Thổ huyết là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Thổ huyết còn được biết đến là tình trạng nôn ra máu. Thổ huyết bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nhiều bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này nhé.

1. Thổ huyết là gì?

Thổ huyết hay nôn ra máu là hiện tượng các chất từ dạ dày bị nôn lên thông qua thực quản, trong đó chỉ có máu hoặc nhiều thứ khác kèm theo máu.

Màu sắc máu khi thổ huyết ở mỗi tình huống không giống nhau, có thể là màu đỏ tươi, đỏ thâm, màu nâu như bã cà phê. Màu sắc kèm theo lượng máu nôn ra sẽ là thông tin rất quan trọng giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân gây thổ huyết.

Người bị nôn ra máu thường cảm thấy lo lắng vì sợ mắc phải căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải cứ nôn ra máu là do bệnh lý gây ra. Do vậy, chúng ta nên tìm hiểu nôn ra máu là bệnh gì hay do nguyên nhân khác gây ra để tránh lo lắng thái quá.

Thổ huyết là gì?
Thổ huyết là gì?

2. Nguyên nhân gây thổ huyết là gì?

Nhiều người thường băn khoăn không biết ói ra máu là bệnh gì? Câu trả lời là có 2 nhóm nguyên nhân gây nôn ra máu, gồm do bệnh lý và không do bệnh lý. Cụ thể như sau:

2.1. Thổ huyết không do bệnh lý gây ra

Một số nguyên nhân gây nôn ra máu đỏ tươi, đỏ thẫm… không bắt nguồn từ bệnh lý, chẳng hạn như tổn thương ở vùng mũi, miệng gây tình trạng chảy máu và chúng ta vô tình nuốt phải.

2.2. Thổ huyết do bệnh lý gây ra

Ói ra máu là bệnh gì? Ói ra máu có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như:

  • Các bệnh lý liên quan đến dạ dày, thực quản, xơ gan: Các bệnh lý này thường gắn liền với việc lạm dụng rượu bia, thường xuyên căng thẳng, stress, chế độ ăn uống không lành mạnh, bệnh tự miễn dịch, gan nhiễm mỡ, viêm gan siêu vi…
  • Ung thư: Các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư thực quản… là những nguyên nhân hàng đầu gây thổ huyết.
  • Các bệnh lý khác: Sốt vàng da, nhiễm virus Ebola, bệnh ưa chảy máu B… cũng có thể là nguyên nhân gây thổ huyết.
Thổ huyết có thể liên quan đến các bệnh lý ở dạ dày.
Thổ huyết có thể liên quan đến các bệnh lý ở dạ dày.

Như vậy, chúng ta đã biết nôn ra máu tươi là bệnh gì? Liệu  tình trạng này có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo, cùng theo dõi bạn nhé!

3. Thổ huyết có nguy hiểm không?

Thổ huyết có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Mức độ nguy hiểm của thổ huyết được giải thích như sau:

  • Khi các bệnh lý nguy hiểm gây ra tình trạng thổ huyết, người bệnh cần được xử lý sớm để phòng tránh các biến chứng. Đôi khi, thổ huyết cảnh báo bệnh lý đã chuyển sang giai đoạn nặng, khó điều trị, thậm chí là đe dọa tính mạng.
  • Các trường hợp không được xử lý kịp thời, máu có thể dồn ứ sang phổi, khiến đường thở bị tắc nghẽn, dẫn đến suy hô hấp. Tình trạng này rất nguy hiểm vì có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Nhưng may mắn là hiếm khi gặp.
  • Nhiều người bị sốc vì nôn ra quá nhiều máu và quá nhanh. Nếu người bệnh nôn ra máu nhiều kèm theo các triệu chứng như da nhợt nhạt, chóng mặt, hơi thở yếu, tiểu ít… cần được thăm khám và xử lý sớm đề phòng hôn mê, tử vong.
  • Một số người nôn ra máu do đau dạ dày hoặc thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid… có thể nôn ra máu dẫn đến thiếu máu. Tuy vậy, triệu chứng thường không rõ ràng nên khó phát hiện. Do vậy, bệnh nhân chỉ phát hiện mình thiếu máu qua các xét nghiệm.
Thổ huyết nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.
Thổ huyết nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh khi bị thổ huyết

Để chẩn đoán bệnh lý gây thổ huyết, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về các triệu chứng và các chấn thương nếu có. Thông qua đó, bác sĩ sẽ xác định được máu chảy ra từ đường tiêu hóa trên hay do nuốt phải máu từ mũi, miệng hoặc ho ra máu.

Một số chỉ định như chụp CT, siêu âm, chụp X-Quang, MRI, nội soi dạ dày sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Bên cạnh đó người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra công thức máu và đánh giá lượng máu đã mất.

Ngoài ra, khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân nôn ra máu do bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thêm sinh thiết để chẩn đoán viêm, nhiễm trùng hoặc ung thư.

5. Phương pháp điều trị thổ huyết

Để điều trị thổ huyết, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tạm thời và điều trị bệnh lý.

Điều trị tạm thời là phương pháp truyền máu, truyền nước và sử dụng chất chống nôn… Cách điều trị này có mục đích bù lại lượng máu và nước đã mất, giảm nguy cơ bị sốc và các biến chứng nguy hiểm khác.

Để khắc phục bệnh lâu dài và triệt để, bên cạnh phương pháp điều trị tạm thời, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh lý/ nguyên nhân gây bệnh.

Truyền máu giúp bù lại lượng máu đã mất cho bệnh nhân.
Truyền máu giúp bù lại lượng máu đã mất cho bệnh nhân.

Qua đây chúng ta đã biết thổ huyết là một tình trạng khá nghiêm trọng. Vì thế nếu chẳng may gặp tình trạng này, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800 6527 để được dược sĩ của Thế giới Fucoidan giải đáp thêm nhé.

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN