Xạ trị bao nhiêu tiền? Chi phí cập nhật mới nhất!
Mục lục
- 1. Xạ trị là là gì?
- 2. Xạ trị bao nhiêu tiền?
- 2.1. Xạ trị ung thư bao nhiêu tiền?
- 2.2. Chi phí khác trong quá trình xạ trị
- 3. Làm thế nào để tiết kiệm chi phí xạ trị?
- 4. Giải đáp các băn khoăn khác liên quan đến xạ trị ung thư
- 4.1. Mỗi đợt xạ trị kéo dài bao lâu?
- 4.2. Bệnh nhân xạ trị có cần cách ly với người khác không?
- 4.3. Làm thế nào giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư?
- 4.4. Người xạ trị ung thư cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Xạ trị bao nhiêu tiền là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân ung thư cũng như người nhà. Bài viết này sẽ cập nhật chi phí xạ trị mới nhất và cách tiết kiệm chi phí xạ trị. Mời bạn cùng theo dõi!
1. Xạ trị là là gì?
Xạ trị là phương pháp thường xuyên được chỉ định trong điều trị ung thư. Phương pháp này sử dụng các tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tùy vào tình trạng ung thư của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định xạ trị đơn lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật, hóa trị, sinh hóa kết hợp để điều trị cho bệnh nhân.
Hiện nay, có 2 loại xạ trị ung thư chính là xạ trị bên ngoài và xạ trị bên trong cơ thể.
- Xạ trị bên ngoài: Là phương pháp phổ biến hơn, được thực hiện bằng cách sử dụng một máy lớn, có tên là máy gia tốc tuyến tính. Trong quá trình xạ trị, nguồn bức xạ năng lượng cao được điều điều chỉnh từ bên ngoài cơ thể để nhắm vào vị trí khối u.
- Xạ trị bên trong là khi đưa nguồn phóng xạ rắn (xạ trị áp sát) hoặc nguồn bức xạ lỏng (liệu pháp toàn thân) vào bên trong cơ thể và đến gần nhất với vị trí khối u.
Tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn của bệnh, xạ trị có thể giúp thu nhỏ kích thước khối u, kiểm soát ung thư hoặc giảm các triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra tác dụng phụ như mệt mỏi, rụng tóc, khô miệng, tiêu chảy, buồn nôn, kích ứng da…
2. Xạ trị bao nhiêu tiền?
Chi phí xạ trị là vấn đề rất nhiều bệnh nhân và người nhà quan tâm. Bởi vì, điều trị ung thư thường kéo dài và chia thành rất nhiều đợt, có thể tạo ra áp lực kinh tế đối với gia đình.
Dưới đây sẽ là chi phí cho 1 lần xạ trị cũng như các chi phí kèm theo lần xạ trị đó.
2.1. Xạ trị ung thư bao nhiêu tiền?
Chi phí cho 1 lần xạ trị ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư mà bệnh nhân mắc phải, phương pháp xạ trị được chỉ định, cơ sở điều trị, vị trí cũng như trạng thái của khối u ác tính…
Dưới đây là một ví dụ trả lời cho câu hỏi xạ trị ung thư bao nhiêu tiền, bạn có thể tham khảo:
- Xạ trị bên ngoài bằng máy gia tốc tuyến tính: khoảng 500.000 đồng/ngày.
- Xạ trị bên ngoài bằng máy gia tốc có điều biến: khoảng 1.555.000 đồng/ngày.
- Xạ trị bên trong (áp sát) liều cao tại vòm họng, xoang mặt, khoang miệng, thực quản, khí phế quản: khoảng 5.021.000 đồng/lần xạ trị, chưa bao gồm chi phí dụng cụ sử dụng trong quá trình xạ trị áp sát.
- Xạ trị áp sát liều cao tại các vị trí khác: khoảng 3.200.000đ/ lần xạ trị, chưa bao gồm chi phí dụng cụ sử dụng trong quá trình xạ trị áp sát.
- Xạ trị áp sát liều thấp: khoảng 1.400.000đ/lần xạ trị.
2.2. Chi phí khác trong quá trình xạ trị
Bên cạnh băn khoăn xạ trị bao nhiêu tiền, bệnh nhân và người nhà cũng nên biết các khoản chi phí liên quan đến 1 đợt xạ trị ung thư.
Dưới đây là một số khoản chi phí khác cần chi trả trong đợt xạ trị ung thư:
- Chi phí giường nằm: Một đợt xạ trị có thể kéo dài nhiều ngày, thông thường là 5 – 7 ngày. Do đó, bệnh nhân cần phải trả chi phí giường bệnh khi điều trị nội trú. Ngoài ra, có thể phải trả thêm chi phí quần áo bệnh nhân và một số khoản phát sinh.
- Chi phí thuốc điều trị: Để tăng cường hiệu quả điều trị, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc phối hợp điều trị. Thông thường, thuốc phối hợp điều trị ung thư giá khá cao, có thể ngang với 1 đợt xạ trị.
- Chi phí sinh hoạt: Đây là khoản chi phí dành cho ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân…
- Chi phí dùng cho người nhà bệnh nhân: Nếu bệnh nhân không thể tự mình xoay xở trong quá trình xạ trị, người nhà đi cùng là điều cần thiết. Chi phí cho người nhà đi kèm sẽ bao gồm tiền thuê nhà trọ (nếu ở xa bệnh viện), ăn uống, đi lại…
3. Làm thế nào để tiết kiệm chi phí xạ trị?
Có thể thấy, chi phí cho 1 lần xạ trị ung thư rất tốn kém. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí để an tâm chữa trị bằng cách:
- Tham gia bảo hiểm y tế:
Hằng năm, bạn sẽ nộp một khoản tiền cố định (không quá lớn) để tham gia bảo hiểm y tế.
Trong quá trình xạ trị, bảo hiểm y tế sẽ chi trả phần lớn chi phí giường bệnh, chi phí điều trị và các khoản khác có trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế.
Rất nhiều bệnh nhân ung thư chỉ phải thanh toán một khoản rất nhỏ cho bệnh viện sau quá trình xạ trị ung thư vì đã được bảo hiểm thanh toán gần hết.
- Khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm ung thư:
Phát hiện sớm ung thư là việc rất cần thiết vì giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh nhanh chóng, đặc biệt có thể có biện pháp điều trị dứt điểm, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều chi phí xạ trị.
Do đó, chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng / 1 lần.
4. Giải đáp các băn khoăn khác liên quan đến xạ trị ung thư
Không chỉ quan tâm xạ trị là gì, xạ trị bao nhiêu tiền, bệnh nhân ung thư và người nhà còn quan tâm rất nhiều điều xung quanh việc xạ trị ung thư.
Dưới đây là một số băn khoăn thường gặp và giải đáp dành cho bạn:
4.1. Mỗi đợt xạ trị kéo dài bao lâu?
Mỗi đợt xạ trị kéo dài bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như loại ung thư, tình trạng ung thư, phương pháp xạ trị, mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh, thể trạng của người bệnh…
Một đợt xạ trị ung thư điển hình thường kéo dài 5 – 7 ngày.
4.2. Bệnh nhân xạ trị có cần cách ly với người khác không?
Bệnh nhân xạ trị có cần cách ly với người nhà không phụ thuộc vào loại xạ trị được chỉ định.
- Xạ trị ngoài: Bệnh nhân không cần phải cách ly vì họ không mang phóng xạ trong người.
- Xạ trị trong: Với phương pháp này, việc truyền nguồn phóng xạ vào cơ thể sẽ khiến người bệnh trở thành nguồn phóng xạ cho người khác khi tiếp xúc gần. Do đó, người bệnh nên cách ly với người thân.
Thời gian cách ly với người thân phụ thuộc vào loại phóng xạ được truyền vào, liều lượng cũng như cách thức truyền. Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác thời gian có thể tiếp xúc trở lại với người nhà mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
4.3. Làm thế nào giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư?
Xạ trị ung thư gây ra nhiều tác dụng phụ, phổ biến là mệt mỏi, kích ứng da, buồn nôn, nôn, chán ăn, rụng tóc…
Để giảm các tác dụng phụ khi xạ trị ung thư, chúng ta có thể:
- Giảm mệt mỏi bằng cách hít thở sâu, nghe nhạc, thiền, yoga, ăn thực phẩm giàu protein, uống nhiều nước…
- Khi bị kích ứng da, bạn cần hạn chế chà xát lên da, mặc quần áo mềm, rộng rãi, có thể sử dụng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để tắm rửa. Nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không áp dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh. Trước khi thoa bất kỳ loại kem nào lên da, cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
- Trong trường hợp bị chán ăn, bạn có thể chia 3 bữa ăn chính thành các bữa ăn nhỏ hơn và ăn nhiều bữa hơn. Nên chế biến thực phẩm dưới dạng lỏng, mềm để dễ dàng nhai, nuốt, tiêu hóa. Chọn thực phẩm lành mạnh, cân bằng.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như Fucoidan. Fucoidan vừa có tác dụng hỗ trợ giảm quá trình phát triển của ung thư, vừa có thể tăng hiệu quả điều trị lại có thể giảm được các tác dụng không mong muốn khi xạ trị ung thư.
Nên chế biến thực phẩm ở dạng lỏng, mềm để người bệnh dễ ăn hơn.
4.4. Người xạ trị ung thư cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng thực sự rất quan trọng đối với người bị ung thư trong quá trình xạ trị. Bởi dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp cung cấp dưỡng chất để người bệnh có thể trạng tốt hơn, giảm nhẹ tác dụng phụ khi xạ trị và tăng cường sức đề kháng.
Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đang xạ trị ung thư:
- Bổ sung thực phẩm giàu protein: Thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, thịt nạc, cá đậu, hạt, để giúp cơ thể xây dựng và bảo vệ các mô và tế bào.
- Bổ sung chất xơ và tinh bột: Ăn bánh mì, gạo, ngũ cốc, mì, ngô, khoai để bổ sung năng lượng và chất xơ cho cơ thể.
- Bổ sung rau xanh và trái cây: Ăn nhiều loại rau xanh, củ quả, nhất là những loại giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như cà rốt, cà chua, bông cải xanh, cam, chanh…
- Bổ sung nhóm chất béo có lợi: Ăn nhiều loại thực phẩm chứa omega-3 để tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm, như cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, dầu oliu…
- Uống đủ nước: Duy trì uống nhiều nước, có thể bổ sung nước ép trái cây, sữa để duy trì độ ẩm và giải độc cơ thể.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Không nên ăn thực phẩm khó tiêu, gây kích ứng, đặc biệt là thực phẩm nhiều muối, cay, nóng, chua…Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, mỡ, chất bảo quản, chất tạo màu, để giảm nguy cơ béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư…Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn…
Qua đây, chúng ta đã có cơ sở để biết được xạ trị bao nhiêu tiền, đồng thời được giải đáp các băn khoăn liên quan đến xạ trị ung thư. Nếu cô bác, anh chị còn câu hỏi nào, hãy gọi tới hotline miễn cước 1800 6527 của Thế Giới Fucoidan để dược sĩ giải đáp trực tiếp nhé.
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không? Các phương pháp chữa trị
- Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không? Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối đúng cách
- Thông tin quan trọng về chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
- Ung thư phổi ho ra máu – Triệu chứng rất hiểm cần cảnh giác
- Ung thư di căn: Những thông tin cần biết
- Ung thư di căn xương có chữa được không?
- Đi tìm lời giải: Ung thư di căn có chữa được không?
- Top 7 Fucoidan xanh Nhật Bản ưa chuộng tại Việt Nam
- Địa chỉ mua Fucoidan tại Hà Nội uy tín, chất lượng
- Thế Giới Fucoidan – Địa chỉ bán Fucoidan chính hãng uy tín nhất tại Hà Nội