Bệnh ung thư gan sống được bao lâu? Có chữa khỏi được không?

Ung thư gan là nỗi ám ảnh của bệnh nhân và người nhà, họ rất muốn biết bệnh ung thư gan sống được bao lâu. Bởi theo thống kê, ung thư gan có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu trong các loại ung thư. May mắn có một thông tin tích cực là bệnh nhân vẫn có thể kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng sống nếu phát hiện và điều trị sớm, đồng thời duy trì chế độ ăn uống, tập luyện khoa học và giữ tinh thần lạc quan.

1. Ung thư gan là gì?

Ung thư gan rất phổ biến tại nước ta. Trong nhiều năm liền ung thư gan luôn đứng top 1 về tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ mắc mới.

Dựa trên nguồn gốc gây bệnh, ung thư gan được chia thành 2 loại là ung thư gan thứ phát và ung thư gan nguyên phát. Ung thư gan thứ phát do các tế bào ung thư ở bộ phận khác xâm lấn vào gan, tạo thành khối u ác tính di căn.

Trong khi đó, ung thư gan nguyên phát là do chính tế bào ở gan có sự phát triển bất thường. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các thông tin khác về u gan ác tính nguyên phát.

1.1. Các loại ung thư gan nguyên phát

Ung thư gan nguyên phát được chia thành 4 loại là ung thư biểu mô tế bào gan, u mạch máu gan ác tính, ung thư biểu mô đường mật, u nguyên bào gan.

  • Ung thư biểu mô tế bào gan: Đây là loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất. Ung thư biểu mô tế bào gan khởi phát do sự tăng trưởng quá nhanh của tế bào gan, dẫn đến tụ thành nhóm. Các tế bào sẽ tăng sinh liên tục nhưng không chết đi theo cơ chế tự nhiên, gây ra ung thư.
  • Ung thư biểu mô đường mật: Về mức độ phổ biến, ung thư biểu mô đường mật xếp thứ 2 trong các loại ung thư gan. Ung thư biểu mô đường mật là do sự phát triển của các tế bào ác tính ở các ống dẫn mật từ gan xuống ruột non.
  • U mạch máu gan ác tính: Xảy ra khi các mạch máu trong gan hoặc trên bề mặt gan xuất hiện tế bào ác tính.
  • U nguyên bào gan: U nguyên bào gan là u gan ác tính, gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây u nguyên bào gan.
Ung thư gan có thể do thứ phát hoặc nguyên phát.
Ung thư gan có thể do thứ phát hoặc nguyên phát.

1.2. Nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát

Các nguyên nhân chính gây ung thư gan là:

    • Bệnh lý về gan: Xơ gan, viêm gan B, C, gan nhiễm mỡ không do rượu, bia… là các bệnh lý có thể biến chứng thành ung thư gan.
  • Sử dụng rượu bia quá mức: Uống rượu bia nhiều trong 1 thời gian dài sẽ khiến gan bị quá tải, làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
  • Thường xuyên hút thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, có thể làm tổn thương gan, dẫn đến ung thư. Ngoài ra, trong khói thuốc còn có chất gây ung thư. 
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa aflatoxin: Aflatoxin có trong nấm Aspergillus cũng là tác nhân gây ung thư. Chất này có nhiều trong các loại hạt bị mốc như đậu, lạc..

Bên cạnh đó, người có tiền sử cha mẹ mắc ung thư gan, xơ gan hoặc trên 60 tuổi cũng có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn người khác.

1.3. Các giai đoạn phát triển của ung thư gan nguyên phát

Ung thư gan phát triển qua 4 giai đoạn từ I đến IV. Đặc điểm phát triển của ung thư gian theo từng giai đoạn như sau:

  • Ung thư gan giai đoạn I: Xuất hiện 1 khối u ác tính duy nhất trong gan, chưa có dấu hiệu xâm lấn mạch máu trong gan.
  • Ung thư gan giai đoạn II: Có thể có 1 hoặc nhiều khối u ác tính, kích thước chưa đến 5cm. Khối u xâm lấn đến mạch máu nhưng chưa lan đến các hạch lân cận.
  • Ung thư gan giai đoạn III: Giai đoạn IIIA, có nhiều khối u với kích thước tối thiểu 5cm, chưa xâm lấn hạch lân cận và chưa lan ra ngoài. Giai đoạn IIIB, ít nhất 1 khối u phát triển tới nhánh chính của tĩnh mạch trong gan, khối u cũng chưa xâm lấn hạch lân cận và di căn ra ngoài. Giai đoạn IIIC, ít nhất 1 khối u xâm lấn tới các bộ phận bên ngoài túi mật hoặc lớp bao quanh gan, nhưng vẫn chưa phát triển tới hạch và di căn ra ngoài.
  • Ung thư gan giai đoạn IV: Giai đoạn IVA, khối u xâm lấn tới hạch, mạch máu, các bộ phận lân cận. Giai đoạn IVB, khối u di căn tới nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư gan giai đoạn 1 mới chỉ xuất hiện một khối u duy nhất.
Ung thư gan giai đoạn 1 mới chỉ xuất hiện một khối u duy nhất.

2. Triệu chứng của ung thư gan

Thông thường, chúng ta thường không biết mình bị ung thư gan giai đoạn đầu vì rất ít dấu hiệu rõ ràng do gan có khả năng bù trừ tốt. 

Dưới đây là một số dấu hiệu của ung thư gan. Những dấu hiệu này có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, khi xuất hiện các dấu hiệu này, bạn vẫn nên đi thăm khám sớm để tránh tình trạng bệnh đã tiến triển nặng mới phát hiện được.

  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu sẫm: Đây là một dấu hiệu khá dễ nhận thấy của người bị ung thư gan. Nguyên nhân dẫn đến vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu sẫm là do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao.
  • Chán ăn, mệt mỏi: Bệnh nhân ung thư gan thường gặp tình trạng mệt mỏi, chán ăn kéo dài hơn so với mệt mỏi vì làm việc quá sức.
  • Giảm cân bất thường: Ung thư gan càng phát triển thì tình trạng sụt cân càng trở nên nghiêm trọng.
  • Đau và sưng hạ sườn phải, vùng bụng, vai phải, thượng vị: Khi khối u to lên, nó có thể chèn ép các cơ quan khác và gây ra triệu chứng đau, sưng bụng, thượng vị, vai phải, hạ sườn phải…
  • Ngứa ngáy toàn thân: Triệu chứng ngứa da thường bị bỏ qua, nhưng nó lại có thể là do chức năng gan đang bị rối loạn.
  • Da nổi mụn: Khi bị ung thư gan, chức năng đào thải của gan bị suy yếu. Do đó, độc tố tích tụ lại sẽ gây nổi mụn.
Chán ăn có thể là triệu chứng của ung thư gan.
Chán ăn có thể là triệu chứng của ung thư gan.

3. Bệnh ung thư gan sống được bao lâu?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư gan như: thời điểm phát hiện và điều trị, mức độ đáp ứng điều trị, thể trạng của bệnh nhân… Dưới đây là thông tin thống kê về thời gian sống của bệnh nhân ung thư gan, bạn có thể tham khảo thêm:

  • Nếu được phẫu thuật khi khối u có kích thước nhỏ hơn 3cm, tỷ lệ sống sau 5 năm là 80 – 90%.
  • Ghép gan ở giai đoạn sớm tỷ lệ sống trên 5 năm khoảng 60 – 70%.
  • Khối u có kích thước khoảng 3 – 6cm thì tỷ lệ sống sau 5 năm còn khoảng 60%.
  • Kích thước khối u lớn hơn 6cm, khả năng sống sau 5 năm của bệnh nhân là 10 – 15%.
  • Kích thước khối u lớn hơn 6cm và xâm lấn đến tĩnh mạch, khả năng sống sau 5 năm là 5%.
  • Kích thước khối u lớn hơn 10cm hoặc đã di căn thì mục đích điều trị là giảm đau đớn và kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Những số liệu đưa ra trên đây cũng không hoàn toàn chính xác cho từng cá nhân, chỉ mang tính chất tham khảo. Vì thế, bệnh nhân không nên nhìn vào các con số này rồi suy nghĩ tiêu cực. Thay vào đó hãy suy nghĩ lạc quan, tiếp nhận điều trị để kiểm soát bệnh tật.

4. Ung thư gan có chữa được không? Phương pháp điều trị ung thư gan là gì?

4.1. Ung thư gan có chữa được không?

Đa số bệnh nhân không biết mình mắc ung thư gan ở giai đoạn đầu. Chỉ khi có các dấu hiệu rõ nét hơn như đau tức hạ sườn phải, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, vàng mắt, vàng da… thì mới đi khám. Lúc này, ung thư gan có thể tiến đến giai đoạn nặng và khó điều trị hơn.

Trên thực tế, vẫn có phương pháp điều trị ung thư gan, giúp người bệnh sống khỏe mạnh trong thời gian dài sau điều trị nếu phát hiện bệnh sớm. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, các phương pháp điều trị cũng giúp kéo dài thời gian sống và giảm đau.

Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, sức khỏe của bệnh nhân, khả năng đáp ứng điều trị… bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp phù hợp cho từng cá nhân.

Ung thư gan chữa được không?
Ung thư gan chữa được không?

4.2. Phương pháp điều trị ung thư gan

Hiện nay có nhiều phương pháp dùng để điều trị ung thư gan như cắt gan, ghép gan, xạ trị, hóa trị…

4.2.1. Phẫu thuật cắt gan

Phương pháp này giúp loại bỏ phần gan có khối u, thường áp dụng cho ung thư gan giai đoạn đầu, khi mà khối u chỉ khu trú ở một phần lá gan và các phần còn lại vẫn khỏe mạnh bình thường.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường băn khoăn cắt gan sống được bao lâu? Vì phương pháp cắt gan thường áp dụng ở giai đoạn đầu, nên bệnh nhân có khả năng sống sau 5 năm lên tới 80 – 90%.

Các phương pháp cắt gan là cắt gan có kế hoạch và cắt gan không có kế hoạch (không tính toán giải phẫu gan).

4.2.2. Ghép gan

Phương pháp này sử dụng gan của bệnh nhân khỏe mạnh hiến tặng để ghép cho bệnh nhân ung thư gan. Ghép gan là lựa chọn tốt cho trường hợp ung thư gan nguyên phát, có xơ gan mất bù.

Phương pháp này chỉ định cho bệnh nhân ung thư gan có kích thước khối u dưới 5cm, đồng thời không có quá 3 khối u kích thước lớn hơn 3cm. Ngoài ra, khối u cũng chưa xâm lấn đến mạch máu.

Phẫu thuật ghép gan là lựa chọn tốt cho ung thư gan nguyên phát.
Phẫu thuật ghép gan là lựa chọn tốt cho ung thư gan nguyên phát.

4.2.3. Xạ trị ung thư gan

Xạ trị ung thư gan là sử dụng tia năng lượng cao tiêu diệt tế bào ác tính. Bên cạnh đó, có thể kết hợp gây tắc mạch. Phương pháp này thường cho kết quả khá khả quan, giúp giảm kích thước khối u và giảm đau cho bệnh nhân.

Xạ trị ung thư gan cũng như xạ trị các loại ung thư khác, có thể đồng thời tiêu diệt tế bào khỏe mạnh nên gây ra một số tác dụng phụ như: vàng da, khô da, mệt mỏi, chán ăn…

4.2.4.  Tiêu diệt u gan ác tính dưới hướng dẫn của siêu âm

Phương pháp này thích hợp để điều trị ung thư gan giai đoạn đầu và giai đoạn giữa không thích hợp phẫu thuật nữa. Điều kiện để áp dụng phương pháp này là bệnh nhân có ít hơn 3 khối u gan, các khối u có kích thước chỉ khoảng 3 – 4cm.

Liệu pháp tiêu diệt ung thư gan dưới hướng dẫn siêu âm bao gồm:

  • Tiêm hóa chất: Tiêm cồn hoặc tiêm hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Nhược điểm của tiêm cồn là phải áp dụng trong nhiều ngày và cồn không thể tiêu diệt được khối u có kích thước lớn hơn 3cm vì không thể tiến vào toàn bộ khối u.
  • Đốt ung thư gan bằng laser, nhiệt lạnh, sóng cao tần, vi sóng…: Phương pháp này ít xâm lấn và có tỷ lệ thành công cao đối với các khối u có kích thước nhỏ hơn 3cm.

4.2.5. Hóa trị

Sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể đưa vào cơ thể thông qua đường uống, đường tiêm, truyền. Hiện nay mới có sorafenib là có hiệu quả kéo dài sự sống đối với bệnh nhân ung thư gan và đã được chứng minh.

Hóa trị cũng đồng thời tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh nên gây ra nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn ói, khô da, rụng tóc, rụng móng…

4.2.6. Nút mạch

Liệu pháp này sử dụng các vật liệu để chặn các động mạch nuôi khối u. Các vật liệu chặn nút mạch có thể là hạt vi cầu phóng xạ, hóa chất TACE.

Kỹ thuật điều trị ung thư gan này mang lại nhiều ưu điểm như: ít xâm lấn, ít ảnh hưởng đến thể trạng của người bệnh, hiệu quả điều trị cao, có thể thực hiện nhiều lần…

5. Chăm sóc bệnh nhân mắc ung thư gan

Bệnh nhân ung thư gan cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng, tinh thần và theo dõi bệnh lý hàng ngày. 

5.1. Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư gan

  • Hạn chế nạp protein vào cơ thể: Chức năng hoạt động của gan ở bệnh nhân ung thư suy giảm, vì thế chuyển hóa thực phẩm, đặc biệt là protein trở nên khó khăn.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và chất béo: Ung thư gan sẽ gây ra tình trạng giảm bài tiết dịch mật. Vì thế, người bị ung thư gan sẽ tiêu hóa chất béo kém so với bình thường.
  • Không ăn mặn: Vì khả năng đào thải kém, nên bệnh nhân ung thư gan không nên ăn thực phẩm chứa nhiều mắm, muối…
  • Tăng cường thức ăn thanh đạm, rau củ quả, đồ ăn tươi: Như vậy sẽ giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa. Đồng thời, rau củ quả cũng giúp bổ sung vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.
  • Đa dạng thực đơn: Người bị ung thư gan có khẩu vị kém nên thường xuyên cảm thấy không ngon miệng. Do đó, người nhà bệnh nhân nên chế biến thực phẩm một cách đa dạng.
Người bị ung thư gan nên ăn thanh đạm.
Người bị ung thư gan nên ăn thanh đạm.

5.2. Động viên tinh thần cho bệnh nhân ung thư gan

Tâm lý chung của bệnh nhân mắc ung thư là tuyệt vọng, hoảng sợ, chán nản, lo lắng… Tâm lý không tốt sẽ khiến việc điều trị không đạt được kỳ vọng. Do đó, người nhà nên tìm cách động viên, giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân.

Một vài hoạt động mà người nhà có thể thực hiện cùng với bệnh nhân để giảm căng thẳng tâm lý là: Cùng nhau dạo bộ, hòa mình vào thiên nhiên, thiền, yoga, tham gia các workshop vẽ tranh, cắm hoa, làm bánh…

5.3. Chú ý theo sát và chăm sóc bệnh nhân hàng ngày

  • Người nhà nên hỗ trợ bệnh nhân để họ không phải làm các công việc nặng, quá sức.
  • Người bị ung thư gan thường cảm thấy mệt mỏi và hay nằm. Do đó, người nhà có thể hỗ trợ bằng cách massage và giúp họ thay đổi tư thế nằm.
  • Nếu bệnh nhân khó khăn trong việc thở, người nhà nên theo dõi thường xuyên và hút dịch  hô hấp để bệnh nhân có thêm oxy.
  • Nên có người thường xuyên ở bên hỗ trợ bệnh nhân vì sức khỏe của ho có thể thay đổi đột ngột, nhất là khi bệnh nhân đang trong giai đoạn cuối.
  • Cần thông báo ngay lập tức cho bác sĩ nếu bệnh nhân có hiện tượng ảo giác, bất an, thèm ngủ…
  • Dọn dẹp phòng ốc gọn gàng và hỗ trợ bệnh nhân vệ sinh thân thể.
  • Có thể cho bệnh nhân sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như Fucoidan. Fucoidan sẽ giúp tăng cường và bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của ung thư, đồng thời giảm các tác dụng phụ khi bệnh nhân bước vào các đợt hóa trị/ xạ trị.

Qua đây chúng ta đã hiểu rõ hơn về bệnh ung thư gan và có được đáp án cho câu hỏi bệnh ung thư gan sống được bao lâu. Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn từ dược sĩ của Thế Giới Fucoidan, vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800 6527.

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN