Bướu cổ ác tính nguy hiểm như thế nào, có chữa khỏi được không?

Bướu cổ ác tính còn có tên gọi khác là ung thư tuyến giáp. Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2020, bướu cổ ác tính xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến ở Việt Nam. May mắn là bướu cổ ác tính có thể chữa khỏi hoàn toàn khi ở giai đoạn sớm. Vì thế, chúng ta nên tìm hiểu các dấu hiệu, cách tầm soát và phát hiện bệnh để có được phương pháp điều trị phù hợp nếu chẳng may mắc phải bệnh lý này!

1. Bướu cổ ác tính là bệnh gì?

Bướu cổ ác tính (ung thư tuyến giáp) là tình trạng tế bào trong tuyến giáp nhân lên nhanh một cách bất thường, tích tụ thành khối u, đồng thời giết chết tế bào khỏe mạnh. Bệnh được chia thành 4 dạng là: ung thư thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể tủy và ung thư biểu mô thể không biệt hóa.

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú: Xuất hiện tế bào ác tính ở biểu mô tuyến giáp. Biểu hiện chủ yếu là có 1 khối u ở tuyến giáp, không hoặc ít gây rối loạn chức năng tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm tỷ lệ cao trong các loại ung thư tuyến giáp và thường có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: Ung thư xuất phát từ các tế bào bất thường ở nang tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy: Đây là một dạng ung thư tuyến giáp ít gặp, chỉ chiếm 5% tổng số ca ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thể tủy bắt nguồn từ tế bào cận nang tuyến giáp, thường tiến triển từ tuyến giáp vào các hạch bạch huyết rất nhanh. Khi tình trạng di căn diễn ra, việc điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy rất khó khăn.
  • Ung thư tuyến giáp biểu mô thể không biệt hóa: Chỉ chiếm khoảng 1% số ca ung thư tuyến giáp. Đặc trưng của khối u là to lên nhanh chóng và gây đau. Cho đến nay chưa có biện pháp điều trị cụ thể nào cho ung thư tuyến giáp biểu mô thể không biệt hóa. Có tới 80% bệnh nhân mắc loại ung thư này tử vong sau một năm phát hiện bệnh.
Ung thư tuyến giáp là loại ung thư rất phổ biến tại Việt Nam.
Ung thư tuyến giáp là loại ung thư rất phổ biến tại Việt Nam.

2. Triệu chứng bướu cổ ác tính là gì?

Thông thường bệnh nhân sẽ không nhận ra các biểu hiện bướu cổ ác tính ở giai đoạn đầu. Đa phần các trường hợp phát hiện bệnh sớm là qua tình cờ kiểm tra bằng siêu âm, chụp CT, PET, MRI vùng cổ do mắc bệnh khác. 

Khi bướu cổ ác tính tiến triển sẽ xuất hiện một vài triệu chứng như:

  • Khối u ở cổ to dần lên: Bướu cổ ác tính gây ra khối u trước cổ có kích thước lớn, mật độ cứng, chắc, gồ ghề, kém di động.
  • Nói khàn tiếng: Khối u ở tuyến giáp có thể chèn ép dây thần kinh thanh quản quặt trước, gây ra tình trạng khàn giọng ở người bệnh. Triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh bướu cổ ác tính đã ở giai đoạn muộn.
  • Hạch ở cổ: Hạch cổ có thể xuất hiện kể cả trường hợp bướu cổ lành tính và ác tính. Bướu cổ ác tính di căn đến các bộ phận lân cận sẽ gây ra hạch cổ với đặc điểm hạch có bờ không rõ, kém di động, cứng chắc.
  • Nuốt khó: Khối u tuyến giáp kích thước lớn có thể chèn ép đường tiêu hóa gây ra tình trạng khó nuốt, nuốt nghẹn. Đây là một trong các triệu chứng của bệnh bướu cổ ác tính giai đoạn muộn.
  • Khó thở: Bướu cổ ác tính có thể chèn ép khí quản, gây khó khăn trong việc hô hấp, dẫn đến tình trạng khó thở, thở khò khè…
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp: Ung thư tuyến giáp có thể gây ra một số rối loạn chức năng tuyến giáp với các bệnh như cường giáp gây bồn chồn, nhịp tim nhanh, hay đổ mồ hôi, sụt cân, tiêu chảy; suy giáp gây da khô, mệt mỏi, táo bón, kinh nguyệt không đều…

3. Nguyên nhân gây bướu cổ ác tính là gì?

Bướu cổ ác tính có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:

  • Di truyền: Ung thư tuyến giáp có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Tức là nếu bố mẹ mắc ung thư tuyến giáp thì con cái cũng có khả năng mắc bệnh này.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Khi chức năng của hệ miễn dịch suy giảm, các loại vi khuẩn và virus sẽ có cơ hội tấn công cơ thể và tuyến giáp. Vì thế rối loạn hệ miễn dịch không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp mà còn tạo điều kiện cho các bệnh lý khác phát triển.
  • Tuổi tác và giới tính: Đa phần các bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp ở trong độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ  có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới bởi vì nội tiết tố của phụ nữ trong thời gian mang thai và mãn kinh có thể kích thích sự hình thành bướu giáp, hạch ở tuyến giáp.
  • Mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp: Người có tiền sử mắc bệnh bướu giáp và các bệnh liên quan đến tuyến giáp mạn tính có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn người bình thường.
  • Nguyên nhân khác: Thiếu I-ốt, tác dụng phụ của các loại thuốc, não từng bị chấn thương hoặc mắc bệnh.
Người có tiền sử mắc các bệnh tuyến giáp mãn tính có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp.
Người có tiền sử mắc các bệnh tuyến giáp mãn tính có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp.

4. Bệnh bướu cổ ác tính có nguy hiểm không? Bướu cổ ác tính sống được bao lâu?

Bướu cổ ác tính có tỉ lệ chữa khỏi ở giai đoạn sớm lên tới 90%. Tuy nhiên, bướu cổ ác tính giai đoạn muộn, đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể lại rất khó điều trị. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Với câu hỏi bướu cổ ác tính sống được bao lâu, câu trả lời thường là 10 đến 30 năm phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, thể trạng bệnh nhân, phương pháp điều trị… Riêng ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa, tỷ lệ sống trên 5 năm rất thấp chỉ khoảng 28 – 51%.

5. Điều trị bướu cổ ác tính như thế nào?

Tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp, giai đoạn bệnh, vị trí ung thư, kích thước khối u, thể trạng bệnh nhân… mà các bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị khác nhau.

Dưới đây là các phương pháp thường được chỉ định để điều trị ung thư tuyến giáp:

  • Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, có thể kết hợp mổ vét hạch. Phẫu thuật thường được gây mê toàn thân, sau đó bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày.
  • Hóa trị: Đây không phải là phương pháp được chỉ định phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp. Hóa trị chỉ được áp dụng để điều trị ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa đã di căn sang các bộ phận khác. Thuốc hóa trị không chữa khỏi ung thư tuyến giáp hoàn toàn nhưng có tác dụng kiểm soát các triệu chứng.
  • Liệu pháp Hormone: Giúp thay thế hoặc bổ sung Hormone được sản sinh bởi tuyến giáp. Thuốc Hormone tuyến giáp thường được dùng ở dạng viên nén với hai mục đích chính là ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và bổ sung Hormone sau khi phẫu thuật tuyến giáp.
  • Liệu pháp i-ốt phóng xạ: Liệu pháp này được chỉ định cho bệnh nhân sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và có khả năng tái phát cao. Sau khi i-ốt phóng xạ, bệnh nhân cần ở trong một phòng riêng và cách ly với mọi người vì có thể phóng xạ cho người khác. Bệnh nhân có thể tiếp xúc với người nhà sau khi liều phóng xạ giảm xuống. 
  • Xạ trị: Chiếu tia có năng lượng cao từ bên ngoài vào khối u. Phương pháp này dùng để điều trị hỗ trợ cho ung thư tuyến giáp không biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể tủy, giúp giảm sự phát triển và lan tràn của tế bào ác tính.
  • Liệu pháp trúng đích: Sử dụng thuốc tấn công trực diện vào tế bào ung thư, đồng thời hạn chế tiêu diệt tế bào khỏe mạnh. Liệu pháp này được khuyến nghị khi ung thư tuyến giáp đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể và không đáp ứng tốt điều trị phóng xạ i-ốt.

6. Cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp?

Người bị bướu cổ ác tính cần một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cụ thể như sau:

  • Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm để bổ sung đầy đủ các chất như: chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin, khoáng chất… Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân tăng cường thể lực, giảm sự bào mòn cơ thể của các biện pháp điều trị.
  • Không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Ăn quá nhiều một loại thực phẩm sẽ làm giảm khả năng ăn các thực phẩm khác, không đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm còn sống, đồ ăn muối chua, chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ,…
  • Không sử dụng các thực phẩm gây kích thích như đồ ăn cay nóng, rượu bia…
  • Người bị bướu cổ ác tính thường ăn uống kém. Do vậy nên chia 3 bữa ăn chính thành các bữa ăn nhỏ để người bệnh không cảm thấy áp lực trong mỗi lần ăn uống.
  • Nên chế biến thực phẩm ở dạng lỏng, mềm để bệnh nhân dễ nhai dễ nuốt.

Bên cạnh chú ý chế độ dinh dưỡng, người bệnh bị ung thư tuyến giáp cũng có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung như Fucoidan. Fucoidan có nhiều tác dụng đối với bệnh nhân ung thư như: làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư và giảm các triệu chứng khó chịu; bồi bổ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; làm giảm các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị…

Như vậy, chúng ta đã biết thêm các thông tin cần thiết về bệnh bướu cổ ác tính. Nếu bà con cô bác cần tư vấn thêm về bướu cổ ác tính cũng như các bệnh ung thư khác, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Fucoidan qua hotline miễn cước 1800 6527 để được giải đáp trực tiếp.

Đánh giá

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN