Phình giáp có nguy hiểm không? Khi nào cần điều trị?
Mục lục
- 1. Phình giáp là gì?
- 2. Nguyên nhân phình giáp là gì?
- 3. Nhận biết triệu chứng của phình giáp
- 4. Phình giáp có nguy hiểm không? Khi nào cần điều trị?
- 5. Điều trị phình giáp như thế nào?
- 5.1. Phẫu thuật nội soi
- 5.2. Phẫu thuật bằng cách cắt laser
- 5.3. Phương pháp dùng sóng cao tần
- 6. Người bị phình giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- 6.1. Người bị phình giáp nên ăn gì?
- 6.2. Người bị phình giáp nên kiêng ăn gì?
Phình giáp là sự thay đổi thể tích một cách bất thường của tuyến giáp, có thể gây ra triệu chứng khó chịu hoặc không. Trong một vài trường hợp, phình giáp sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh lý phình giáp, khi nào phình giáp trở nên nguy hiểm và cần điều trị bạn nhé.
1. Phình giáp là gì?
Tuyến giáp là cơ quan nội tiết quan trọng con người, nằm ở vùng cổ trước. Tuyến giáp có hình cánh bướm, cấu tạo bởi hai thùy hai bên trái, phải và được kết nối bởi eo tuyến giáp.
Tuyến giáp có hai chức năng chính là sản xuất hormone cho cơ thể, đồng thời là chất dẫn truyền. Bên cạnh đó, hoạt động của các mô, tế bào đều phụ thuộc vào tuyến giáp.
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng rất dễ mắc các bệnh lý nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Trong đó, phình giáp là một trong những bệnh lý rất phổ biến ở tuyến giáp. Phình giáp thường gặp nhiều hơn ở nữ giới, tỷ lệ nữ giới mắc phình giáp cao gấp 4 lần nam giới.
Phình tuyến giáp là gì? Phình giáp được hiểu là hiện tượng tuyến giáp to bất thường do mô tuyến giáp phát triển lớn hơn mức cho phép. Theo đó, kích thước tuyến giáp bình thường sẽ là: 25ml ở nam giới trưởng thành, 18ml ở nữ giới trưởng thành, 8 – 10ml ở trẻ em 13 – 14 tuổi, 3ml ở trẻ em 3 – 4 tuổi. Như vậy, hiện tượng thể tích tuyến giáp lớn hơn mức trung bình kể trên gọi là phình giáp.
Phình giáp được phân thành ba loại chính:
- Phình giáp dạng nhân: Đây là dạng tăng thể tích tuyến giáp bất thường do có khối u phát triển. Khối u này có thể lành tính hoặc ác tính.
- Phình giáp dạng lan tỏa: Là tình trạng bướu giáp to đều cả hai bên, ít gây tác hại trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân.
- Phình giáp dạng đơn thuần: Được xem là tình trạng bướu giáp bình giáp hay phì đại tuyến giáp. Theo các chuyên gia, phình giáp đơn thuần do tuyến giáp lớn, không phát sinh từ ung thư hoặc viêm tuyến giáp. Do đó phình giáp đơn thuần thường không nguy hiểm và dễ dàng điều trị.
Bên cạnh câu hỏi phình giáp là gì, vẫn còn một số băn khoăn về các khái niệm liên quan đến bệnh phình giáp. Và dưới đây sẽ là phần giải đáp thêm dành cho bạn.
- Phình giáp hạt là gì? Phình giáp đa hạt là gì? Phình giáp hạt hay đa hạt là tình trạng phình giáp có 1 nhân hoặc nhiều nhân. Nếu các nhân này lớn có thể dễ dàng quan sát khi siêu âm.
- Phình giáp đa hạt hai thùy là gì? Là tình trạng tuyến giáp có nhiều nhân và nhân xuất hiện cả ở hai thùy trái phải
- Có mấy dạng phình giáp đa hạt? Phình giáp đa hạt phát triển từ phình giáp đơn thuần. Các dạng phình giáp đa hạt là phình giáp đa hạt 1 thùy và 2 thùy.
2. Nguyên nhân phình giáp là gì?
Các nguyên nhân dẫn đến phình giáp là:
- Thiếu I-ốt: I-ốt đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động ổn định của tuyến giáp. Khi cơ thể không được cung cấp đủ I-ốt sẽ dẫn đến hoạt động bất thường của tuyến giáp, tăng nguy cơ phình giáp.
- Ăn quá nhiều thực phẩm chứa goitrogens: Một số thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như súp lơ, bắp cải chứa nhiều goitrogens. Khi ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hormone của cơ thể.
- Vi khuẩn: Sự tấn công của vi khuẩn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và sưng đau ở tuyến giáp, dẫn đến phình giáp.
- Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh có sự thay đổi rõ rệt về nội tiết tố. Điều này kích thích quá trình hình thành u bướu ở tuyến giáp, dẫn đến tình trạng phình giáp.
- Di truyền: Có tới 70% người mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, bao gồm cả phình giáp có bố mẹ đã từng mắc bệnh này.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, nó sẽ sinh ra kháng thể chống lại các hoạt động bình thường của cơ thể. Điều này có thể gây ra rối loạn ở tuyến giáp, làm tăng nguy cơ phình giáp.
- Nhiễm xạ: Người ở trong môi trường nhiễm phóng xạ hoặc điều trị bệnh bằng xạ trị có nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp, trong đó có phình giáp.
- Bệnh lý liên quan đến tuyến giáp: Phình giáp có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như hashimoto, graves, plummer – vinson, thậm chí là ung thư…
3. Nhận biết triệu chứng của phình giáp
Phình tuyến giáp thường có một số triệu chứng như sau:
- Cổ phình to: Đây là triệu chứng rõ nét nhất của phình giáp. Khi cổ phình to, một số chức năng liên quan cũng gặp vấn đề như khó nuốt, nuốt nghẹn, khàn tiếng,…
- Tóc và da thay đổi: Phình giáp làm cho chức năng tuyến giáp yếu đi, dẫn đến nhiều thay đổi ở da và tóc như vàng da, khô da, tóc khô, dễ gãy rụng…
- Rối loạn kinh nguyệt: Phình giáp làm ảnh hưởng đến nội tiết tố nên gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
- Lo âu, hồi hộp: Những người mắc phình giáp thường hay cảm thấy lo lắng, hồi hộp tim đập nhanh, vã mồ hôi…
- Mệt mỏi: Các triệu chứng khó chịu của phình giáp đôi khi khiến bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức.
4. Phình giáp có nguy hiểm không? Khi nào cần điều trị?
Phình giáp dạng đơn thuần, dạng lan tỏa và dạng nhân lành tính, đồng thời các xét nghiệm cho ra chức năng tuyến giáp ổn định, thì bệnh không có gì nguy hiểm và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần đến các cơ sở y tế thăm khám định kỳ để phát hiện các bất thường kịp thời.
Trong một số trường hợp, phình giáp có thể do ung thư gây nên, thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn.
Lúc này việc điều trị là hết sức cần thiết. Vì ung thư tuyến giáp thể biệt hóa được điều trị trong giai đoạn đầu có thể khỏi hoàn toàn. Ngược lại, ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa hoặc ung thư tuyến giáp thể biệt hóa giai đoạn muộn thử rất khó khăn trong việc điều trị và dễ di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
5. Điều trị phình giáp như thế nào?
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị phình giáp phổ biến là phẫu thuật nội soi, phẫu thuật bằng cách cắt laser và điều trị bằng sóng cao tần.
5.1. Phẫu thuật nội soi
Phương pháp phẫu thuật nội soi thường được chỉ định khi khối u gây phình giáp có kích thước nhỏ hơn 3cm và có ít hơn 3 nhân.
Trước khi phẫu thuật nội soi bác sĩ cần tiến hành siêu âm để xác định vị trí của khối u.
Sau khi phẫu thuật nội soi, biến chứng thường gặp đó là chảy máu. Do đó, bệnh nhân cần ở lại theo dõi ít nhất 5 ngày rồi mới xuất viện.
5.2. Phẫu thuật bằng cách cắt laser
Các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser loại bỏ khối u nhỏ mới hình thành. Đây là phương pháp khá mới nhưng rất an toàn và hiệu quả. Thời gian điều trị nhanh, thường chỉ kéo dài 7 đến 10 ngày.
5.3. Phương pháp dùng sóng cao tần
Với phương pháp sử dụng sóng cao tần, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc chụp chiếu để xác định kích thước cũng như vị trí khối u. Sau đó, bác sĩ sử dụng sóng cao tần để đốt nhiều tuyến giáp có kích thước nhỏ hơn 3cm.
Riêng các trường hợp phình giáp do ung thư tuyến giáp, phương pháp điều trị có thể không giống nêu trên. Một số phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp là: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị thường áp dụng cho tế bào ác tính di căn, xạ trị I-ốt…
6. Người bị phình giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bị phình giáp. Do đó, bạn không nên bỏ qua danh sách thực phẩm nên và không nên ăn dành cho bệnh nhân bị phình giáp.
6.1. Người bị phình giáp nên ăn gì?
- Trái cây mọng nước: Trái cây mọng nước thường chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin. Vì thế, người bị phình giáp nên bổ sung các loại trái cây như dâu tây, mâm xôi, nho… vào chế độ ăn.
- Rau có màu xanh đậm: Rau bina, rau muống, rau ngót,… chứa nhiều vitamin A, vitamin K và các khoáng chất giúp duy trì hoạt động của tuyến giáp. Bên cạnh đó, các loại rau màu xanh đậm còn chứa nhiều magie, một chất có thể cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim, hồi hộp, mệt mỏi do ảnh hưởng của tuyến giáp.
- Thực phẩm giàu I-ốt: Thực phẩm giàu I-ốt giúp cân bằng hormone tuyến giáp. Những thực phẩm giàu I-ốt có thể kể đến là hải sản, tảo, rong biển…
- Sữa chua: Sữa chua rất giàu vitamin D và probiotic. Hai chất này đều có tác dụng thúc đẩy tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
6.2. Người bị phình giáp nên kiêng ăn gì?
- Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, nên chúng không tốt cho người bị phình giáp.
- Rượu bia và các chất kích thích: Nhóm đồ uống này có thể làm chậm quá trình điều trị phình giáp, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp và sức khỏe nói chung.
- Thực phẩm chứa nhiều đường và chứa chất tạo ngọt: Những loại thực phẩm chứa nhiều đường có ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp và quá trình điều trị phình giáp.
- Nội tạng động vật: Nội tạng động vật chứa nhiều axit lipoic. Trong khi đó, axit này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
Trên đây, chúng ta đã được giải đáp các băn khoăn liên quan đến bệnh phình giáp. Nếu bạn cần dược sĩ của Fucoidan tư vấn kỹ hơn về bệnh cảnh giác cũng như các bệnh ung thư, vui lòng gọi điện hotline miễn cước 1800 6527 để được giải đáp trực tiếp nhé.
Sản phẩm liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- Bướu giáp keo là gì, có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
- 8 cách phòng tránh ung thư chuyên gia khuyên bạn
- Vôi hóa tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- 5 cách phòng ngừa ung thư phổi dễ thực hiện bạn cần biết
- Thức ăn của tế bào ung thư là gì?
- Bệnh lý nhân tuyến giáp nguy hiểm như thế nào?
- Những cách chữa bệnh ung thư tuyến giáp
- Nang tuyến giáp: Nguyên nhân và cách điều trị
- Hạch ở cổ: Khi nào cần hết sức thận trọng?
- Mổ tuyến giáp trong điều trị ung thư tuyến giáp