Ung thư vòm họng giai đoạn cuối biểu hiện như thế nào, có chữa khỏi được không?

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối thường có nhiều biểu hiện nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Mặc dù có tiên lượng xấu, nhưng bệnh nhân vẫn có thể giảm các đau đớn, khó chịu và kéo dài tuổi thọ nếu được chăm sóc và điều trị phù hợp

1. Ung thư vòm họng là gì?

Vòm họng là vùng cao nhất của hầu họng, ngay phần phía sau của mũi. Ung thư vòm họng là sự phát triển của các tế bào ác tính trong khu vực này.

Theo thống kê, nam giới có tỉ lệ mắc ung thư vòm họng cao hơn nữ giới, nhất là nam giới trong độ tuổi từ 40 đến 60.

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng. Thậm chí, một số người còn chủ quan không thăm khám và điều trị vì cho rằng đây chỉ là u vòm họng lành tính.

Cho đến nay, giới chuyên môn vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư vòm họng là gì. Dưới đây là một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng:

  • Virus: Được biết, ung thư vòm họng thường liên quan đến virus Epstein – Barr hoặc HPV.
  • Chế độ ăn uống: Thường xuyên sử dụng thực phẩm lên men chua hoặc thực phẩm được bảo quản bằng muối làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
  • Chế độ sinh hoạt: Người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc… có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn những người khác.
  • Khu vực sống: Những người sống ở khu vực Bắc Phi, miền Nam Trung Quốc, Đông Nam Á có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn những người sống ở khu vực khác.
Hiện nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ung thư vòm họng.
Hiện nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ung thư vòm họng.

Ung thư có mấy giai đoạn? Ung thư vòm họng được chia thành 5 giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ.
  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, tế bào ung thư khu trú ở vòm họng, chưa di căn đến các hạch bạch huyết và các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng của ung thư vòm họng khá mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh về hô hấp.
  • Giai đoạn 2: Khối u ác tính lớn hơn 2cm nhưng vẫn nhỏ hơn 4 cm. Tế bào ung thư có thể đã lây lan đến các hạch bạch huyết và các mô lân cận, nhưng chưa lan sang các cơ quan ở xa.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, kích thước khối u lớn hơn 4cm. Khối u có thể lan rộng sang hạch bạch huyết, các vùng lân cận và các cơ quan ở xa.
  • Ung thư giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối, cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh ung thư vòm họng. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối còn được chia nhỏ thành ung thư giai đoạn 4A và 4B

2. Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Dưới đây là các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 4:

  • Đau đầu: Khi bệnh càng tiến triển, cơn đau đầu càng xuất hiện thường xuyên và rõ nét hơn. Bệnh nhân thường chỉ cảm thấy đau nửa đầu, cơn đau rất dữ dội, có thể xuất hiện đột ngột. Uống thuốc giảm đau không làm thuyên giảm triệu chứng này.
  • Biểu hiện ở tai: Người bệnh cảm thấy ù tai liên tục, thậm chí không nghe thấy gì. Quan sát có thể thấy hiện tượng viêm tai có mủ kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Biểu hiện ở mũi: Người bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối thường xuyên cảm thấy nghẹt mũi. Nhầy mũi chảy ra có thể kèm mủ, máu và các tổ chức hoại tử.
  • Biểu hiện ở họng: Nói bị khàn tiếng, khó nói, có thể nuốt đau và khó nuốt.
  • Nổi hạch: Đây là một trong những triệu chứng ung thư vòm họng di căn. Hạch thường xuất hiện ở cổ và góc hàm. Ban đầu, hạch không đau, nhỏ và chắc. Theo thời gian, hạch sẽ lớn dần về kích thước, chèn ép các bộ phận lân cận, gây đau, chảy mủ, thậm chí khiến các tổ chức bị hoại tử.
  • Triệu chứng tổn thương dây thần kinh: Lác mắt, liệt cơ, tê bì nửa mặt…
  • Triệu chứng lâm sàng thì các cơ quan khác: Khi ung thư vòm họng di căn sang sang các cơ quan khác, triệu chứng khó chịu cũng sẽ xuất hiện ở đó.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có thể gây đau đầu dữ dội.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có thể gây đau đầu dữ dội.

3. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối chữa khỏi được không?

Tế bào ung thư vòm họng giai đoạn cuối đã phát triển rất mạnh mẽ, thậm chí là di căn sang các bộ phận khác như phổi, gan, xương… Do đó, việc điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối thường trở nên khó khăn.

Ngoài ra, Nếu hệ miễn dịch và thể trạng của bệnh nhân không đủ để đáp ứng điều trị thì hiệu quả điều trị cũng rất thấp.

Do vậy, việc tiếp nhận điều trị ung thư vòm họng sớm là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần duy trì tinh thần tích cực và được chăm sóc đặc biệt để nâng cao sức khỏe tổng quát giúp việc tiếp nhận điều trị tốt hơn, từ đó kéo dài tuổi thọ.

Nên điều trị ung thư vòm họng càng sớm càng tốt.
Nên điều trị ung thư vòm họng càng sớm càng tốt.

4. Chăm sóc người bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối như thế nào?

Xạ trị và hóa trị là hai phương pháp thường được chỉ định để điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Hai phương pháp này có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển, lây lan của tế bào ung thư. Tuy mang lại hiệu quả nhưng xạ trị và hóa trị có thể gây ra các tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, nôn, rụng tóc, vàng da, mệt mỏi…

Do vậy, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên tham khảo chế độ chăm sóc cho người bị ung thư vòm họng dưới đây:

4.1. Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

  • Việc ăn uống của bệnh nhân bị ung thư vòm họng thường khá khó khăn. Do vậy nên chọn các thực phẩm được chế biến kỹ ở dạng lỏng và mềm.
  • Nếu bệnh nhân không ăn được nhiều, có thể chia nhỏ các bữa ăn để bệnh nhân hấp thu tốt hơn.
  • Các bữa ăn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Bệnh nhân cần được đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, không nên làm việc nặng.
  • Bệnh nhân không nên hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia, cà phê…
  • Bệnh nhân không nên sử dụng các thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm được bảo quản bằng muối, thực phẩm lên men, thực phẩm chưa được chế biến kỹ…
  • Tham khảo và sử dụng sản phẩm bổ sung Fucoidan. Sản phẩm này có tác dụng tăng cường sức đề kháng và thể trả cho bệnh nhân, đồng thời hạn chế tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị, bên cạnh đó còn ngăn ngừa sự tiến triển của tế bào ung thư… Fucoidan có nguồn gốc từ Nhật Bản, một quốc gia có tiêu chuẩn khắt khe về sản phẩm cho con người. Vì thế bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng Fucoidan.
Nên chế biến thực phẩm ở dạng lỏng, mềm để bệnh nhân ung thư vòm họng dễ ăn, dễ nuốt.
Nên chế biến thực phẩm ở dạng lỏng, mềm để bệnh nhân ung thư vòm họng dễ ăn, dễ nuốt.

4.2. Duy trì tinh thần tích cực

Tinh thần tích cực cũng giúp hiệu quả điều trị tốt hơn. Do đó, người nhà nên thường xuyên trò chuyện và động viên để bệnh nhân cảm thấy thoải mái và lạc quan hơn.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng và cách chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Nếu cô bác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Thế giới Fucoidan qua tổng đài miễn phí cước 1800 6527.

Đánh giá

Sản phẩm liên quan

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN