Cảnh báo 7 dấu hiệu của bệnh ung thư xương cần đi khám gấp

Ung thư xương hiếm gặp hơn so với những loại ung thư khác. Tuy nhiên, việc nắm được các dấu hiệu của ung thư xương giúp chúng ta chủ động bảo vệ sức khỏe, gia tăng khả năng điều trị.

Tổng quan về ung thư xương

Ung thư xương – K xương khởi phát từ một trong ba loại tế bào sau: tế bào tạo xương, tạo sụn và liên kết mô xương. Mặc dù hiếm gặp, nhưng K xương xếp vào nhóm các căn bệnh ác tính, khó điều trị, khả năng di căn cao. K xương có thể là nguyên phát hoặc thứ phát (do di căn từ các bộ phận khác như vú, phổi,…). Hiện nay, phần lớn các trường hợp K xương được chẩn đoán là ung thư thứ phát, tức là ung thư đã lan từ các bộ phận khác vào xương. K xương thường xuất hiện chủ yếu ở những vùng như xương đùi, xương cánh tay, xương chày và xương quay.

Ung thư xương
Ung thư xương

K xương được chia thành 3 loại chính:

  • Sarcoma xương: Loại này thường xuất hiện tại các cấu trúc tương tự xương. Các vị trí thường gặp của ung thư này là cánh tay và đầu gối.
  • Sarcoma sụn: Ung thư này phát triển trong mô sụn và thường xảy ra ở các vùng như xương đùi, xương chậu và vai.
  • Ewing Sarcoma (ESFTs): Đây là một loại ung thư thường gặp ở cả mô mềm và xương. Các vị trí thường xuất hiện của khối u là xương chậu, xương cẳng chân, cánh tay và dọc theo xương sống.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư xương

Vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho nguyên nhân chính dẫn đến K xương, nhưng có một số yếu tố có mối liên quan đến căn bệnh này:

  • Yếu tố di truyền: Có một số loại K xương có thể được di truyền từ thế hệ cha mẹ. Tuy nhiên, di truyền chỉ là một phần nhỏ trong tổng số các trường hợp K xương.
  • Tổn thương xương: Một số người có nguy cơ mắc K xương do tổn thương xương trước đó, chẳng hạn như sau các tai nạn giao thông hoặc các vụ va chạm mạnh.
  • Sự phát triển không bình thường của xương: Một số bệnh mà ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương, chẳng hạn như bệnh Paget, bệnh Ollier và bệnh Maffucci, có thể tăng nguy cơ phát triển K xương.
  • Bất thường về gen: Các thay đổi gen có thể tác động đến quá trình điều chỉnh sự phân chia và phát triển của tế bào, góp phần vào sự hình thành của K xương.
  • Tác động bức xạ: Tiếp xúc với các loại bức xạ ion hóa trong điều trị y tế hoặc do công việc có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

7 dấu hiệu ung thư xương cần đi khám ngay

Ung thư xương giai đoạn đầu thường khó phát hiện vì triệu chứng không rõ ràng. Ở giai đoạn phát triển dấu hiệu sẽ dễ nhận biết hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu ung thư xương:

Đau đớn và khó chịu

Đau đớn thường là dấu hiệu đầu tiên để nhận ra tình trạng bất thường của cơ thể. Với K xương, ban đầu, đau có thể nhẹ và không liên tục, nhưng khi bệnh tiến triển, đau càng ngày càng nặng nề hơn. Thường thì đau sẽ gia tăng vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Thường thì đau sẽ gia tăng vào ban đêm
Thường thì đau sẽ gia tăng vào ban đêm

Rối loạn chức năng xương

Sưng và đau tại vùng xương gây ảnh hưởng xấu tới chức năng của xương. Khi xương không hoạt động đúng chức năng của nó, khả năng nâng đỡ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời có nguy cơ gãy xương và teo cơ.

Sưng và biến dạng xương

Khi khối u xuất hiện, xương sẽ bị sưng và có thể biến dạng. Khi tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến việc mô xương nhô ra ngoài. Vùng da trên khối u thường có màu hồng và nóng hơn so với các vùng khác.

Triệu chứng do áp lực khối u

Khối u phát triển sẽ tạo áp lực lên các bộ phận và cơ quan xung quanh, gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Dấu hiệu này phụ thuộc vào vị trí của K xương. Ví dụ, nếu khối u nằm trong khoang sọ hoặc mũi, có thể gây khó thở. Khối u ở vùng chậu có thể gây khó khăn trong việc tiểu tiện. Nếu khối u nằm trong tủy xương, có thể gây tê liệt.

Suy nhược cơ thể nghiêm trọng

Người bệnh cũng có thể trải qua tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn và buồn nôn. Tình trạng suy nhược cơ thể sẽ gia tăng nhanh chóng. Những người bị K xương có thể thấy da và mắt mình bị vàng, nước tiểu mất màu. Các dấu hiệu này thường đi kèm với sự mất ngủ, chán ăn, tinh thần suy sụp và giảm cân đột ngột.

Xem thêm: 9 dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu

Tiên lượng sống và các phương pháp điều trị

Ung thư xương sống được bao lâu?

Tất cả các trường hợp ung thư xương, bao gồm cả người lớn và trẻ em thì khoảng 70% người sống sót sau 5 năm sau khi chẩn đoán. Với người lớn, loại ung thư xương phổ biến nhất là chondrosarcoma, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 80%.

Ung thư xương sống được bao lâu?
Ung thư xương sống được bao lâu?

Đối với bệnh nhân mắc ung thư sụn nguyên phát, nếu thực hiện phẫu thuật loại bỏ căn nguyên, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là rất cao. Còn ở trường hợp ung thư Ewing đã di căn lên phổi, sử dụng kết hợp xạ trị và hóa trị u nguyên phát có thể nâng tỷ lệ sống sót sau 5 năm lên đến 60%.

Đối với mắc ung thư sarcoma xơ, việc loại bỏ khối u nguyên phát tại chỗ là phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân phải thực hiện cắt bỏ một phần của chi. Xạ trị và hóa trị không hiệu quả lắm trong trường hợp này, tỷ lệ sống sót sau 5 năm thường ở mức 30-35%.

Ung thư u lympho ác tính mang tỷ lệ sống sót sau 5 năm dao động từ 30-50%. Trong trường hợp bệnh tiến triển, việc kết hợp xạ trị và hóa trị cần thiết, tuy nhiên tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ đạt khoảng 23%.

Các phương pháp điều trị ung thư xương

Việc điều trị ung thư xương thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại ung thư, mức độ di căn, sức kháng của cơ thể và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư xương thông thường:

  • Phẫu thuật: Loại bỏ phần xương bị ảnh hưởng hoặc loại bỏ toàn bộ xương bị ung thư trong trường hợp cần thiết. Điều này có thể kèm theo ghép xương, cấy ghép, hoặc các phẫu thuật phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Phẫu thuật
Phẫu thuật
  • Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc hóa trị để tiêu diệt hoặc kiểm soát tế bào ung thư. Hóa trị có thể được áp dụng trước phẫu thuật để làm nhỏ khối u, sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, hoặc như một phương pháp điều trị chính.
  • Xạ trị: Sử dụng tia X hoặc các loại tia ionizing khác để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Xạ trị thường được sử dụng sau phẫu thuật hoặc như một phương pháp điều trị chính.

Xem thêm: Chi phí hóa trị ung thư hết bao nhiêu? Cách tiết kiệm chi phí

Trên đây là 7 dấu hiệu của bệnh ung thư xương đến từ Dược sĩ Thế Giới Fucoidan. Khi gặp những dấu hiệu bất thường này, cô bác anh chị hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. 

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN