi, rụng tóc, khô miệng, chán ăn, nôn, buồn nôn…

Xem thêm:So sánh xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư: Cái nào nặng hơn?

Do đó, người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư như Fucoidan. Fucoidan được sản xuất từ Nhật Bản với nhiều thành phần quý giá sẽ hỗ trợ kiểm soát và làm giảm sự phát triển của ung thư, đồng thời tăng cường sức khỏe, hạn chế các tác dụng phụ khi xạ trị và hóa trị.

5. Chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối như thế nào?

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị, việc chăm sóc của người nhà cũng như sự chủ động tăng cường sức khỏe của bệnh nhân rất quan trọng. Dưới đây là các gợi ý để tăng cường sức khỏe cho người bị bệnh u ác tính vòm họng thời kỳ cuối đang điều trị.

5.1. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người ung thư nói chung và K vòm họng nói riêng. Bởi khi thiếu dinh dưỡng, người bệnh có thể không có sức để đáp ứng điều trị và giảm thời gian sống. Nếu người bệnh còn có thể ăn uống bình thường thì nên:

  • Chế biến thực phẩm ở dạng lỏng, mềm để dễ ăn, dễ nuốt.
  • Bổ sung hoa quả, rau xanh, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống.
  • Uống thêm nhiều nước lọc, nước hoa quả để bổ sung độ ẩm cho cơ thể và thải độc ra ngoài.
  • Tăng thực phẩm giàu protein để cơ thể phục hồi tốt hơn.
  • Không sử dụng thực phẩm muối chua, chứa nhiều muối, thực phẩm cay nóng, dễ gây kích ứng.
  • Không uống rượu, bia, đồ uống có gas, cafe

Nếu bệnh nhân không thể ăn uống hoặc chỉ ăn được dưới 60% nhu cầu dinh dưỡng thì cần mở thông dạ dày để cơ thể được nuôi dưỡng càng sớm càng tốt.

5.2. Chế độ tập luyện

Người bị ung thư giai đoạn cuối thường có thể trạng rất yếu. Vì thế, có thể tập các bài thể dục thật nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, ngồi thiền… Không tập các bài tập gây tổn thương vòm họng như thổi kèn, hát,… Trong khi tập thể dục nếu có dấu hiệu khó thở, thở dốc, mệt mỏi… thì nên dừng tập ngay.

5.3. Chế độ sinh hoạt

Trong chế độ sinh hoạt, người bệnh nên chú ý các điểm sau:

  • Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, nên duy trì tinh thần lạc quan, tích cực.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào vì sẽ làm bệnh nặng hơn.
  • Không nên gò ép mình ở một không gian hẹp và ở 1 mình quá lâu vì sẽ khó kiểm soát được tâm trạng.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý.

Qua đây, chúng ta đã có được những hiểu biết nhất định về bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Mong rằng người bệnh sẽ luôn lạc quan và tiếp nhận điều trị theo chỉ dẫn để có được cuộc sống thoải mái, khỏe mạnh hơn. Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến các bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư vòm họng nói riêng, xin liên hệ với dược sĩ của Thế Giới Fucoidan qua hotline miễn cước 1800 6527 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN