Tìm hiểu ứng dụng của miễn dịch đặc hiệu trong việc chống lại các loại bệnh tật

 

Miễn dịch đặc hiệu là một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, phối hợp cùng miễn dịch không đặc hiệu để bảo vệ cơ thể. Vậy miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu là gì? Có thể ứng dụng miễn dịch đặc hiệu để phòng chống các loại bệnh nào?

1. Miễn dịch là gì? Hệ miễn dịch là gì?

Miễn dịch là khả năng bảo vệ cơ thể trước sự thâm nhập và tấn công của virus, vi khuẩn, các loại bệnh, ký sinh trùng, nấm mốc, các chất gây dị ứng, tế bào ung thư…

Hệ miễn dịch là hệ thống các tế bào, mô và các cơ quan tạo nên miễn dịch của cơ thể.

Các cơ quan miễn dịch phân bổ khắp cơ thể, từ đó giúp cơ thể hoạt động thành một khối thống nhất. Nếu hệ miễn dịch gặp vấn đề, cơ thể chúng ta sẽ nhạy cảm hơn với các loại bệnh khác nhau.

Hệ miễn dịch là hệ thống tế bào tạo nên miễn dịch.
Hệ miễn dịch là hệ thống tế bào tạo nên miễn dịch.

Dựa vào tính đặc hiệu, miễn dịch được chia thành miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Sau đây, bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu miễn dịch đặc hiệu là gì miễn dịch không đặc hiệu là gì.

2. Tìm hiểu khái niệm miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu

2.1. Miễn dịch không đặc hiệu là gì?

Miễn dịch không đặc hiệu là khả năng bảo vệ cơ thể có được ngay khi sinh ra. Miễn dịch không đặc hiệu không yêu cầu cơ thể phải tiếp xúc trước với kháng nguyên lạ.

2.2. Miễn dịch đặc hiệu là gì?

Miễn dịch đặc hiệu là khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các kháng nguyên mà cơ thể đã từng tiếp xúc trước đó một cách chủ động hoặc ngẫu nhiên. Miễn dịch đặc hiệu cũng có thể có được khi chuyển các kháng thể hoặc các tế bào có thẩm quyền miễn dịch vào cơ thể.

Miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể khỏi các kháng nguyên mà cơ thể đã từng tiếp xúc.
Miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể khỏi các kháng nguyên mà cơ thể đã từng tiếp xúc.

3. So sánh miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu

Dưới đây là các điểm khác biệt giữa miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu:

3.1. Tính đặc hiệu

  • Miễn dịch không đặc hiệu đáp ứng với bất kỳ kháng nguyên nào kể cả khi cơ thể chưa từng tiếp xúc với kháng nguyên đó.
  • Miễn dịch đặc hiệu chỉ đáp ứng với một kháng nguyên đã được nhận diện trước.

3.2. Cách hình thành

  • Miễn dịch không đặc hiệu được hình thành một cách tự nhiên, có sẵn ngay từ khi sinh ra, mang tính di truyền.
  • Miễn dịch đặc hiệu được hình thành khi hệ miễn dịch đã tiếp xúc với kháng nguyên.

3.3. Tế bào miễn dịch

  • Miễn dịch không đặc hiệu liên quan đến tế bào bạch cầu trung tính, tế bào tiêu diệt tự nhiên NK, đại thực bào, tế bào đuôi gai, bạch cầu đơn nhân, tế bào mast.
  • Miễn dịch đặc hiệu liên quan đến tế bào trình diện kháng nguyên và tế bào lympho.

3.4. Tính ghi nhớ

  • Miễn dịch không đặc hiệu không ghi nhớ kháng nguyên.
  • Miễn dịch đặc hiệu ghi nhớ kháng nguyên đã xâm nhập vào cơ thể ít nhất một lần và cách để chống lại kháng nguyên.

3.5. Thời gian đáp ứng

  • Miễn dịch không đặc hiệu cần có thời gian để đáp ứng.
  • Miễn dịch đặc hiệu gần như tạo ra đáp ứng ngay lập tức.

3.6. Tính hiệu quả

Miễn dịch đặc hiệu được cho là chống mầm bệnh hiệu quả hơn miễn dịch không đặc hiệu.

Miễn dịch không đặc hiệu chống mầm bệnh không hiệu quả bằng miễn dịch đặc hiệu.
Miễn dịch không đặc hiệu chống mầm bệnh không hiệu quả bằng miễn dịch đặc hiệu.

4. Vai trò của miễn dịch đặc hiệu đối với cơ thể

Trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu phối hợp với nhau để cùng bảo vệ cơ thể thông qua các loại tế bào và phân các phân tử.

Khi lần đầu tiên các tác nhân có hại thâm nhập vào cơ thể, miễn dịch không đặc hiệu sẽ tiêu diệt chúng. Nếu các tác nhân này thâm nhập vào cơ thể lần nữa, chúng sẽ tiếp tục bị tiêu diệt như cách ban đầu. Lúc này gọi là miễn dịch đặc hiệu hoặc miễn dịch thu được.

5. Ứng dụng của miễn dịch đặc hiệu trong việc ngăn ngừa một số bệnh lý

Dưới đây là một số ứng dụng điển hình của miễn dịch đặc hiệu trong việc ngăn ngừa và điều trị một số loại bệnh.

5.1. Ung thư

Hiện nay, khoa học đã có thể sử dụng hệ miễn dịch để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh ung thư. Phương pháp này được đánh giá cao nhưng chi phí rất lớn nên không nhiều người tiếp cận được.

Phương pháp này có thể tốt hơn các phương pháp khác vì tự tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể để tiêu diệt và kiểm soát tế bào ung thư.

5.2. Viêm gan B

Nếu hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh mẽ thì không có khả năng chống lại virus gây bệnh viêm gan B. Do đó, chúng ta cần tăng cường hệ miễn dịch để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm gan B.

Có thể ứng dụng miễn dịch đặc hiệu trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm gan B.
Có thể ứng dụng miễn dịch đặc hiệu trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm gan B.

5.3. Các loại bệnh lây nhiễm

Hiện nay, có nhiều loại bệnh dịch, bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, virus gây nên như Covid 19, lao, sởi, thủy đậu… Sở hữu một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa các loại bệnh này.

Qua bài viết này chúng ta đã hiểu rõ hơn về miễn dịch đặc hiệu và các ứng dụng trong phòng chống một số loại bệnh tật. Nếu bạn cần tư vấn thêm về cách chăm sóc sức khỏe cũng như cách chăm sóc bệnh nhân bị ung thư, vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800 6527 để gặp dược sĩ của Thế giới Fucoidan nhé.

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN